Các phƣơng pháp xác định áp lực trang phục lên cơ thể ngƣời mặc 1.Phƣơng pháp trực tiếp [27]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 27 - 29)

1.4.1. Phƣơng pháp trực tiếp [27]

Để đo áp lực quần áo, các phần tử cảm biến thường được chèn vào giữa cơ thể con người và quần áo. Tuy nhiên, các phép đo thực tế thường bị hạn chế bởi kích thước của các cảm biến áp lực với điểm đo trên cơ thể người. Hơn nữa là độ sai lệch lớn trong những trường hợp đo từ chỗ bó sát đến chỗ rộng rãi. Trong những trường hợp này, lập bản đồ phân bố áp lực quần áo trên tất cả các bề mặt cơ thể người là một nhiệm vụ khó khăn. Ngay cả nếu dữ liệu áp lực thu được cũng có thể không tốt để thiết kế quần áo. Từ đó cho thấy, sự tương tác giữa cơ thể người và quần áo. Ví dụ như độ nhăn, độ chùng và độ bó sát, không thể chỉ được đánh giá từ dữ liệu áp lực quần áo, mà cần dựa vào những thông số khác về sự biến dạng của quần áo cần thiết khác.

Hình 1.16: Các cảm biến đo áp lực quần áo lên cơ thể người.

1.4.2. Phƣơng pháp gián tiếp [27]

Những đổi mới gần đây trong việc chế tạo vật liệu quần áo đã cho phép chúng ta sử dụng sự tương tác giữa cơ thể người và quần áo để xác định bất kỳ hỗ trợ cho hoạt động thể chất. Đặc biệt là trong các lĩnh vực ứng dụng có giá trị gia tăng cao chẳng hạn như thể thao và dịch vụ y tế, nhu cầu về quần áo thân thiện hơn cũng đang gia tăng rất nhiều. Đối với các sản phẩm tiêu dùng, chẳng hạn như

trang phục lót, trang phục bó sát,…thì hiệu ứng từ công nghệ cao này có ứng dụng rộng rãi và sử dụng cho các lợi ích trực tiếp để cải thiện cuộc sống hàng ngày. Trong phản ứng với các xu hướng gần đây, các nhà khoa học tìm kiếm một kỹ thuật mới hiệu quả để đo áp lực quần áo tốt hơn bằng cách sử dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn.

Để mô phỏng áp lực quần áo, các nhà khoa học đưa trạng thái biến dạng của vải về các mô hình vật liệu có sẵn. Các vật liệu vải là những sản phẩm phức tạp được thực hiện từ quá trình kéo sợi, dệt thoi, hoặc dệt kim. Thay vì mô hình hóa các loại sợi, thì người ta mô hình hóa biến dạng vĩ mô của các loại sợi vì sau khi được dệt ta cũng có thể xác định được. Dù bằng cách nào thì nó cũng thể hiện trạng thái phức tạp do tác động kết hợp phi tuyến cao và các thuộc tính không đẳng hướng của nó. Hiện nay, hai phương pháp phân tích phổ biến được sử dụng là mô hình ma trận lưới kết hợp với các thành phần đàn hồi đẳng hướng và mô hình ma trận lưới kết hợp với các thành phần đàn hồi không đẳng hướng

Không đẳng hướng Đẳng hướng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)