đảng xã, phường, thị trấn thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay
Quan điểm đánh giá chất lượng TCCSĐ có ý nghĩa định hướng về nội dung, mục đích, yêu cầu và các yếu tố có liên quan trong quá trình đánh giá chất lượng TCCSĐ. Với tinh thần đó, đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Thành phố Hà Nội cần được quán triệt sâu sắc các quan điểm sau đây:
Một là, nâng cao chất lượng công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ nói chung, đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn nói riêng phải nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ.
Quan điểm này xác định mục tiêu cần hướng tới và đạt đến của đổi mới công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ. Từ thực trạng của các TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội thời gian qua cho thấy, những yếu kém, tồn tại do nhiều nguyên
nhân. Một trong những nguyên nhân trực tiếp là công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ chưa sát với tình hình thực tế; chậm đổi mới về nhận thức và phương pháp thực hiện trước yêu cầu của tình hình mới.
Các cấp ủy đảng ở Đảng bộ thành phố Hà Nội luôn xác định công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt, có vị trí đặc biệt quan trọng. Trong những năm qua, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ đã ban hành các chương trình về xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng bộ. Hoạt động của các TCCSĐ, nhất là đối với loại hình đảng bộ xã, phường, thị trấn, nhìn chung đã bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Trung ương, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt đảng.
Trong giai đoạn phát triển mới của Đảng bộ thành phố Hà Nội, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, đặc biệt là đối với các TCCSĐ xã, phường, thị trấn đã và đang là nhân tố trực tiếp quyết định sự thành bại của sự nghiệp đổi mới. Vì vậy, nâng cao chất lượng công tác đánh giá TCCSĐ xã, phường, thị trấn có ý nghĩa to lớn đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ.
Hai là, nâng cao chất lượng công tác đánh giá TCCSĐ xã, phường, thị trấn phải trên cơ sở quán triệt các quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ. Phát huy mạnh mẽ tính chủ động, sáng tạo vào tình hình cụ thể của Thành phố, của quận, huyện thị và cơ sở.
Quan điểm này xác định tính nguyên tắc và tính sáng tạo của việc nâng cao công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ, tính chất phức tạp của công tác này luôn bị ràng buộc bởi tình hình thực tế và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Đánh giá chất lượng TCCSĐ ở thành phố Hà Nội cũng phải có những yếu tố đặc thù riêng, không thể giống hoàn toàn với các địa phương khác. Các quy định, hướng dẫn của Trung ương trong đánh giá chất lượng TCCSĐ chỉ xác định những vấn đề có tính nguyên tắc, có tính định hướng nhằm dần dần tạo ra sự đồng bộ, thống nhất trong công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ.
Phải xuất phát từ yêu cầu thực tế của mỗi địa phương, đơn vị mà cần có sự cụ thể hóa; vì đổi mới là một quá trình sáng tạo, nâng cao chất lượng là quá trình tự hoàn thiện mang tính phát triển. Do đó đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá TCCSĐ đòi phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tính nguyên tắc với tính sáng tạo.
Ba là, nâng cao chất lượng công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn trên cơ sở phải xác định rõ và đề cao trách nhiệm của cấp ủy các cấp, đặc biệt là Ban Thường vụ quận ủy, huyện ủy, thị ủy ở Đảng bộ thành phố Hà Nội.
Quan điểm này xác định trách nhiệm của cấp ủy các cấp, nhất là của Ban Thường vụ quận ủy, huyện ủy, thị ủy trong việc nâng cao chất lượng công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn. Đánh giá chất lượng TCCSĐ phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng; khắc phục những biểu hiện chạy theo thành tích. Đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ sẽ là phương thức hữu hiệu để kịp thời khắc phục yếu kém, khuyết điểm, quan trọng hơn là kịp thời tìm ra những biện pháp chỉ đạo phù hợp, hiệu quả để nâng cao chất lượng đánh giá TCCSĐ xã, phường, thị trấn.
Trong công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ, mọi thành tựu đạt được, cũng như mọi yếu kém, tồn tại của công tác này đều bắt nguồn từ vai trò, trách nhiệm của cấp ủy. Hiệu quả của công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ phải được xem là cơ sở, là tiêu chuẩn và căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động, lãnh đạo của cấp ủy. Nếu thực hiện được điều này, mới làm rõ trách nhiệm của cấp ủy. Khi trách nhiệm của cấp ủy được đề cao, sẽ là nguyên nhân và động lực tạo điều kiện cho các TCCSĐ tự nhìn nhận trách nhiệm của mình đối với quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ.
Bốn là, nâng cao chất lượng công tác đánh giá TCCSĐ xã, phường, thị trấn phải thực sự dựa vào nhân dân, tạo điều kiện động viên nhân dân tham gia góp ý và giám sát công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ.
Nâng cao chất lượng công tác đánh giá TCCSĐ cần thể hiện rõ quan điểm “lấy dân làm gốc của Đảng ta”, phải dựa vào dân, phát huy dân chủ, động viên được nhiệt tình, tâm huyết, sáng kiến và sự giám sát của nhân dân. Đây là phương châm chủ đạo để chống xu hướng độc đoán, chuyên quyền, bè phái và các biểu hiện tiêu cực khác trong đánh giá chất lượng TCCSĐ. Cấp ủy phải coi trong dư luận tích cực trong xã hội từ những kiến nghị,
góp ý của nhân dân. Dựa vào dân, gần dân không thể theo kiểu hình thức, xu thời, mị dân; dựa vào dân là để lắng nghe ý kiến của nhân dân, giám sát hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên có hiệu quả. Quán triệt quan điểm dân chủ dựa vào dân, đòi hỏi phải có những đổi mới căn bản về cách thức, quy trình, phương pháp đánh giá TCCSĐ theo hướng công khai, công bằng và dân chủ.
Năm là, đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn phải được thực hiện một cách khoa học trên cơ sở nghiên cứu, sơ kết, tổng kết, kế thừa kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện công tác này trong mỗi thời kỳ cách mạng.
Quan điểm này thể hiện tính khoa học, tính kế thừa, đánh giá chất lượng TCCSĐ phải gắn với tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Qua nghiên cứu tổng kết thực tiễn, cần đánh giá đúng thực trạng, xác định đúng nhu cầu đổi mới để đề ra những quy trình, phương pháp đánh giá hợp lý, sát với yêu cầu tình hình thục tiễn của từng địa phương, cơ sở; khắc phục cách làm chủ quan duy ý chí và các biểu hiện của chủ nghĩa máy móc, kinh nghiệm trong công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ.
Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm là biện pháp quan trọng để xử lý giữa cũ và mới trong phát triển. Sơ kết, tổng kết thực tiễn phải kế thừa được những cách làm tốt, những kinh nghiệm hay của công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ nói chung, công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn nói riêng ở Đảng bộ thành phố Hà Nội.