Phát huy dân chủ của các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát, đóng góp ý kiến trong công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 78)

góp ý kiến trong công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên

Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta. Nhiệm vụ quan trọng và cấp bách hiện nay là phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là một chủ trương lớn của Đảng. Ngay sau đó, ngày 11/5/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Sau một thời gian triển khai thực hiện, đến năm 2007, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Sự ra đời các chỉ thị, nghị định, pháp lệnh về thực hiện dân chủ ở cơ sở của Đảng và Nhà nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng và phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân. Dân chủ ở cơ sở là một trong những phương thức thực hiện dân chủ trực

tiếp của nhân dân, phản ánh địa vị làm chủ của mỗi người dân. Thông qua các hoạt động nhằm thực hiện các nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, mỗi người dân ý thức được quyền làm chủ thật sự của mình trong thực tiễn đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội tại địa bàn. Trình độ, năng lực thực hiện dân chủ ở cơ sở thể hiện trình độ, khả năng làm chủ trên thực tế của người dân và cả cộng đồng xã hội. Thông qua thực hiện dân chủ ở cơ sở sẽ nâng cao năng lực dân chủ và khả năng thực hiện dân chủ trực tiếp của người dân.

Trong Báo chính trị tại Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phố Hà Nội đã đánh giá tình hình thực hiện dân chủ ở cơ sở: “Bước đầu có những hình thức phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Tiếp tục thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và nghiên cứu mở rộng sang các loại hình mới” [7, tr.42].

Xuất phát từ vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, trong những năm tới cần tổ chức thực hiện nghiêm túc có hiệu quả hơn các nội dung về quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn mà UBND và các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã cụ thể hoá.

Thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong thời gian tới tập trung vào những vấn đề mấu chốt, cơ bản sau:

Một là, cụ thể hóa nội dung dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và cơ chế thực hiện:

- Dân biết: Đảm bảo mọi người dân ở địa bàn xã, phường, thị trấn được thông tin kịp thời và công khai về các nội dung: chính sách pháp luật của Nhà nước; các quy định của Nhà nước và thành phố, quận, huyện, phường, xã về thủ tục hành chính giải quyết các công việc có liên quan; chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà trực tiếp là phường, xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai; các quyết định của HĐND và UBND liên quan đến xã, phường, dự toán ngân sách, thu chi ngân sách và các khoản dân đóng góp; chủ trương kế hoạch vay vốn và phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, kết quả thanh tra, kiểm tra, trả lời đầy đủ các khiếu kiện của dân. Các thông tin đó có thể vận

dụng nhiều hình thức thông tin như: bằng văn bản, thông qua hệ thống truyền thanh, thông báo qua hội họp đảm bảo người dân tiếp nhận được đầy đủ thông tin.

- Dân bàn và quyết định: Người dân không chỉ được biết mà họ còn có quyền bàn và ra quyết định. Phạm vi mà người dân bàn và ra quyết định gồm: các chủ trương đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu chi các loại quỹ, hương ước, quy ước làng xã, các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư; tổ chức sản xuất kinh doanh…Phương thức để dân bàn và quyết định phải bảo đảm thực sự khách quan dân chủ, và phải tôn trọng các ý kiến của dân, chính quyền và tổ chưc đảng khi tiếp nhận được những vấn đề dân quyết nghị cần tạo điều kiện quan tâm, tổ chức chỉ đạo để các quyết định đó đảm bảo được thực thi.

- Dân kiểm tra, giám sát: giám sát của nhân dân là một yêu cầu được đặt ra trong tình hình hiện nay. Các vấn đề mà người dân tập trung giám sát là: Hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; kết quả thiện hiện các nghị quyết của đảng ủy, ủy ban nhân dân; quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; dự toán, quyết toán về ngân sách kinh phí và các loại quỹ của địa phương; việc thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách…Cơ chế để nhân dân thực hiện quyền giám sát đó là thông qua cơ chế hội họp, cử đại diện, lập ban thanh tra và xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát. Có như vậy, quyền kiểm tra, giám sát của dân mới đảm bảo và mang lại hiệu quả.

- Hai là: Nâng cao hiệu quả việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở xã. Nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ ở xã là quá trình đòi hỏi phải vận dụng nhiều nội dung và giải pháp. Trong đó có các nội dung giải pháp cơ bản cần tập trung thực hiện để đạt hiệu quả cao, cụ thể:

Hoàn thiện, bổ sung các nội dung cho phù hợp của quy chế dân chủ và xác định các yêu cầu đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện. Coi đây là giải pháp cơ bản hàng đầu để làm căn cứ thực hiện các nội dung khác.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến đến người dân nội dung, yêu cầu của Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị, Nghị định 29 của Chính phủ, các chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương và các quy định chi tiết hóa của thành phố Hà Nội, để người dân hiểu và nhận thức đúng đắn.

Quan tâm kiện toàn ban chỉ đạo thực hiện quy chế từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn, đặc biệt quan tâm đến cấp xã, phường, thị trấn vì đây là nơi trực tiếp với dân, trực tiếp làm. Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhất là cấp xã, phường, thị trấn trong chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện quy chế. Phát huy vai trò người dân, nâng cao trách nhiệm tự quản tại cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ.

Xây dựng và phát huy giá trị của các quy ước, hương ước làng xã, địa phương góp phần tích cực vào giáo dục cộng đồng nhất là tầng lớp thanh thiếu niên. Bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành dân chủ cho mọi người để họ có khả năng làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ công dân ở cơ sở.

Xây dựng các cơ chế, chính sách và đầu tư cơ sở vật chất cần thiết như nhà họp, trụ sở, phương tiện, bàn ghế …để đảm bảo những yêu cầu thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)