Kết luận chƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 32 - 34)

Qua nghiên cứu tổng quan cho thấy rằng:

Vải dệt kim đàn tính cao làm từ polyamid pha spandex cũng như các sản phẩm từ vải dệt kim đàn tính cao đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực may mặc. Ở Việt Nam, nhu cầu của thị trường cũng như phạm vi sử dụng của các sản phẩm từ vải dệt kim đàn tính cao có xu hướng ngày càng tăng.

- Khả năng giãn đàn hồi cao phù hợp với mục đích sử dụng.

- Giữ được khả năng giãn đàn hồi, ổn định kích thước theo thời gian sử dụng. Các đặc trưng xác định tính chất đàn hồi của vật liệu đàn tính:

- Biến dạng toàn phần.

- Biến dạng đàn hồi (còn gọi là biến dạng đàn hồi nhanh). - Biến dạng dẻo (còn gọi là biến dạng đàn hồi chậm). - Biến dạng nhão (còn gọi là biến dạng dư).

- Hệ số đàn hồi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến đặc trưng giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao: - Hệ số chứa đầy d/l (d: đường kính sợi, l: chiều dài vòng sợi của vải).

- Nguyên liệu dệt. - Cấu trúc dệt.

- Số chu kỳ, tần số và điều kiện chịu tải trọng.

Các phương pháp xác định áp lực trang phục lên cơ thể người mặc thường được sử dụng hiện nay là trực tiếp, gián tiếp, mô phỏng.

Trang phục chỉnh hình thẩm mỹ là loại trang phục ứng dụng khả năng giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao, tạo lực ép lên các vùng của cơ thể, giúp cơ thể người mặc gọn gàng hơn. Vì thế áp lực của trang phục lên cơ thể người mặc là một yếu tố rất quan trọng quyết định sự tiện nghi và cũng là tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm. Mặt khác, chúng được mặc bó sát cơ thể nên cũng cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, sinh thái, cũng như sự tiện nghi cử động. Hiện nay, trang phục chỉnh hình thẩm mỹ có thể được sản xuất theo công nghệ cắt may, bán định hình hoặc định hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)