3 Đất chưa sử dụng
3.4.2. Khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu giai đoạn 2017 – 2019, thì công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trên địa bàn huyện cũng gặp phải rất nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận, cụ thể như sau:
- Theo quy định trong Luật Đất đai thì các đối tượng sử dụng đất bắt buộc phải thực hiện hoạt động đăng ký đất đai với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng cấp giấy chứng nhận lại theo nhu cầu của các đối tượng sử dụng đất. Do đó
nhiều đối tượng sử dụng đất mặc dù được nhà nước trao quyền sử dụng đất, đã tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền song lại không xin cấp giấy chứng nhận.
- Còn một số trường hợp các thửa đất có nguồn gốc không rõ ràng do chính quyền địa phương trong thời gian trước trao quyền sử dụng đất trái thẩm quyền. - Trên địa bàn nhiều xã của huyện vẫn còn tồn tại hiện trạng sử dụng đất không có mốc giới, ranh giới, thiếu đất trên thực địa so với hồ sơ, giấy chứng nhận đã cấp trước đó.
- Nhiều trường hợp còn khó khăn trong công tác xác minh nguồn gốc, diện tích thửa đất để cấp giấy chứng nhận do các thửa đất cón có sự chồng chéo về diện tích đất, đặc biệt là đối với đất rừng, đất lâm nghiệp.
- Trong quá trình sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất khi phát sinh các biến động đất đai thì chưa được cập nhật, chỉnh lý nên hồ sơ không thống nhất thông tin.
- Trên địa bàn thành phố Lai Châu vẫn còn hiện tượng các đối tượng sử dụng đất tự ý chuyển mục đích trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, thửa đất cơi nới, lấn chiếm.
- Cán bộ thực hiện có tâm lý e ngại, né tránh trách nhiệm do lo sợ xảy ra sai sót trong quá trình giải quyết hồ sơ nên có nhiều trường hợp hồ sơ đơn giản nhưng vẫn làm văn bản đề nghị cơ quan cấp trên hướng dẫn, trong khi thuộc thẩm quyền nghiên cứu giải quyết của cấp thành phố.
- Số lượng trường hợp cần cấp giấy chứng nhận còn tồn đọng phần lớn là các trường hợp vướng mắc từ trước đến nay do không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, có nguồn gốc sử dụng đất phức tạp, chia cấp bất hợp pháp, mua bán bằng giấy tay sau ngày 01/07/2004…; nhất là trường hợp đang có tranh chấp hoặc vi phạm pháp luật đất đai, xây dựng cần có thời gian xem xét, giải quyết dứt điểm mới cấp được giấy chứng nhận.
- Cơ quan chuyên môn thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận còn thực hiện chưa đúng về thủ tục cấp giấy chứng nhận như còn yêu cầu nộp thêm các giấy tờ ngoài quy định hoặc yêu cầu người dân làm một số công việc thuộc trách nhiệm của
cơ quan cấp giấy chứng nhận phải thực hiện hoặc liên thông thực hiện, trong đó phổ biến nhất là việc yêu cầu người dân phải tự liên hệ trích đo địa chính, lập bản vẽ nhà đất khi cấp giấy chứng nhận ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian. thậm chí có nơi vẫn yêu cầu người dân phải xin xác nhận của những người liền kề về ranh giới sử dụng đất; nhận và trả kết quả hồ sơ không đúng địa chỉ quy định; nhận hồ sơ không bảo đảm yêu cầu, gây phiền hà cho người dân hoặc phải giải quyết thủ tục gượng ép thiếu chặt chẽ về pháp lý; cá biệt có nơi còn đòi hỏi phải có hộ khẩu thường trú mới xem xét cấp giấy chứng nhận.
- Cán bộ địa chính cấp xã phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ, nhiều nơi không được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoặc phải luân chuyển giữa các xã nên hạn chế kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, không nắm bắt tình hình thực tế địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, thời gian giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận.
- Ý thức người dân chưa quan tâm đến việc đề nghị cấp giấy chứng nhận do tiền sử dụng đất mà người dân phải đóng quá cao, có nhiều trường hợp nhà, đất tạo lập sau ngày 15/10/1993 phải đóng tiền sử dụng đất hàng trăm triệu đồng trong khi người dân không đủ khả năng để đóng tiền sử dụng đất dẫn đến không thiết tha với việc lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận.
- Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra về quản lý và sử dụng đất nói chung, công tác cấp giấy chứng nhận nói riêng còn chưa được thường xuyên, liên tục. - Do khối lượng công việc của Phòng là khá lớn trong khi đó số lượng cán bộ của phòng thường xuyên biến động.
- Số lượng TTHC tiếp nhận và giải quyết tương đối lớn trong khi số lượng cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện ít (09 người) dẫn đến vẫn còn một số hồ sơ chưa đảm bảo thời gian theo quy định.