Hình thức của hợp đồng bảo đảm

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 96 - 113)

11. Hợp đồng Bảo đảm tiền vay

11.3. Hình thức của hợp đồng bảo đảm

Hợp đồng bảo đảm phải được lập thành văn bản. Trên thực tế, tuy chỉ là hợp đồng phụ, là một biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng tín dụng, nhưng hợp đồng bảo đảm lại được soạn thảo kỹ lưỡng, chặt chẽ, đầy đủ hơn.

Điều 9 Luật TCTD 2010 “ Việc công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật yêu cầu công chứng hoặc chứng thực ”.

Bước 4: GIẢI NGÂN

Giải ngân thuần túy ( 10% ) Giải ngân có điều kiện ( 90 % )

Sau khi ký Hợp đồng tín dụng, ngân hàng cho KH vay ngay, không có điều kiện.

Ví dụ: giải ngân qua thẻ

Điều kiện giải ngân căn cứ vào hợp đồng tín dụng.

Ví dụ: ngân hàng yêu cầu DN đưa tài khoản của

suppliers để ngân hàng chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản bên bán để thanh toán tiền hàng.

Bước 5: QUẢN LÝ KHOẢN VAY

Tái xét, giám soát khoản vay; kiểm soát các nguồn thu của DN để đảm bảo đến kỳ thanh toán, KH phải có tiền trả nợ.

• Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay.

• Giám sát, tái xét lại những thông tin dự kiến ở bước Phân tích thẩm định tín dụng có diễn ra đúng trong thực tế hay không.

• Cập nhật dữ liệu thường xuyên/ định kỳ hoặc cập nhật dữ liệu bất thường về KH ( DN thay đổi đối tác chiến lược, thị trường mục tiêu, người điều hành ).

• Tái xét tài sản bảo đảm - nếu giá trị được định giá của tài sản bảo đảm sau khi tái xét < tổng giá trị khoản nợ thì ngân hàng sẽ yêu cầu KH bổ sung tài sản bảo đảm.

Bước 6: KẾT THÚC HỢP ĐỒNG / XỬ LÝ RỦI RO

Nếu cuối kỳ hạn tín dụng, ngân hàng thu được toàn bộ gốc + lãi thì sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng:

• Khóa tất cả tài khoản vay của KH.

• Cập nhật, lưu trữ thông tin về KH lên hệ thống dữ liệu.

• Làm công tác giải chấp tài sản bảo đảm & kết thúc Hợp đồng tín dụng.

Nếu cuối kỳ hạn tín dụng mà không thu được nợ

First, ngân hàng xác định nguyên nhân. Second, tiến hành các biện pháp xử lý nợ

2 bên thỏa thuận gia hạn nợ Thanh lý khoản nợ

• Khi cho KH gia hạn nợ, ngân hàng sẽ can thiệp vào hoạt động SXKD của DN.

• Xem các hoạt động khác của DN ( đầu tư, phải thu ) => ép DN phải thu hồi để có tiền trả nợ.

• Ép DN bán hàng tồn kho, những TSCĐ không liên quan đến hoạt động SXKD của DN.

• Chỉ cho DN vay chỗ này, chỗ kia để trả nợ ngân hàng, sau đó ngân hàng cho vay lại.

• Yêu cầu KH ủy quyền cho ngân hàng bán tài sản bảo đảm.

• Khởi kiện KH để có quyền bán tài sản bảo đảm.

Khoanh nợ ( chốt nợ gốc + lãi,

không tính lãi nữa & đẩy khoản vay này ra Tài khoản ngoại bảng ) Giãn nợ ( không tính lãi nữa, cho khách hàng cam kết trả nợ từ từ ) Xóa nợ ( mất nợ luôn, phải trình lên Ngân hàng Nhà nước ).

• Tuyên bố phá sản KH tổ chức để bán tất cả tài sản của DN thu

tiền.

Kết luận: Quy trình tín dụng được thực hiện bởi Phòng tín dụng ( Phòng kinh

doanh ) là 1 công cụ kiểm soát rủi ro. Kiểm toán viên khi kiểm toán quy trình tín dụng cần xem xét:

 Quy trình thực hiện có đúng chuẩn mực, chính sách của công ty hay không  Xem xét tính chuẩn mực, đúng quy định của hồ sơ kèm theo.

KTV nội bộ kiến nghị với BGĐ có biện pháp hữu hiệu hơn để kiểm soát rủi ro

Ở các ngân hàng lớn, cơ cấu thường được tổ chức theo mô hình phân quyền

Nhân viên Sales Nhân viên chăm sóc KH,

Nhân viên quan hệ KH

Appraiser ( nhân viên thẩm định, đánh giá ), Admin ( nhân viên hành chính )

Nhân viên quản trị rủi ro, Nhân viên thẩm định tín dụng, Nhân viên quản lý KH

Mô hình phân quyền giúp chuyên môn hóa, giảm được tiêu cực ( nếu có tiêu cực thì đó là tiêu cực dây chuyền. Nhưng khi đó, ngân hàng sẽ có thể quy trách nhiệm bồi thường cho nhiều người hơn là chỉ có vài cá nhân ). Mô hình phân quyền còn giúp quản lý thông tin KH tốt hơn. Nhân viên Sales tiếp xúc trực tiếp với KH, thu thập hồ sơ KH rồi chuyển cho Back Office. Nếu có thiếu sót, Back Office sẽ thông báo cho Front Office yêu cầu KH bổ sung thêm hồ sơ. Nhân viên Back Office ( người phê chuẩn nghiệp vụ ) không tiếp xúc trực tiếp với KH, tránh nguy cơ họ nhũng nhiều, gây phiền hà, khó khăn cho KH.

Các ngân hàng nhỏ của Việt Nam áp dụng mô hình tập quyền ( cơ cấu gọn nhẹ, tiết kiệm được thời gian & chi phí ).

12. Cho vay

Cho vay: là 1 hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách

hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Cho vay là hình thức cấp tín dụng bằng tiền dưới hình thức trực tiếp:

- Xem xét nhu cầu vay của khách hàng  ứng trước tiền cho khách hàng. - Quản lý trực tiếp thu nợ từ công ty.

a. Thời hạn cho vay: là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu

nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.

Điều 10 Quyết định 1627/2001, tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ SXKD, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

b. Kỳ hạn trả nợ: là các khoảng thời gian trong thời hạn cho vay đã được thoả

thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng mà tại cuối mỗi khoảng thời gian đó khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay cho tổ chức tín dụng.

c. Nguyên tắc vay vốn

Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:

1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

d. Điều kiện vay vốn

Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi KH có đủ các điều kiện sau: 1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật:

Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: - Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự;

- Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân, Đại diện của hộ gia đình, Đại diện của tổ hợp tác, Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;

2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

e. Thể loại cho vay

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển:

1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng; 3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

f. Những nhu cầu vốn không được cho vay

1. Tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây:

• Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi;

• Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm;

2. Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

g. Các phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay:

1. Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng  Sản phẩm cho vay mua nhà trả góp, sản phẩm cho vay dự án kinh doanh, sản phẩm cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay mua ô tô, sản phẩm cho vay từng lần.

2. Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định  Sản phẩm thẻ tín dụng, thấu chi, sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng.

So sánh Sản phẩm cho vay từng lần & Sản phẩm cho vay theo hạn mức

Giống nhau: Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu

vốn ngắn hạn/ vốn lưu động của DN. Tiêu thức Sản phẩm cho vay từng lần (Cho vay từng món) Sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng

Khái niệm

Là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng thương mại mà theo đó khách hàng phải làm bộ hồ sơ

vay cho 1 lần nhất định với mức

tín dụng khách hàng và NHTM thỏa thuận.

Người vay sẽ phải làm hồ sơ vay vốn cho từng lần vay với lãi suất, thời hạn trả tiền và số tiền vay xác định.

Là hình thức cấp tín dụng của NHTM mà theo đó, khách hàng chỉ

làm 1 bộ hồ sơ để vay trong 1 kỳ hạn nhất định với mức tín dụng mà

khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận.

Người vay chỉ lập hồ sơ 1 lần cho nhiều khoản vay, NHTM cấp cho KH hạn mức, chỉ giới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số.

Đối tượng

Nhu cầu vốn lưu động cụ thể, căn cứ trên 1 phương án vay, 1 hợp đồng vay). NHTM áp dụng cho vay từng lần khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định

Nhu cầu vốn lưu động gộp (xét trên 1 khoảng thời gian), tức là NHTM ước tính trong 1 khoảng thời gian nào đó, nhu cầu vốn lưu động của DN là bao nhiêu. Khi nào DN đáp ứng được những điều kiện giải ngân, NHTM sẽ cho vay số tiền không vượt quá mức cam kết ban đầu.

Tài khoản tiền vay – Công ty A

Cho vay hạn mức xxxx (dựa vào số dư đầu kỳ)

Phát sinh tăng Phát sinh giảm Cho vay từng lần

Tiêu thức Hợp đồng cho vay từng lần Hợp đồng cho vay hạn mức Phương thức

cho vay Cho vay từng lần Cho vay hạn mức

Mức cho vay 10 tỷ 10 tỷ

 Ý nghĩa

Giá trị

tổng số lần giải ngân không được vượt quá 10 tỷ

Doanh số cho vay/ dư nợ không được vượt quá 10 tỷ. Khi NHTM cho vay 10 tỷ, khách hàng đã trả được 5 tỷ, lần sau chỉ được vay 5 tỷ thôi.

Tiêu thức Sản phẩm cho vay từng lần (Cho vay từng món) Sản phẩm cho vay theo hạn mức tín dụng Phạm vi áp dụng Chỉ áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vốn không thường xuyên, hoặc vay có tính chất thời vụ.

Chỉ áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên, mục đích sử dụng vốn rõ ràng, và có tín nhiệm với ngân hàng.

Kỳ hạn vay

Có kỳ hạn nợ cụ thể cho khoản vay, người vay trả nợ 1 lần khi đáo hạn.

Không có kỳ hạn nợ cụ thể cho từng lần giải ngân nhưng kiểm soát chặt chẽ hạn mức TD còn thực hiện.

Giải ngân

Giải ngân 1 lần cho toàn bộ hạn mức tín dụng

Có thể giải ngân nhiều lần trong hạn mức cho phép

Phương thức hoàn trả

Phi trả góp Phi trả góp kết hợp tuần hoàn

Kỹ thuật cấp tín dụng • Xác định số tiền vay • Xác định thời hạn vay vốn/ kỳ hạn nợ • Xác định hạn mức tín dụng

• Xác định thời gian duy trì hạn mức tín dụng.

Ưu điểm DN không linh động trong việc sử dụng vốn, thủ tục rườm rà,..

Doanh nghiệp chủ động vốn, thủ tục đơn giản,.. Nhược

điểm Phổ biến ở VN Không phổ biến ở VN

3. Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng chủ yếu cung cấp các khoản vay mang tính chất dài hạn cho doanh nghiệp.

4. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, có 1 tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác, thúc đẩy các bên ký kết hợp đồng, chịu trách nhiệm giải ngân  thường áp dụng cho các dự án thủy điện, nhiệt điện, tòa nhà Bitexco 68 tầng, hoặc 8 ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng 200 triệu USD cho nhà máy lọc dầu Dung Quất. 5 ngân hàng trong nước là OceanBank, Vietinbank, Liên Việt, Quốc Tế Việt Nam, Tiên Phong + ngân hàng liên doanh Indovina Bank + 2 ngân hàng nước ngoài HSBC, Crédit Agricole Corporate and Investment Bank. OceanBank là ngân hàng đầu mối thu xếp vốn.

Theo khoản 1 điều 18 Quyết định 1627, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn uỷ thác. Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng hoặc khách hàng có nhu cầu huy động vốn từ nhiều nguồn thì các tổ chức tín dụng cho vay hợp vốn.

5. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và

thoả thuận số lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay  Loại hình cho vay này nhấn mạnh ở chỗ thu phí. 6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định (ngoài hạn mức tín dụng đã được ký ban đầu giữa ngân hàng và khách hàng). Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.

Hạn mức tín dụng dự phòng thường được áp dụng trong trường hợp khách hàng muốn đảm bảo đầy đủ số vốn đầu tư cho dự án do mức vốn đầu tư cho dự án có khả năng tăng lên hoặc mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án không đủ so với dự kiến ban đầu hoặc khách hàng phải thanh toán các nghĩa vụ tài chính trong thời gian tới mà không dự kiến chính xác được. Nếu thực sự có biến cố xảy ra, khách hàng sẽ rút vốn vay ở khoản hạn mức tín dụng trước sau đó mới khoản vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, tức là xác suất rút vốn từ hạn mức tín dụng

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 96 - 113)