Lãi suất cho vay trong hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 89 - 92)

4.1. Lãi suất và giới hạn lãi suất

Lãi suất trong hợp đồng tín dụng chính là giá cả mua bán tiền vốn. Tính theo thời điểm trả lãi, thì có ba cách là trả lãi theo định kỳ, trả lãi trước và trả lãi cuối kỳ. Bộ Luật Dân sự quy định lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Tuy nhiên, từ năm 2002 đến năm 2010 NHNN đã có nhiều văn bản cho phép các ngân hàng được cho vay vượt trần 150% lãi suất cơ bản nói trên.

Thời hạn để tính lãi tiền vay trong hợp đồng tín dụng có thể là ngày, tháng hoặc năm. Thời gian chuẩn tính lãi được quy ước là một năm có 360 ngày, một tháng có 30 ngày, không phân biệt tháng có 28, 29, 30 hay 31 ngày.

Lãi suất được áp dụng trong hợp đồng tín dụng theo hai phương thức cơ bản là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất cố định, thì lãi suất sẽ không thay đổi trong suốt thời hạn vay, bất kể lãi suất thị trường có tăng lên hay giảm xuống. Nếu các bên thoả thuận áp dụng lãi suất thay đổi thì sẽ điều chỉnh lãi suất lên, xuống dựa vào lãi suất thị trường. Căn cứ này phải được thoả thuận một cách cụ thể thì mới tránh vướng mắc.

Ví dụ 1 về cách ghi lãi suất thay đổi trong hợp đồng tín dụng:

Lãi suất trong Hợp đồng này được điều chỉnh theo định kỳ 3 tháng/lần, kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Lãi suất mỗi lần điều chỉnh được tính bằng lãi suất tiết kiệm loại 12 tháng thông thường của Ngân hàng A cộng với 5%/năm nhưng bảo đảm không thấp hơn 10%/năm.

Cần lưu ý trường hợp cho vay tính lãi trên số nợ gốc vay ban đầu ( add – on ), thì lãi suất thực tế cao hơn nhiều so với con số công bố.

Ví dụ 2 về cách tính lãi:

Công ty A ký hợp đồng tín dụng vay 10 tỷ đồng, với lãi suất 12%/năm, trong thời hạn 20 tháng, trả nợ gốc và lãi hằng tháng.

Nếu theo cách tính lãi suất thông thường theo dư nợ thực tế, tức là lấy số tiền nợ gốc còn lại ( giảm dần ) nhân với lãi suất, thì tổng số tiền lãi phải trả là 1,05 tỷ đồng.

Nếu theo cách tính lãi suất ít phổ biến và thường được áp dụng trong cho vay tiêu dùng, là tính lãi trên số nợ gốc vay ban đầu ( không đổi ), thì tổng số tiền lãi phải trả sẽ là: 10 tỷ đồng x 20 ( tháng ) x 1%/tháng = 2 tỷ đồng.

Như vậy, nếu cách tính lãi này quy đổi theo cách tính lãi thứ nhất, thì tuy công bố là lãi suất 12%/năm, nhưng thực chất mức lãi suất sẽ lên đến trên 21,63%/năm.

4.3. Phí tín dụng

Phí tín dụng nói chung, phí cho vay nói riêng là khoản phí mà bên vay phải trả cho ngân hàng ngoài lãi suất cho vay. Có nhiều loại phí cho vay như:

Phí tư vấn các dự án đầu tư Phí cam kết cho vay có điều kiện Phí cấp hạn mức tín dụng Phí cam kết sử dụng hạn mức

Phí thẩm định cho vay Phí định giá tài sản bảo đảm Phí phê duyệt khoản vay Phí giải ngân bằng tiền mặt

Phí gia hạn nợ Phí điều chỉnh kỳ hạn trả nợ Phí trả nợ trước hạn Phí chậm trả nợ lãi

Phí mượn hồ sơ tài sản bảo đảm Phí thay đổi tài sản bảo đảm và các loạiphí dịch vụ tín dụng khác.

Ngoài ra, bên vay còn phải thanh toán các loại phí phải trả cho người thứ ba như: phí công chứng hợp đồng bảo đảm, phí đăng ký thế chấp, phí trông giữ tài sản bảo đảm,…

Trong điều kiện bình thường, thì lãi suất và phí cao hay thấp sẽ do cung cầu về vốn và sự cạnh tranh trong thị trường tiền tệ quyết định. Dù được gọi là phí, nhưng đó là chi phí liên quan đến khoản vay làm gia tăng giá ( lãi suất ). Vì nếu cộng thêm quá nhiều phí thì sẽ vô hiệu hoá trần lãi suất.

Một phần của tài liệu NGÂN HÀNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ở VIỆT NAM (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w