Nguyên lý đo biến dạng nén của lớp mút dƣới áp lực cho trƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 43 - 45)

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

2.4.4.2. Nguyên lý đo biến dạng nén của lớp mút dƣới áp lực cho trƣớc

Thiết bị:

- Máy kéo đứt đa năng RTC-1250A (chọn chế độ vận hành: nén - “Compression”) của Nhật Bản tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may và Da giày, trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

- Camera ghi lại các thông số: áp lực nén, chiều dày lớp mút thay đổi khi áp lực thay đổi trong suốt quá trình đo.

Sơ đồ nguyên lý đo:

(A): Lớp mút trước khi bị nén (B): Lớp mút sau khi bị nén

Hình 2.4: Sơ đồ nguyên lý đo độ biến dạng nén của lớp mút dưới áp lực cho trước.

1 - Load cell điện tử 2 - Tấm kim loại 3 - Tấm mút

Nguyên lý đo:

- Mô tơ chuyển động với tốc độ không đổi v = 5mm/s mang “load cell” (1) tác dụng một lực P1 tăng dần vào tấm mút có thể tích 100 x 100 x 20 mm3 (3).

- Tấm kim loại (2) tiếp xúc với bề mặt tấm mút có đường kính 47mm diện tích 1734.065 (mm2

).

- Khi áp lực tăng đến P2 ( P2>P1) tác dụng vào tấm kim loại (2) đè vào tấm mút có chiều dày ban đầu là h1 làm cho chiều dày tấm mút giảm xuống h2 (hình B).

- Toàn bộ quá trình đo sẽ được hiển thị trên màn hình và được camera ghi lại các giá trị: P1, P2, h1, h2.

- Căn cứ vào giá trị áp lực P và diện tích tiếp xúc của tấm kim loại với tấm mút, sẽ xác định được áp lực đè lên một đơn vị diện tích tấm mút. - Các giá trị độ dày h (biến dạng nén) của tấm mút tương ứng với áp lực

trình đo. Kết quả mối quan hệ giữa áp lực và độ dày h (biến dạng nén) của lớp mút có thể được thể hiện trên đồ thị.

Quy trình thí nghiệm:

Chuẩn bị mẫu: cần cắt mẫu thử có kích thước tối thiểu là (100 x 100)

Khi đo và cắt mẫu phải chọn phần diện tích bên trong tấm mút, cách mép ít nhất 50 mm và dày đều 20 mm không bị lún.

Để ổn định mẫu trong điền kiện tiêu chuẩn tối thiểu 24 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm.

Cách tiến hành thí nghiệm:

Chỉnh máy sang chế độ nén ép.

Đặt mẫu lên bệ đỡ, tâm mẫu trùng với tâm đầu đo.

Quay núm điều chỉnh cho đầu đo đi xuống với vận tốc 5mm/phút. Dùng máy quay phim quay lại chỉ số hiển thị trên màn hình. Sử dụng máy tính để xem lại đoạn ghi hình và ghi lại kết quả ở các mức 1 mm, 2 mm, 3 mm, 4 mm, 5 mm, 6 mm, 7 mm, 8 mm, 9 mm, 10 mm, 11 mm, 12 mm, 13mm, 14 mm, 15 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)