Nângcao vai trò trách nhiệm, chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVCN và đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội nói chung và môn GDCD

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 56 - 61)

7 Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô 30 12.3 4 15.8 50 1.0 8 Phá hoại của công, vi phạm an

3.2.2. Nângcao vai trò trách nhiệm, chất lượng giảng dạy của đội ngũ GVCN và đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội nói chung và môn GDCD

GVCN và đặc biệt là các bộ môn khoa học xã hội nói chung và môn GDCD nói riêng trong giáo dục đạo đức

Ở những trƣờng THPT ngƣời GVCN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, vì lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi có sự định hƣớng nghề nghiệp cũng nhƣ phát triển nhân cách hoàn thiện hơn. Nếu nhƣ không có sự giúp đỡ của GVCN thì khó tránh khỏi những tác động tiêu cực từ xã hội đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Do đó, công tác GVCN là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế ở những trƣờng THPT thì GVCN là ngƣời thay mặt ban giám hiệu (BGH) đảm nhiệm vai trò chủ đạo, trực tiếp trong quản lý tổ chức giáo dục học sinh trong một lớp học, là ngƣời vạch ra kế hoạch, tổ chức, nâng cao chất lƣợng học tập và đạo đức của học sinh. Ngoài ra, GVCN còn là cầu nối đáng tin cậy giữa học sinh, nhà trƣờng và phụ huynh. Công tác chủ nhiệm yêu cầu ngƣời giáo viên phải phối hợp với các giáo viên bộ môn, các tổ chức đoàn thể trong nhà trƣờng, chỉ huy quản lý học sinh trong lớp học, lao động và rèn luyện đạo đức, để thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.

Trong công tác chủ nhiệm của ngƣời giáo viên sản phẩm lao động của ngƣời thầy là nhân cách của học sinh, còn công cụ lao động để hình thành nên sản phẩm đó là nhân cách của ngƣời thầy giáo. Công cụ lao động càng tốt, càng hiện đại thì kết quả càng cao. Cũng nhƣ vậy trong giáo dục ngƣời giáo viên dùng nhân cách của mình tác động trực tiếp đến nhân cách của học sinh. Do đó mà trong giáo trình Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm của Lê Văn Hồng (chủ biên) K.D. Usinxki đã khẳng định: “Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” [6,tr. 174].

Trong quá trình học tập ở trên lớp ngƣời giáo viên đặc biệt là GVCN cũng phải là tấm gƣơng sáng để học sinh noi theo. Bằng những hành động, suy nghĩ, cƣ xử của giáo viên sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách của học sinh.Ngƣời giáo viên không chỉ cần trang bị những kiến thức cần thiết phục vụ việc giảng dạy, những vốn sống, kinh nghiệm sống, rèn luyện cho mình những phẩm chất chuẩn mực đạo đức.Vì lẽ đó, nhà trƣờng cần lựa chọn những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt có lập trƣờng tƣ tƣởng chính trị vững vàng và kinh nghiệm có lòng yêu nghề, yêu ngƣời vì sự nghiệp giáo dục…để đảm nhiệm vai trò chủ nhiệm một tập thể học sinh. Nhƣng xuất phát từ thực tế cuộc sống thì từ hành vi ngôn ngữ, cách suy nghĩ đánh giá những sự việc trong đời sống thì tất cả đều cần phải đc ngƣời giáo viên chủ nhiệm xem xét và điều chỉnh cho phù hợp và không nghừng hoàn thiện mình trong mắt học trò.

Công tác GVCN lớp còn cần phải thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá khách quan kết quả rèn luyện của mỗi học sinh, luôn theo sát từng bƣớc phát triển của mỗi học sinh và tập thể lớp. Chính bởi lẽ đó, trong quá trình chủ nhiệm thì cần phải nâng cao hơn nữa vai trò tự quản, tự rèn luyện của học sinh để từ đó đƣa ra những biện pháp thích hợp điều chỉnh uốn nắn những hành vi, suy nghĩ lệch lạc của học sinh. Ngoài ra còn phải động viên, gần

gũikhích lệ quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. GVCN còn có vai trò đánh giá nhận xét phong trào hoạt động của lớp chủ nhiệm, giáo viên cần căn cứ vào yêu cầu kế hoạch đã đặt ra đồng thời so sánh với phong trào hoạt động chung của toàn trƣờng và sau khi đánh giá ngƣời giáo viên cần vạch ra phƣơng hƣớng hoạt động tiếp theo cho lớp.

Để đáp ứng yêu cầu của giáo dục và nâng cao hơn nữa vai trò của ngƣời GVCN thì nhà trƣờng THPT cần phải thƣờng xuyên mở lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nhiệm vụ, quyền hạn trách nhiệm cho đội ngũ GVCN. Để từ đó ngƣời GVCN lập ra kế hoạch cụ thể phù hợp với công tác chủ nhiệm và yêu cầu giáo dục đối với từng lớp học giúp cho giáo viên hoàn thành tốt công tác giáo dục của mình. Bên cạnh đó, nhà trƣờng cần tổ chức những “tiết sinh hoạt mẫu” giúp cho đội ngũ GVCN có thể trao đổi kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm đối với đồng nghiệp. Giữa đội ngũ GVCN nhà trƣờng cần thƣờng xuyên tổ chức và xếp loại đánh giá GVCN giỏi qua các kì học và năm học. Xây dựng những tiết sinh hoạt với nhiều chủ đề khác nhau mang tính giáo dục cao. Hằng năm, có quy chế thƣởng cho những đồng chí GVCN hoàn thành tốt công việc của mình hay nhƣ các đồng chí có lớp đạt kết quả cao trong việc học tập và các phong trào thi đua do nhà trƣờng tổ chức.

*Nâng cao vai trò trách nhiệm, chất lượng giảng dạy của các môn khoa học xã hội nói chung và môn GDCD nói riêng trong giáo dục đạo đức.

Thông qua những buổi học tập trên lớp giáo viên bộ môn KHXH nói chung và các bộ môn khác nói riêng có thể đan xen, lồng ghép những nội dung kiến thức giáo dục đạo đức thông qua những bài học mà học sinh vừa tiếp thu.

Trong những giờ Ngữ văn giáo viên có thể thông qua những bài học bồi dƣỡng tâm hồn, tình cảm, lòng yêu thƣơng con ngƣời, lòng yêu nƣớc biết phân biệt những việc nên làm và biết tránh xa những cái xấu, tệ nạn xã hội,

biết giúp đỡ con ngƣời lúc hoạn nạn khó khăn. Ngoài ra, thông qua những bài văn nghị luận xã hội giáo viên có thể giáo dục học sinh cung cấp kiến thức về những vấn đề thời sự hiện nay.

Hay nhƣ trong những giờ Lịch sử thì việc học lịch sử giúp cho chúng ta hiểu đƣợc những giá tri truyền thống của dân tộc, những giá trị ấy đã đƣợc lƣu giữ và truyền lại cho thế hệ sau nhƣ: Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sang hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, sống hòa thuận đoàn kết yêu thƣơng đồng bào, biết ơn những anh hùng liệt sĩ, uống nƣớc nhớ nguồn… Học tập môn lịch sử giúp cho học sinh bồi dƣỡng lý tƣởng cách mạng, truyền thống đạo đức và lối sống cho học sinh hiện nay. Tuy nhiên hiện nay học sinh lại không thích học môn lịch sử vì cho rằng môn học này trừu tƣợng khó học, hay một bộ phận học sinh chƣa năm đƣợc kiến thức còn mơ hồ về kiến thức kéo theo đó là những giá trị truyền thống bị lãng quên.

Bộ môn đƣợc xem là có vai trò trực tiếp và quan trọng đối với việc giáo dục đạo đức cho học sinh là môn GDCD trong nhà trƣờng THPT.

Qua khảo sát thực tiễn các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Đông Anh cho thấy rằng tình trạng giáo viên giảng dạy bộ môn GDCD còn chƣa đƣợc đáp ứng nên dẫn đến chất lƣợng không đồng đều. Bên cạnh đó giáo viên phải đƣợc đào tạo chính quy đúng chuyên môn, thƣờng xuyên bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện trung bình mỗi trƣờng có khoảng 3 giáo viên dạy GDCD cho cả 3 khối 10, 11, 12 và số tiết trung bình là 1 tuần/ 1 tiết, là rất ít chính vì vậy mà chất lƣợng giảng dạy chƣa cao. Ngoài ra, ở một số trƣờng vẫn còn tồn tại tình trạng một số lớp các em học sinh không học môn GDCD mà vẫn có điểm tổng kết cao, nguyên nhân chính ở đây là do sự chỉ đạo của nhà trƣờng yêu cầu giảm kiến thức những môn phụ để học sinh tập trung vào những môn chính nhƣ: Toán, Văn, Ngoại ngữ…chính bởi suy nghĩ đó mà vai trò của giáo viên GDCD bị coi nhẹ,

nên đã dẫn đến tình trạng một số giáo viên dạy công dân không chú trọng đến bài giảng của mình, không cung cấp chuyên sâu kiến thức cho học sinh, ít có sự liên hệ thực tiễn với nội dung bài học, không thấy đƣợc tầm quan trọng của môn học và đặc biệt là không thấy đƣợc vai trò của việc giáo dục đạo đức trong môn học.

Vì những lẽ đó mà yêu cầu đặt ra đối với giáo viên dạy GDCD là không ngừng bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi chuyên môn.Đổi mới phƣơng pháp dạy học để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, phát huy tính tích cực của học sinh để nhằm mục đích nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Giáo viên cần tích cực thiết kế các hoạt động giành cho học sinh đặc biệt là hoạt động giáo dục đạo đức. Các hình thức hoạt động phục vụ cho môn học ở các trƣờng THPT là vô cùng đa dạng và phong phú nhƣ: thảo luận nhóm, đóng vai, xử lý tình huống, tiểu phẩm, các hiện tƣợng trong cuộc sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực xã hội… Ngoài ra, giáo viên dạy môn GDCD còn cần phải lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức vào trong bài giảng để giúp cho học sinh nhận thức đƣợc.Bên cạnh quá trình đổi mới phƣơng pháp thì quá trình tự học của học sinh cũng đƣợc xem là vai trò quan trọng xây dựng nên hứng thú học tập của học sinh.

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lƣợng giảng dạy của những môn KHXH và đặc biệt là môn GDCD thì trƣớc hết phải đƣợc sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trƣờng về việc đầu tƣ trang thiết bị, cơ sở vật chất để nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên giảng dạy. Đối với môn GDCD thì cần đƣợc sự quan tâm của nhà trƣờng và các đơn vị khác trên địa phƣơng bằng cách tăng cƣờng đƣa giáo viên đi học tập nâng cao trình độ, tổ chức các buổi tham quan học tập, tham gia những buổi tọa đàm, tập huấn chƣơng trình giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội…Thực tế thì để tổ chức đƣợc cần phải tốn nhiều kinh phí chính vì vậy mà nhà trƣờng cũng nhƣ Sở GD và ĐT cần phải quan tâm hơn nữa.

3.2.3. Đẩy mạnh các hình thức hoạt động thực tiễn và hoạt động ngoại khóa về giáo dục đạo đức cho học sinh THPT

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả việc giáo dục đạo đức cho học sinh THPT ở huyện đông anh, TP hà nội (Trang 56 - 61)