Một số kinh nghiệm bước đầu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)

Từ thực tiễn công tác đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội những năm gần đây, có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải coi trọng và làm tốt công tác tư tưởng. Bởi lẽ, mọi hành động của con người đều bắt nguồn từ tư tưởng, nhận thức đúng thì sẽ hành động đúng, nhận thức chưa đầy đủ thì chất lượng hành động thấp. Phải coi trọng làm tốt công tác tư tưởng từ khâu quán triệt các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn đến sự thống nhất cao trong các cấp ủy, đảng bộ và đội ngũ đảng viên. Công tác tư tưởng phải góp phần tạo ra dư luận lành mạnh,

tạo ra nguồn sinh khí mới, nguồn động lực mới, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay trong công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ.

Thứ hai, phải có sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên, chặt chẽ thống nhất của Ban Thường vụ Thành uỷ, sự chỉ đạo cụ thể, kiên quyết của cấp uỷ các cấp, có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan tham mưu của cấp uỷ. Bên cạnh đó, cấp uỷ các cấp phải bám sát các nội dung hướng dẫn của Trung ương và các văn bản của Thành uỷ, xây dựng được kế hoạch, quán triệt, tạo nhận thức đúng, đầy đủ đối với các cấp uỷ cơ sở; tập trung chỉ đạo, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, đề ra được các biện pháp khắc phục cụ thể; nâng cao trách nhiệm, phát huy dân chủ đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở khi thực hiện đánh giá phân loại chất lượng TCCSĐ và đảng viên.

Ban Tổ chức của cấp uỷ cấp trên cơ sở phải phối hợp chặt chẽ với các ban đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, chủ động tham mưu giúp cấp uỷ xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, xây dựng các tiêu chí, biểu điểm sát với từng loại hình tổ chức cơ sở đảng và hoạt động của đảng viên.

Thứ ba, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương, cần tuân thủ nghiêm quy trình và phương pháp đánh giá, chú trọng cụ thể hóa thành các tiêu chí cụ thể đối với từng loại hình TCCSĐ. Cụ thể hóa phải thỏa mãn được hai yêu cầu: nắm chắc tinh thần của Trung ương và sát với thực tiễn của địa phương. Có vậy, mới thể hiện tính chủ động, sáng tạo của các cấp ủy trong việc thực hiện công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ. Nếu cần thiết thì phải chia nhỏ biểu điểm đối với từng loại hình TCCSĐ để việc đánh giá chất lượng TCCSĐ được chính xác hơn.

Thứ tư, để công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ được sát thực với tình hình thì cần phải làm tốt công tác thẩm tra, thẩm định kết quả đánh giá. Có sự nghiên cứu, sơ, tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm.

Thứ năm, cấp uỷ các cấp cần thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ tham gia thẩm định kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ để tạo được nhận thức đồng đều và sự chỉ đạo thống nhất cũng như nâng cao trình độ và trách nhiệm của cán bộ làm công tác

này. Tránh những trường hợp có nơi đánh giá chặt chẽ, có nơi đánh giá hình thức, không đúng yêu cầu.

Việc đánh giá, phân loại chất lượng TCCSĐ và đảng viên phải kết hợp chặt chẽ, cụ thể với kế hoạch thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 50 - 53)