RỦI RO THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

4. Nghiệp vụ tài sản Có khác: mua

RỦI RO THỊ TRƯỜNG

TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG RỦI RO TÍN DỤNG

RỦI RO THANH KHOẢN

không tương xứng về thời gian

giữa dònh tiền vào & ra

RỦI RO LÃI SUẤT

không cân bằng về kỳ hạn giữa Lãi suất cho vay & Lãi suất huy động

RỦI RO TỶ GIÁ

không cân bằng về trạng thái ngoại tệ giữa Tài sản Nợ & Có đối với

từng loại ngoại tệ

RỦI RO THỊ TRƯỜNG

- Rủi ro thị trường dưới tác động của lãi suất

- Rủi ro thị trường dưới tác động của giá cả

- Rủi ro thị trường dưới tác động của tỷ giá / tiền tệ

4.1. Rủi ro tín dụng

• Theo nghĩa hẹp, Rủi ro tín dụng là khách hàng có dấu hiệu mất khả năng thanh toán ( khả năng trả nợ ).

• Theo nghĩa rộng, Rủi ro tín dụng là người đi vay ( khách hàng, công ty phát hành trái phiếu ) có dấu hiệu mất khả năng thanh toán.

Có thể dẫn đến tổn thất cho bank

Rủi ro tín dụng

Rủi ro giao dịch Rủi ro danh mục

cấp tín dụng quá tập trung vào 1 khách hàng, 1 khu vực địa lý, 1 lĩnh vực, ngành nghề nào đó.

Rủi ro nghiệp vụ Rủi ro bảo đảm Rủi ro lựa chọn

Quy trình nghiệp vụ sai lệch hoặc nhân viên không tuân thủ quy trình

xử lý nghiệp vụ Định giá tài sản bảo đảm không tốt Không lựa chọn đúng khách hàng

4.2. Rủi ro thanh khoản

a. Khái niệm

• Không tạo ra đủ tiền để đảm bảo nhu cầu thanh toán cho khách hàng ( ATM không có tiền, Khách hàng không rút được tiền tiết kiệm, Ngân hàng không có tiền giải ngân cho vay ).

• Tạo nguồn tiền nhưng chi phí cao ( Mua chợ đen, đi vay ở Ngân hàng Nhà nước với chi phí > mức thu nhập thu được ).

b. Nguyên nhân

• Mất cân xứng ngày đáo hạn của các khoản sử dụng vốn & nguồn vốn huy động ( dòng tiền vào không đủ bù đắp không dòng tiền ra ).

• Tâm lý người dân biến động do kinh tế suy thoái hoặc thông tin từ bên ngoài, khiến họ ồ ạt đến ngân hàng rút tiền.

• Quá tập trung vào tài sản sinh lời ( tập trung cho vay, đầu tư vào chứng khoán sinh lời ) khiến dự trữ tiền mặt yếu kém.

c. So sánh giữa Rủi ro thanh khoản & Rủi ro thanh toán

• Rủi ro thanh khoản: mất khả năng thanh toán bằng tiền, các tài sản khác chưa kịp chuyển đổi thành tiền ==> có thể trụ được.

• Rủi ro thanh toán: toàn bộ danh mục tài sản không đủ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán của ngân hàng.

d. Phòng ngừa Rủi ro thanh khoản

Dự đoán Cung thanh khoản & Cầu thanh khoản

• Cung thanh khoản ( dòng tiền vào ) > cầu thanh khoản ( tiền sắp chi ra )  Mua giấy tờ có giá ngắn hạn, Cho vay trên thị trường liên ngân hàng ...

• Cung thanh khoản ( dòng tiền vào ) < cầu thanh khoản ( tiền sắp chi ra )  Tìm nguồn để bù đắp.

4.3. Rủi ro lãi suất

a. Khái niệm

Lãi suất là giá cả của tín dụng, giá mà người cho vay đặt ra để đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ. Rủi ro lãi suất là rủi ro do sự biến động của lãi suất gây ra.

b. Nguyên nhân

Ngân hàng là một chủ thể có nhu cầu đi vay và cho vay trên một thị trường có hàng ngàn người đi vay và người cho vay nên ngân hàng không thể là người “ tạo giá ” mà chỉ là người “ chấp nhận giá ”, chấp nhận và lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynh hướng vận động của lãi suất. Là chủ thể kinh doanh trên cơ chế chênh lệch lãi suất, khi ngân hàng không kiểm soát được kỳ hạn giữa Lãi suất cho vay & Lãi suất huy động thì ngân hàng sẽ chịu rủi ro lãi suất.

4.4. Rủi ro tỷ giá

a. Khái niệm

• Rủi ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động của tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng trong tương lai. Nếu ngân hàng không hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực ngoại tệ thì sẽ không có Rủi ro tỷ giá.

• Rủi ro tỷ giá cần được xem xét theo từng loại ngoại tệ. Sự tổn thất cần phải được tính theo đơn vị nội tệ.

b. Nguyên nhân

Ví dụ: Ngân hàng duy trì số dư tiền gửi bằng USD ( nhận tiền gửi bằng USD & trả

bằng USD ) và cho vay & thu hồi bằng USD.

Tại ngày 31/10: Số dư tiền gửi là x1 USD, Số dư cho vay là y1 USD.

Khi tỷ giá giảm

Số dư tiền gửi là x2 USD ( x2 < x1 => ngân hàng có lời ) Số dư cho vay là y2 USD ( y2 < y1 => ngân hàng bị lỗ )

Nếu x1 < y1 => phần lời không đủ bù đắp số lỗ => tổng cộng ngân hàng lỗ. Nếu x1 > y1 => phần lời > số lỗ => tổng cộng ngân hàng lời.

Nếu x1 = y1 ( trạng thái cân bằng ngoại tệ ) => số tiền thu thêm = số tiền giảm đi => lợi nhuận không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của tỷ giá.

c. Phòng ngừa

Cố gắng cân bằng trạng thái ngoại tệ bằng cách tham gia mua vào & bán ra các loại ngoại tệ, tham gia bảo hiểm rủi ro tỷ giá.

4.5. Rủi ro thị trường

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w