lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
Cấp uỷ cấp trên phải tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc và theo dõi thật sát sao từ khi quán triệt đến triển khai tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng yêu cầu, nội dung, quy trình; phân công các đồng chí uỷ viên thường vụ quận, huyện, thị uỷ phụ trách cơ sở phải trực tiếp dự các buổi họp của các cấp uỷ trực thuộc để nắm tình hình, kịp thời uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc; qua đó có cơ sở thẩm định kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên.
Cấp uỷ cấp trên, trước hết là cấp trên trực tiếp của cơ sở cần có biện pháp, cơ chế để thường xuyên và định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của công tác đánh giá TCCSĐ và đảng viên, phải thường xuyên kiểm tra, kịp thời biểu dương nơi làm tốt, uốn nắn những thiếu sót; coi trọng sơ kết rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung kế hoạch, biện pháp chỉ đạo, bảo đảm thực hiện nền nếp, chất lượng công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên. Thực hiện tốt Nghị quyết hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng cũng là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ.
Một vấn đề đặt ra là phải nâng cao năng lực, trình độ của cấp có thẩm quyền thẩm tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đánh giá chất lượng tổ chức đảng ở mỗi cấp. Hiện nay chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đòi hỏi những người làm công tác tổ chức - cán bộ nói chung, cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác này nói riêng phải rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Người với những yêu cầu cụ thể:
- Phải có tâm: tâm là đạo đức của người cán bộ, là đức tính hàng đầu mà người cán bộ phải có. Cái tâm trong sáng thì trong công việc mới có thể thi hành một cách thẳng thắn, chính trực, công bằng, vì sự nghiệp chung, vì lợi ích chung, tận tâm với công việc, với con người, với tập thể, không có thiên tư, thiên vị, không lợi dụng chức quyền để mưu lợi riêng.
- Phải có tầm: tầm là yêu cầu về năng lực, chuyên môn, là tài năng của người cán bộ tổ chức mà người đó đảm nhiệm. Người cán bộ tổ chức nhất thiết phải có tri thức, có
“nghiệp vụ tinh thông”. Chỉ như vậy mới có tư duy độc lập, chủ động, khách quan trong việc vận dụng và tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, giữ vững quan điểm khách quan, toàn diện và phát triển khi tham mưu, đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên.
- Phải kiên trì với công việc, đồng thời phải biết điềm tĩnh, lắng nghe. Phải biết đặt mình vào địa vị và hoàn cảnh cụ thể để đánh giá. Có thế mới thấu tình, đạt lý.
- Phải khách quan, công bằng, liêm khiết. Đòi hỏi đạo đức này ở người làm công tác tổ chức - cán bộ nói chung, cán bộ có trách nhiệm trong công tác đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đảng viên nói riêng đồng thời cũng là đòi hỏi về năng lực trí tuệ của họ, đức phải gắn với tài, tài phải đi liền với đức, mà đức là gốc. Thái độ khách quan vô tư, không thiên kiến, định kiến, không để chủ quan và tình cảm yêu, ghét, riêng tư xen lẫn vào công việc, không vì thân quen mà nể nang, mà tùy tiện xem thường nguyên tắc, tiêu chuẩn trong đánh giá tổ chức đảng và đảng viên.
- Phải đề cao trách nhiệm, đề cao kỷ luật, tôn trọng ý kiến của tập thể và tổ chức trong đánh giá TCCSĐ và đảng viên.
Hằng năm các cấp uỷ đều phải tiến hành sơ kết rút kinh nghiệm, bổ sung kế hoạch, biện pháp chỉ đạo nhằm đánh giá sát, đúng chất lượng hoạt động của tổ chức đảng và kết quả phấn đấu rèn luyện của đảng viên. Trên cơ sở đó đề ra chủ trương, biện pháp khắc phục những mặt còn hạn chế; nhất là chỉ đạo giải quyết chi bộ, đảng bộ cơ sở yếu kém; xác định rõ yêu cầu, nội dung, định thời gian giáo dục, giúp đỡ đảng viên có mặt còn hạn chế, đảng viên vi phạm khuyết điểm sửa chữa khuyết điểm.