Mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và áp lực của trang phục lên cơ thể ngƣời mặc [5]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 25 - 27)

lực của trang phục lên cơ thể ngƣời mặc [5]

Trang phục từ vải dệt kim đàn tính cao mặc sát người tùy theo thiết kế với một độ giãn nào đó, khi mặc vải bị giãn ra, nhưng do khả năng đàn tính cao nên vải luôn có xu hướng trở về kích thước ban đầu, lực đàn hồi của vải chính là nguyên nhân tạo ra áp lực trên cơ thể người mặc trong trường hợp này.

Trong nghiên cứu của Bùi Văn Huấn và các cộng sự đã chỉ ra rằng, trong quá quá trình sử dụng trang phục ôm sát cơ thể được may từ vải dệt kim đàn tính cao, vải thường bị giãn mạnh theo hướng ngang, trong khi kích thước theo hướng dọc gần như không thay đổi. Do vậy, họ tiến hành kéo giãn các mẫu vải theo hướng ngang và duy trì kích thước dọc không đổi (độ giãn dọc bằng 0%). 2 mẫu vải dệt kim đàn tính cao được kéo giãn đến 100%, 2 mẫu vải dệt kim thông thường được

kéo giãn đến 40%. Đây cũng là mức độ giãn tối đa mà vải phải chịu trong quá trình sử dụng trang phục.

Các biểu đồ cũng như các phương trình hồi quy được xây dựng dựa trên các kết quả đo cho thấy rằng có mối quan hệ rất chặt chẽ giữa áp lực của các mẫu vải dệt kim (dùng để kéo giãn) lên bề mặt mô phỏng và độ giãn đàn hồi của chúng theo hướng ngang (hệ số tương quan r = 0.992 ÷ 0.998). Đối với mẫu vải dệt kim đàn tính cao, mối quan hệ là tuyến tính, còn đối với vải dệt kim thông thường mối quan hệ là phi tuyến tính.

Vải dệt kim đàn tính cao Vải dệt kim thông thường Hình 1.15: Biểu đồ quan hệ giữa áp lực của vải dệt kim lên bề mặt mô phỏng.

Các biểu đồ áp lực cho thấy: đối với vải dệt kim thông thường, áp lực vải lên bề mặt khi bị kéo giãn theo hướng ngang đến 20% tăng ít, còn trong khoảng độ giãn từ 20% ÷ 40% áp lực tăng khá nhiều và có xu hướng tăng tuyến tính. Đối với vải dệt kim đàn tính cao, trong phạm vi độ giãn đàn hồi (đến 100%), áp lực lên bề mặt của vải tăng dần đều khi tăng độ giãn của vải theo chiều ngang.

Các phương trình hồi quy nhận được là cơ sở tính toán độ giãn cần thiết của mẫu vải thí nghiệm theo áp lực xác định của trang phục lên bề mặt cơ thể. Từ đó có thể thiết kế, tính toán kích thước các chi tiết trang phục theo kích thước từng phần cơ thể người mặc đáp ứng yêu cầu về áp lực cần thiết của trang phục lên cơ thể người mặc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)