CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 71 - 87)

5. Tìm hiểu Luật các tổ chức tín dụng năm

CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Quan hệ tín dụng phát sinh trong các trường hợp sau:

• Giao dịch thương mại ( mua bán chịu hàng hóa )

• Chơi hụi, cầm đồ ( không vượt quá 150% lãi suất cơ bản )

• Trái phiếu

• Tín dụng ngân hàng...

Chú ý: Mua bảo hiểm, cổ phiếu không phải là quan hệ tín dụng.

1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng

Là 1 giao dịch kinh tế giữa 2 chủ thể là người cấp tín dụng ( ngân hàng ) & người được cấp tín dụng ( khách hàng ).

• Tín dụng ngân hàng là 1 giao dịch kinh tế, nghĩa là hoạt động này không phải là phúc lợi xã hội mà là 1 giao dịch bình đẳng, 2 bên cùng có lợi, trong đó NHTM sẽ phục vụ cho nhu cầu vốn thiếu hụt của khách hàng.

• Khách hàng ở đây là các cá nhân, các loại hình doanh nghiệp, hộ nông dân, hộ gia đình. Ngân hàng cần xác định đúng nhu cầu vay của từng đối tượng để cung cấp sản phẩm phù hợp.

Cơ sở cấp tín dụng: cơ sở NIỀM TIN về

Khả năng trả nợ & Thiện chí trả nợ / Ý thức, trách nhiệm đối với khoản nợ.

Ngân hàng chuyển giao vốn thiếu hụt cho KH bằng tiền ( khi cho vay, chiết khấu, bao thanh toán ) hoặc bằng tài sản ( cho thuê tài chính, bảo lãnh )

Nguyên tắc cấp tín dụng:

 Ngân hàng chuyển giao vốn thiếu hụt cho KH sử dụng cho 1 mục đích nhất định trong 1 thời hạn nhất định.

 Người được cấp tín dụng có trách nhiệm hoàn trả cho ngân hàng số tiền & tài sản mình đã nhận + phần lãi do việc sử dụng tiền & tài sản nói trên.

Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng

Phân biệt dựa vào nguồn thu

• Tín dụng tiêu dùng

• Tín dụng đầu tư sản xuất kinh doanh

Căn cứ vào thời hạn cấp tín dụng

Phân chia như vậy để quản lý rủi ro. Thời gian cấp tín dụng ngắn

thì ít rủi ro hơn

Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn dưới một năm và

thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân.

Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 – 5 năm,

được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.

Tín dụng dài hạn: thời hạn trên 5 năm, sử dụng để

cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn.

Căn cứ vào hình thái cấp tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tín dụng bằng tiền (cho vay, chiết khấu, factoring)

• Tín dụng bằng tài sản (cho thuê tài chính, bảo

lãnh) Căn cứ vào bảo đảm

tín dụng • Tín dụng có bảo đảm

• Tín dụng không có bảo đảm

Căn cứ vào xuất xứ tín dụng

Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp

cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay hoàn trả nợ trực tiếp cho ngân hàng.

Căn cứ vào phương thức hoàn trả

Tín dụng trả góp: ( những kỳ hạn nợ bằng nhau )

- Gốc trả đều, lãi tính theo dư nợ ban đầu - Gốc trả đều, lãi tính theo dư nợ còn lại

- Gốc + lãi trả đều định kỳ = lãi tính theo dư nợ còn lại.

Tín dụng phi trả góp ( gốc + lãi trả theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng & khách hàng, dựa trên nhu cầu hợp lý của 2 bên. Tiền lãi được tính theo dư nợ thực tế phát sinh theo ngày )

- Gốc & lãi trả cuối kỳ

- Gốc trả cuối kỳ, lãi theo định kỳ thỏa thuận trước.

Phương thức hoàn trả tuần hoàn ( cho vay theo hạn mức, thẻ tín dụng ... )

3. Bảo đảm tín dụng ( Bảo đảm tiền vay )

3.1. Khái niệm

Bảo đảm tín dụng là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi những khoản nợ đã cho khách hàng vay, trong trường hợp khách hàng không thực hiện được những cam kết trong hợp đồng tín dụng.

3.2. Vai trò của bảo đảm tín dụng

 Nâng cao ý thức thanh toán nợ của khách hàng, nhất là những tài sản có giá trị đối với khách hàng.

 Là một trong những nguồn thu nợ quan trọng [ TIỀN ] của ngân hàng, giúp ngân hàng giảm được tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.

 Phòng ngừa sự gian lận của KH, đó là lấy 1 tài sản bảo đảm để đảm bảo cho các nghĩa vụ nợ vượt quá giá trị được định giá của tài sản bảo đảm. 3.3. Các rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi nhận tài sản bảo đảm

a. Rủi ro pháp lý

Tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu của ngân hàng mà thuộc về người đi vay, ngân hàng chỉ là người thụ hưởng. Khi KH không trả được nợ, ngân hàng

phải thực hiện các biện pháp sau:

• Yêu cầu KH ủy quyền cho ngân hàng bán tài sản bảo đảm.

• Khởi kiện để có quyền bán tài sản ( phải trải qua ít nhất 2 lần hòa giải, 2 lần ra tòa ... rất phiền phức ).

b. Rủi ro thị trường

Nếu ngân hàng được phép tài sản thì có ai mua tài sản đó không, giá bao nhiêu. c. Rủi ro kỹ thuật : Giữ gìn, bảo quản tài sản bảo đảm như thế nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có những trường hợp, ngân hàng phải thuê bên thứ 3 đứng ra trông coi, bảo vệ tài sản lưu giữ tại kho của doanh nghiệp. Mặc dù được niêm phong cẩn thận, nhưng mọi chi phí phát sinh về tài sản bảo đảm do người đi vay chi trả, dễ dẫn đến nguy cơ bên thứ 3 và doanh nghiệp thông đồng với nhau, đánh tráo tài sản.

3.4. Các hình thức bảo đảm tín dụng

Theo Nghị định 163/ 2006, Bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ 3 ( tổ chức chính trị - xã hội )

Theo quan niệm của ngân hàng, Bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ 3 hoặc của chính KH. Ngân hàng thường áp dụng tín dụng tín chấp đối với các DN Nhà nước hoặc các DN có làm ăn với Nhà nước.

Bảo đảm tín dụng bằng tài sản

Thế chấp: bên thế chấp sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp & không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp => ngân hàng giao cho KH quyền sử dụng, khai thác tài sản & phong tỏa các quyền còn lại ( định đoạt, bán, trao tặng... )

Cầm cố: bên cầm cố giao tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận cầm cố => ngân hàng phong tỏa tất cả các quyền liên quan đến tài sản. Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ 3 dưới hình thức thế chấp / cầm cố:

bên thứ 3 dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo với ngân hàng rằng bên thứ 3 sẽ có trách nhiệm trả gốc & lãi thay cho KH vay vốn trong trường hợp KH không trả được nợ.

3.5. Những tài sản có thể nhận làm tài sản bảo đảm

Tài sản vật hữu hình : Máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện giao thông vận

tải, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu.

Tiền gửi & các giấy tờ có giá [ cổ phiếu đã niêm yết, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền

gửi, tín phiếu, chứng chỉ quỹ, thương phiếu + Bộ chứng từ ( hợp đồng mua bán, hóa đơn, phiếu xuất kho... ) ] bằng VND hoặc ngoại tệ.

Các quyền về tài sản: quyền thừa kế, quyền nhận hợp đồng bảo hiểm, quyền tác

giả, quyền sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền đòi nợ ... )

Tài sản hình thành trong tương lai: tại thời điểm cam kết tín dụng, tài sản chưa

được xác lập hoặc tài sản đã được xác lập nhưng quyền sở hữu hợp pháp của KH đối với tài sản đó chưa hình thành ( dự án xây dựng chung cư, nhà xưởng ).

Tài sản hình thành từ vốn vay: tài sản bảo đảm được hình thành bởi 1 phần hoặc

toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng.

3.6. Điều kiện để tài sản được nhận làm tài sản bảo đảm

Tính pháp lý ( giấy tờ pháp lý kèm theo tài sản )

Ví dụ: Khi ngân hàng cho nhà thầu vay để thực hiện dự án xây dựng chung cư

thì ngoài những giấy tờ cần thiết thì phải có thêm 1 bản cam kết của những người thuê nhà sẽ đồng ý trả nhà khi ngân hàng cần thanh lý trong trường hợp chủ thầu không trả được nợ.

Tính thanh khoản

• Thị trường tiêu thụ của tài sản bảo đảm ( ví dụ: ngân hàng không nhận toa xe lửa làm tài sản bảo đảm vì nó không có thị trường tiêu thụ rộng mà có thị trường tiêu thụ đặc thù ).

• Khả năng chuyển đổi thành tiền ( ví dụ: ngân hàng không nhận thực phẩm đông lạnh, phân bón, hóa chất, cổ phiếu OTC ).

Tính giá trị

Giá trị được định giá của tài sản bảo đảm phải > tổng giá trị các khoản nợ ( nếu giá trị tài sản bảo đảm thấp ==> khoản vay thấp ).

Chú ý: Việc phân biệt thế nào là thế chấp hoặc cầm cố đôi khi còn tùy thuộc vào

góc độ pháp lý hoặc góc độ tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét trường hợp KH lấy cổ phiếu đã lên sàn làm tài sản bảo đảm.

• Về nguyên tắc, cổ phiếu đã được niêm yết thì cổ đông ( KH ) sẽ giữ Giấy chứng nhận góp vốn ( thể hiện quyền cổ đông ). Ngân hàng không giữ giấy này được mà chỉ giữ giấy phong tỏa quyền của KH => Thế chấp ( góc độ pháp lý )

• Dưới góc độ tín dụng, ngân hàng không quan tâm mình giữ giấy tờ gì, chỉ cần biết mình phong tỏa được toàn quyền của KH ( kể cả quyền nhận cổ tức đến hạn ) => Cầm cố. Khi nào trả nợ xong thì ngân hàng sẽ trả lại cổ tức cho KH. 3.7. Tìm hiểu Nghị định 163/ 2006 về giao dịch bảo đảm

a. Tài sản bảo đảm ( Khoản 1 Điều 4 Nghị định 163/ 2006 )

Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch.

b. Tài sản hình thành trong tương lai ( Khoản 2 Điều 4 & Điều 8 )

Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết. Tài sản

hình thành trong tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.

Trong trường hợp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai thì khi bên bảo đảm có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có các quyền đối với một phần hoặc toàn bộ tài sản đó.

Đối với tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu mà bên bảo đảm chưa đăng ký thì bên nhận bảo đảm vẫn có quyền xử lý tài sản khi đến hạn xử lý.

c. Tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự ( Điều 4 )

Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

d. Bảo quản, giữ gìn Tài sản Cầm cố ( Điều 16, 17, 19 )

Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố.

• Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì bên nhận cầm cố đang giữ tài sản đó phải thông báo cho bên cầm cố và yêu cầu bên cầm cố cho biết cách giải quyết trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn đó mà bên cầm cố không trả lời thì bên nhận cầm cố thực hiện biện pháp cần thiết để ngăn chặn.

Bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu bên cầm cố thanh toán các chi phí hợp lý, nếu bên nhận cầm cố không có lỗi trong việc xảy ra nguy cơ đó.

• Trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị do lỗi của bên nhận cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

• Trong trường hợp tài sản cầm cố do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.

• Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong tỏa tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.

• Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền

yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm Lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giá trị tài sản ghi trên giấy tờ đó.

e. Thế chấp quyền đòi nợ ( Điều 22 Nghị định 163/ 2006 )

 Bên có quyền đòi nợ được thế chấp một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai mà không cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả nợ.

 Bên nhận thế chấp quyền đòi nợ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đồng thời phải cung cấp thông tin bên có nghĩa vụ trả nợ về việc thế chấp quyền đòi nợ, nếu họ có yêu cầu.  Bên có nghĩa vụ trả nợ có quyền và nghĩa vụ sau đây:

Thanh toán cho bên nhận thế chấp

Yêu cầu bên nhận thế chấp cung cấp thông tin về việc thế chấp quyền đòi nợ; nếu không cung cấp thông tin thì có quyền từ chối thanh toán cho bên nhận thế chấp.

f. Điều 27 “ Bên nhận thế chấp không được hạn chế bên thế chấp hoặc người thứ ba đầu tư vào tài sản thế chấp để tăng giá trị tài sản đó ”.

g. Tín chấp ( Điều 49 đến điều 55 Nghị định 163/ 2006 )

Tín chấp là việc tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.

Bên vay vốn có nghĩa vụ : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết.

• Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng và tổ chức chính trị - xã hội kiểm tra việc sử dụng vốn vay.

• Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn cho tổ chức tín dụng.

Bên vay vốn ( Cá nhân, hộ gia đình nghèo ) được bảo đảm bằng tín chấp

1. Hội Nông dân Việt Nam

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

4. Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM

5. Hội Cựu chiến binh Việt Nam

6. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

7 tổ chức chính trị - xã hội này có nghĩa vụ xác nhận về điều kiện, hoàn cảnh

của cá nhân, hộ gia đình nghèo khi vay vốn tại các TCTD; đồng thời phối hợp với TCTD giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay vốn; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả;

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 71 - 87)