Phƣơng pháp xác định lực kéo giãn theo hƣớng ngang lớn nhất để đạt độ giãn cho trƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 38 - 39)

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

2.4.2. Phƣơng pháp xác định lực kéo giãn theo hƣớng ngang lớn nhất để đạt độ giãn cho trƣớc

độ giãn cho trƣớc

Lực kéo giãn theo hướng ngang lớn nhất để đạt độ giãn cho trước cũng là đặc trưng để đánh giá độ đàn hồi của vải, đặc trưng này được xác định theo tiêu chuẩn NF G07-196 phương pháp 1.

Thiết bị:

- Máy kéo đứt đa năng RTC-1250A của Nhật Bản tại Trung tâm thí nghiệm Vật liệu dệt may và Da giày, trường ĐH Bách khoa Hà Nội. - Một thước thẳng có độ dài 30 cm, có độ chính xác tới 1 mm.

Quy trình thí nghiệm:

Chuẩn bị mẫu: Kích thước vùng làm việc của mẫu thử là 100 mm x 50

mm. Phần mép vải để kẹp giữ mẫu ở mỗi đầu tối thiểu là 50 mm. Do vậy cần cắt mẫu thử có kích thước tối thiểu là 200 mm x 50 mm (chiều dài mẫu theo chiều ngang của vải). Khi đo và cắt mẫu phải chuẩn theo cột vòng, tránh hiện tượng cắt đứt vòng sợi trong cùng một cột vòng.

Cắt mẫu: 5 băng ngang ứng với mỗi mức kéo giãn: 10%, 20%, 30%, 40%, 50%, 60%. Với ký hiệu mẫu như sau: “Số thứ tự mẫu” “Mức kéo giãn”. Ví dụ: 110%.

Giữ mẫu đã cắt trong điều kiện khí hậu quy định TCVN 17748-86 không ít hơn 24 giờ. Tất cả các thí nghiệm đã được thực hiện trong cùng điều kiện.

Cách tiến hành thí nghiệm: Đánh dấu khoảng cách làm việc của mẫu với chiều dài là 100 mm. Đánh dấu tâm hình học theo hướng dọc của mẫu.

Chỉnh kẹp trên đi xuống và cách kẹp dưới 100 mm, ấn nút EXT-0 để chọn mốc.

Nâng kẹp trên lên sao cho khoảng cách hai kẹp trên và kẹp dưới là 10 mm, ấn nút EXT-0 để mặc định mức kéo giãn.

Hạ kẹp trên xuống tới giá trị - 10 mm.

Kẹp một đầu mẫu vào đầu trên cố định sao cho tâm (trục hình học) của mẫu trùng với tâm đỏ của kẹp, sau đó vặn kẹp trên lại. Kẹp đầu còn lại của mẫu vào kẹp dưới sao cho (trục hình học) của mẫu trùng với tâm đỏ của kẹp và lực căng ban đầu của mẫu  0.02 N, sau đó vặn kẹp dưới lại.

Ấn nút Start để kẹp trên đi lên trên 10 mm ứng với kéo giãn 10% (theo tiêu chuẩn NFG07-196 phương pháp 1). Vải bị kéo giãn với tốc độc 500 mm/phút. Giữ mẫu ở trạng thái bị kéo căng 10% trong vòng 30 phút.

Sự thay đổi ứng suất lớn nhất là trong 5 phút đầu tiên. Do đó ghi lại kết quả tại các thời điểm: 0’, 1’, 2’, 3’, 4’, 5’, 6’, 7’, 8’, 9’, 10’, 15’, 20’, 25’, 30’ trên phần mềm giao tiếp trên máy vi tính.

Các mẫu đều được tiến hành tương tự như trên với các mức kéo giãn 20%, 30%, 40%, 50%, 60%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)