Những nhân tố tác động đến công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng nói riêng

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 56)

tác đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng nói riêng

Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đều lớn, đan xen nhau. Hoà bình, hợp tác và phát triển tuy vẫn là xu thế lớn nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ và yếu tố bất trắc khó lường; bên cạnh đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức vẫn nghiêm trọng … đã đặt ra cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội

cũng như công tác xây dựng Đảng của nước ta trong thời gian tới những nhiệm vụ rất nặng nề, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải có quyết tâm rất cao, với các giải pháp thật quyết liệt mới có thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu công tác xây dựng Đảng đã đề ra. Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội X của Đảng đã xác định rõ phương hướng và mục tiêu tổng quát của công tác xây dựng Đảng trong thời gian tới là:

Tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao, có phương thức lãnh đạo khoa học, luôn gắn bó với nhân dân [16, tr.279].

Công cuộc đổi mới đã tạo cho Thủ đô thế mới, lực mới, bộ mặt mới. Nhất là từ khi thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết số 15/2008/QH của Quốc Hội khóa XII đã tạo ra những điều kiện và những yêu cầu mới cho sự phát triển ngày càng cao đối với Hà Nội.

Phát huy những thành tựu và kinh nghiệm của những năm đổi mới; được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự hợp tác và giúp đỡ của nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế, đó là tiền đề để Hà Nội có thuận lợi tiếp tục phát triển nhanh, toàn diện và vững chắc. Nhưng mặt khác, Hà Nội cũng đang đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn của tình hình thế giới và trong nước tác động vào; nguy hiểm hơn, Hà Nội chính là nơi các thế lực thù địch tìm mọi cách thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” và các hành động chống phá khác… Vì vậy, yêu cầu bức bách đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà Nội là phải tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, nỗ lực phấn đấu tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong nhân dân để xây dựng Thủ đô Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại.

Đối với Đảng bộ thành phố Hà Nội, công tác xây dựng, củng cố TCCSĐ, nâng cao chất lượng đảng viên được đặc biệt quan tâm. Các cấp ủy đảng luôn tập trung chỉ đạo xây dựng và chỉnh đốn TCCSĐ, bảo đảm phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở từng cơ quan, đơn vị, địa bàn dân cư. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực

hiện quy chế hoạt động của các tổ chức đảng ở cơ sở; coi trọng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy, nhất là bí thư cấp ủy. Các tổ chức đảng luôn giữ vững nền nếp sinh hoạt chi bộ theo hướng bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu; thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt Đảng.

Đặc biệt đối với các xã, phường, thị trấn, Thành ủy Hà Nội thực sự tập trung quan tâm củng cố, xây dựng tổ chức đảng ở khu vực này. Nhiều chương trình, đề án được xây dựng và triển khai thực hiện với mục đích nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ xã, phường, thị trấn như: Đề án số 16-ĐA/TU (khoá XIII) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng uỷ đối với hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn theo Quy định số 2177-QĐ/TU ngày 23/11/2007 của Ban Thường vụ Thành uỷ “Về chế độ làm việc, mối quan hệ công tác của Đảng uỷ với HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội ở xã, phường, thị trấn”. Bên cạnh đó, Thành uỷ đã chỉ đạo các quận, huyện uỷ sơ kết, tổng kết và từng bước hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, kiện toàn mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động và chất lượng sinh hoạt của các loại hình chi bộ ở địa bàn thôn xóm (khối xã); tổ dân phố, khu dân cư (khối phường, thị trấn)…

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)