Nguyên lý xác định khả năng chỉnh hình theo áp lực của vải dƣới độ giãn ngang xác định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 45 - 47)

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

2.4.4.3. Nguyên lý xác định khả năng chỉnh hình theo áp lực của vải dƣới độ giãn ngang xác định

độ giãn ngang xác định

Thiết bị:

- Ổng nhựa PVC hình trục tròn cao 350 mm, với chu vi mặt ngoài là 442 mm. Mặt ngoài ống PVC bọc một lớp mút cao 200 mm, có độ dày 20 mm để mô phỏng bề mặt cơ thể người mặc, có chu vi mặt ngoài 570 mm (hình 2.3).

- Một thước dây có độ dài 150 cm, có độ chính xác tới 1 mm.

Quy trình thí nghiệm:

Chuẩn bị mẫu: mẫu thử là vải dệt kim dạng ống tròn có chiều dài là 28,4 cm. May, vắt sổ mẫu ở các kính thước ngang là 26,3 cm; 25 cm; 23,7 cm; 22,3 cm; 21,2 cm; 19,5 cm; 18,5 cm.

Kích thước vùng làm việc của mẫu thử theo chiều dọc là 100 mm. Phần mép vải bị quăng ở 2 mép là 25 mm. Do vậy cần cắt mẫu thử có kích thước tối thiểu theo chiều dọc là 150 mm. Khi đo và cắt mẫu phải chuẩn theo hàng vòng, tránh hiện tượng cắt đứt vòng sợi trong cùng một hàng vòng.

Cắt mẫu: 7 mẫu, đánh số từ NP1  NP7.

Giữ mẫu đã cắt trong điều kiện khí hậu quy định TCVN 17748-86 không ít hơn 24 giờ. Tất cả các thí nghiệm đã được thực hiện trong cùng điều kiện.

Cách tiến hành thí nghiệm:

Đo chu vi ống trước khi lồng băng vải – C0.

Lồng băng vải vào mô hình, chỉnh sao cho vải nằm giữa ống đồng thời không kéo căng theo chiều dọc, giữ đúng kích thước vùng làm việc của vải theo chiều dọc ban đầu là 100 mm.

Sau khi tháo vải ra, để mút ổn định trong điền kiện tiêu chuẩn tối thiểu 24 giờ trước khi tiến hành thí nghiệm tiếp.

Đo mẫu:

Dùng thước dây đặt song song với mặt phẳng đặt thiết bị thí nghiệm, đo chu vi tại vị trí chính giữa chiều cao băng vải sau khi lồng vải vào ống tại các thời điểm sau 1h, 2h, 3h, 4h, 5h, 6h, 7h, 8h, quan sát và sử dụng các giá trị sau khi chu vi của mô hình đã ổn định.

Với chu vi này, ta tính ra bán kính mô hình bao gồm cả vải - rv và xác định độ dày của vải. Từ đó, ta tính được bán kính mô hình khi bị ép (không tính vải) - ri và chu vi mô hình sau khi lồng băng vải thứ i - Ci.

Các mẫu đều được tiến hành như trên.

Khả năng chỉnh hình của mẫu M được tính theo công thức sau: Mi = C0 - Ci

Trong đó:

Mi - khả năng chỉnh hình mẫu thứ i;

C0 - chu vi mô hình trước khi lồng băng vải (có giá trị bằng 570 mm);

Ci - chu vi của mô hình sau khi lồng băng vải thứ i (giá trị tại thời điểm chu vi của mô hình đã ổn định).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)