Phƣơng pháp đo lực ép của vải dệt kim đàn tính cao lên bề mặt mô phỏng cơ thể ngƣờ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 39 - 42)

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

2.4.3. Phƣơng pháp đo lực ép của vải dệt kim đàn tính cao lên bề mặt mô phỏng cơ thể ngƣờ

phỏng cơ thể ngƣời

Phương pháp: [5]

Vải được kéo giãn độc lập theo các hướng dọc và ngang (với độ giãn xác định), đồng thời vải ép nén lên bề mặt mô phỏng bề mặt cơ thể người (bề mặt mềm, đàn hồi). Áp lực vải lên bề mặt này sẽ được xác định nhờ cảm biến lực (tương tự cân điện tử chính xác). Giá trị áp lực lên phần bề mặt đo được hiển thị số hóa trên màn hình của bộ phận đo. Từ kết quả này, áp lực vải lên bề mặt F được tính theo công thức sau đây:

F = 9.8xP/1000xS, N/m2 (Pa hoặc mmHg) (1) trong đó: P - Áp lực đo được bởi đầu đo, g;

S - Diện tích bề mặt của đầu đo, m2. Với đường kính đầu đo là 3 cm, công thức 1 có dạng sau:

F = 13.871 x P (N/m2 hay Pa) (2) F = 0.10406 x P (mmHg) (3)

Thiết bị: [5]

Cho phép xác định được độ giãn của vải độc lập hoặc đồng thời theo hướng dọc và hướng ngang mô phỏng tốt sự kéo giãn vải của trang phục mặc bó sát người; Bề mặt đo của thiết bị (bề mặt của thiết bị mà vải tiếp xúc và đặt đầu đo áp lực) mô phỏng tốt bề mặt cơ thể. Đầu đo đảm bảo cho kết quả chính xác và hiển thị được kết quả đo.

Độ chính xác của đầu đo được kiểm tra bằng tải trọng chuẩn. Hiệu chuẩn đầu đo và để các tải trọng 5 g, 10 g và 20 g lên bề mặt đo và quan sát kết qủa đo. Sau khi thực hiện 5 lần với mỗi mức tải trọng chuẩn, giá trị trung bình nhận được là 4.98 g, 9.97 g và 19.97 g. Sai số trung bình của đầu đo là 0.283%, đây là mức sai số có thể chấp nhận được.

Hình 2.2: Thiết bị đo áp lực của vải lên bề mặt.

1 - Thân (bệ) thiết bị;

2, 3 - Các ngoàm kẹp giữ vải theo hướng dọc, hướng ngang; 4, 5 - Các cơ cấu kéo giãn mẫu vải theo hướng dọc, hướng ngang;

6, 7 - Đầu đo độ giãn của vải theo hướng dọc, hướng ngang; 8 - Bệ ép hình cong mô phỏng một phần bề mặt cơ thể người; 9 - Vị trí đầu đo áp lực;

10 - Màn hình hiển thị áp lực đo; 11 - Cần nâng hạ đầu đo.

Quy trình đo mẫu trên thiết bị: [5]

Chuẩn bị mẫu: Kích thước vùng làm việc của mẫu thử là 7 cm x 12 cm. Phần mép vải để kẹp giữ mẫu tối thiểu là 1 cm. Do vậy cần cắt mẫu thử có kích thước tối thiểu là 9 x 14 cm. Giữ mẫu đã cắt trong điều kiện khí hậu quy định TCVN 17748-86 không ít hơn 24 giờ.

Kẹp giữ mẫu trên thiết bị: Lần lượt dùng các kim móc (trên các ngoàm kẹp giữa vải theo hướng dọc và hướng ngang) xuyên qua vải theo toàn chu vi vùng làm việc của mẫu với khoảng cách giữa các kim móc khoảng 1 cm.

Để tránh làm biến dạng mẫu khi kẹp mẫu, cần thu hẹp khoảng cách giữa các ngoàm kẹp khi móc giữ mẫu. Khi kẹp giữ mẫu và cả khi kéo giãn mẫu, cần hạ đầu đo xuống.

Sau khi kẹp (ghim) mẫu xong, sử dụng các cơ cấu kéo giãn vải để hiệu chỉnh vị trí các ngoàm kẹp đảm bảo độ giãn ban đầu của mẫu bằng 0 hay giá trị trên bảng điện tử của thước đo bằng 0. Các bảng điện tử thể hiện giá trị đo trên thước đo có thể ghi nhớ giá trị đo cả khi đã tắt màn hình. Khoảng cách giữa các ngoàm kẹp (ghim kẹp) theo hướng ngang và theo hướng dọc trên thiết bị đã được điều chỉnh chính xác tương ứng với kích thước vùng làm việc của mẫu thử theo hướng dọc là 12 cm, theo hướng ngang là 7 cm, và tương ứng với giá trị 0 trên các bảng điện tử của thước đo theo hướng dọc và theo hướng ngang.

Kéo giãn mẫu và đo áp lực: Sử dụng cơ cấu kéo giãn mẫu để kéo giãn

mẫu theo đúng độ giãn yêu cầu theo hướng dọc hoặc hướng ngang, hoặc theo cả hai hướng tùy thuộc vào mục đích đo.

Theo tiêu chuẩn XP EVN 12719 XP EVN 12719 [28], thực hiện kéo mẫu 5 lần với tốc độ trục kéo 200 mm/phút từ giá trị Lmin đến giá trị Lmax. Tiếp tục kéo lần thứ 6 đến giá trị Lmax và ghi lực kéo giãn khi mẫu đạt đến mức kéo Lmax. Lực kéo giãn mẫu lần thứ 6 được sử dụng để tính áp lực của vải lên bề mặt cơ thể người theo công thức Laplace.

Do vậy, để xác định áp lực của vải (mẫu thử) lên bề mặt, ta tiến hành kéo giãn mẫu 5 lần từ giá trị Lmin đến giá trị Lxd (giá trị độ giãn xác định), và ghi nhận áp lực vải lên đầu đo P khi kéo giãn mẫu thử lần thứ 6 đến giá trị Lxd.

Khi kéo giãn mẫu thử lần thứ 6, bật đầu đo và hiệu chỉnh đầu đo về 0. Sau khi kéo giãn mẫu đến giá trị Lxd, nâng đầu đo lên và ghi nhận ngay giá trị áp lực thể hiện trên màn hình của đầu đo. Theo kết quả đo nhận được, sử dụng công thức (2) hoặc (3) để tính áp lực của trang phục (vải) lên bề mặt mô phỏng cơ thể người mặc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)