15. Cho thuê tài chính
CÔNG NGHỆ CÔNG NGHỆ
CÔNG NGHỆ
1. Bảo lãnh vay vốn: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về
việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh mối quan hệ giữa người nhận bảo lãnh và người được bảo lãnh là chủ nợ – con nợ.
2. Bảo lãnh thanh toán: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn khách hàng của ngân hàng là người mua. Trong hình thức bảo lãnh hoàn thanh toán, khách hàng của ngân hàng là người bán.
3. Bảo lãnh dự thầu: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên mời thầu, để
bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp, khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay, tức là tổ chức tín dụng bảo lãnh cho những thủ tục mà khách hàng (bên đi dự thầu) phải tuân thủ trong quá trình dự thầu.
4. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay mối quan hệ giữa người nhận bảo lãnh và người được bảo lãnh là người thực hiện hợp đồng – người thanh toán. Khách hàng của ngân hàng là người thực hiện hợp đồng.
5. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm: là cam kết của của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, bảo đảm việc khách hàng thực hiện đúng các thoả thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận
bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng & Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm đều thuộc loại “Bảo lãnh bảo hành”, đều đánh vào chất lượng sản phẩm, được ký kết khi hợp đồng gốc còn hiệu lực, sau khi hợp đồng kinh tế gốc hết hiệu lực mới tiến hành hoạt động bão lảnh.
6. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
7. Bảo lãnh đối ứng là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.
8. “Xác nhận bảo lãnh” là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng (bên xác nhận bảo lãnh) đối với bên nhận bảo lãnh, về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng
9. Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế (bảo lãnh hải quan – ngân hàng bảo lãnh nộp thuế cho người nhập khẩu).
Bài 1: Hãy tư vấn cho khách hàng sản phẩm phi tín dụng của ngân hàng hoặc/và
các phương tiện thanh toán qua ngân hàng phù hợp với từng nhu cầu phát sinh của khách hàng sau (mỗi trường hợp chọn tối đa 1 sản phẩm hoặc/và 1 phương tiện):
1. Một công ty muốn thanh toán trực tiếp lương vào tài khoản của nhân viên. 2. Một khách hàng gửi lưu giữ an toàn một tài sản tại ngân hàng.
3. Thanh toán đều đặn hàng tháng, trị giá thanh toán thay đổi một, hai lần/ năm. 4. Thanh toán tiền hàng tại các cửa hàng khác nhau trong một tháng và chỉ sử
dụng cùng một phương thức thanh toán.
5. Thanh toán tiền mua xe ô tô mà người bán muốn đảm bảo được thanh toán và không muốn sử dụng séc và người mua thì không muốn sử dụng tiền mặt. 6. Thanh toán tiền đơn điện qua quầy tại chi nhánh của một ngân hàng.
7. Doanh số và số dư giao dịch tiền gửi thanh toán của công ty A luôn dồi dào và ngân hàng muốn hạn chế việc doanh nghiệp rút tiền mặt ra khỏi ngân hàng. 8. Ông A có con gái 6 tuổi, ông muốn tích lũy một số tiền đủ lớn cho con gái
đến năm 18 tuổi có thể trang trải chi phí du học ở Úc, nhưng ông lại không muốn dùng sản phẩm bảo hiểm nhân thọ vì lãi suất quá thấp.
9. Bà A ở Quảng Ngãi muốn chuyển tiển cho con đang học đại học ở Sài Gòn. 10. Doanh nghiệp muốn sử dụng các phương tiện thanh toán (ủy nhiệm chi cho
đối tác) qua ngân hàng mà không muốn quầy giao dịch tại trụ sở ngân hàng.
1. Chuyển khoản 2. Cho thuê két sắt 3. Ủy nhiệm chi định kỳ 4. Séc/ thẻ thanh toán 5. Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi 6. Nộp tiền vào tài khoản 7. Tiền gửi có kỳ hạn 8. Tiết kiệm không kỳ hạn
9. Chuyển tiền (đứa con lấy Chứng minh nhân dân ra ngân hàng lãnh tiền) hoặc nếu con có tài khoản tại ngân hàng thì bà mẹ nộp tiền vào tài khoản ngân hàng. 10. Homebanking (ngồi nhà viết ủy nhiệm chi)
Bài 2: Hãy tư vấn cho khách hàng sản phẩm tín dụng của ngân hàng và hình thức
bảo đảm tín dụng phù hợp với từng nhu cầu phát sinh của khách hàng sau đây: 1. Ông D trưởng phòng kinh doanh do nhu cầu giao tiếp thường xuyên, đề nghị
ngân hàng cho chi vượt số dư trên tài khoản tiền gửi đang mở tại ngân hàng. 2. Doanh nghiệp cần vốn để tiếp tục kinh doanh sau khi đã xuất hàng bán trả
chậm cho các đại lý.
3. Ông C sở hữu một lô phiếu trái bạc, tổng giá trị 500 triệu đồng, còn 5 năm nữa thì đáo hạn, nay ông cần tiền sửa chữa 1 căn nhà nhưng nó có diện tích quá nhỏ không đủ giá trị để làm đảm bảo.
4. Công ty thiết kế và xây dựng A nhận thầu công trình tòa cao ốc thương mại ANGEL của chủ đầu tư X, thời gian xây dựng 2 năm, chủ đầu tư thanh toán
cho nhà thầu theo tiến độ nghiệm thu công trình (trung bình khoảng 3-4 tháng/lần). Ngân hàng có thể cung cấp sản phẩm tín dụng cho nào A và X. 5. Ngày 1/2/2008, khách hàng đề nghị ngân hàng tài trợ vốn ngắn hạn thời gian
5 tháng trên cơ sở một lô trái phiếu kho bạc, thời gian đáo hạn là 30/6/2009. 6. Ngày 2/1/2008, khách hàng có một lô trái phiếu kho bạc thời gian đáo hạn là
ngày 30/6/2008, đến đề nghị ngân hàng tài trợ vốn mua vải gia công theo hợp đồng đặt hàng , nguồn trả nợ từ tiền thanh toán của công ty cho khách hàng.
Đáp án
1. Thấu chi tín chấp
2. Bao thanh toán (đã xuất hàng bán, xuất hiện nợ phải thu)
3. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá (không sử dụng chiết khấu giấy tờ có giá, vì chiết khấu mang tính ngắn hạn).
4. Tư vấn cho A: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng hoặc Cho vay hạn mức Tư vấn cho X: Cho vay dự án hoặc Bảo lãnh thanh toán
5. Tương tự như câu 3
6. Chiết khấu giấy tờ có giá (thời gian đáo hạn ngắn hạn - 4 tháng).
Bài 3: Hãy lựa chọn hình thức đảm bảo tín dụng phù hợp với từng nhu cầu phát
sinh của khách hàng sau đây:
2. Quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu của ông Y là anh ruột của khách hàng vay vốn.
3. Nhà ở thuộc sở hữu cá nhân A là khách hàng vay vốn.
4. Công trình xây dựng tòa cao ốc thương mại do chủ đầu tư A ký hợp đồng giao thầu với công ty xây dựng B; B là khách hàng vay vốn.
5. Khách hàng B là viên chức nhà nước vay vốn sửa chữa nhà ở được công đoàn đứng ra bảo đảm cho khoản vay.
6. Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn X dùng tài sản của mình là 15 tờ trái phiếu kho bạc để đảm bảo cho khoản vay của công ty X tại ngân hàng.
7. Ngân hàng nhận quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của khách hàng vay mua xe.
Đáp án
1. Thế chấp quyền về tài sản
2. Bảo lãnh dưới hình thức thế chấp quyền về tài sản. 3. Thế chấp quyền về tài sản
4. Thế chấp quyền đòi nợ
5. Bảo lãnh bằng uy tín của bên thứ 3
6. Bảo lãnh dưới hình thức cầm cố giấy tờ có giá (công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân, tài sản của chủ sở hữu độc lập với tài sản của công ty).
7. Thế chấp quyền về tài sản
Bài 4: Hãy chọn chữ C phù hợp (theo nguyên tắc 5C) và các chữ cái phù hợp theo
tiêu chuẩn CAMPARI cho mỗi yếu tố sau đây:
Hàng tồn kho cần dự trữ Capacity (phản ánh lực kinh doanh, cầndự trữ bao nhiêu hàng tồn kho)
Thanh lý tài sản Collateral
Dòng tiền dự tính Capital
Tìm hiểu về “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” theo Bộ Luật dân sự 2005
Điều 320: Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
1. Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch.
2. Vật dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là vật hiện có hoặc được hình thành trong tương lai. Vật hình thành trong tương lai là động sản, bất động sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết.
Điều 322 : Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Các quyền tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm bao gồm quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản khác thuộc sở hữu của bên bảo đảm.
Điều 324 : Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự
1. Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Trong trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Điều 333 : Quyền của bên nhận cầm cố tài sản
1. Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó;
2. Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ;
3. Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận;
4. Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.
Điều 349 : Quyền của bên thế chấp tài sản
1. Được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp theo thoả thuận;
2. Được đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp;
3. Được bán, thay thế tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
4. Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
5. Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết;
bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Điều 2 Nghị định 178/1999 /NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng
Khoản 4: Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị
tài sản được tạo nên bởi một phần hoặc toàn bộ khoản vay của tổ chức tín dụng.
Khoản 5: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng
vay dùng tài sản hình thành từ vốn vay để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chính khoản vay đó đối với tổ chức tín dụng.
Tài sản hình thành từ vốn vay là 1 nhánh của tài sản hình thành trong tương lai. Tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng, tài sản đó chưa hình thành, chưa xác lập quyền sở hữu và do nguồn vốn vay tạo nên.