Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 47 - 49)

CHƢƠNG 2: NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục đích nghiên cứu

2.4.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu thực nghiệm

Trong luận văn, để tìm mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và áp lực của chúng lên người mặc, tác giả đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel để vẽ biểu đồ, xây dựng các phương trình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi với áp lực của chúng dựa trên các số liệu thực nghiệm thu được về giá trị độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao, áp lực lên bề mặt mô phỏng cơ thể người.

Việc xử lý và tính toán số liệu được sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thực hiện các nội dung xử lý kết quả nghiên cứu như sau:

- Lập các bảng tính Excel để xử lý số liệu thí nghiệm.

- Vẽ biểu đồ thể hiện trực quan kết quả nghiên cứu thực nghiệm.

- Xây dựng các phương trình hồi quy, ứng dụng để dự đoán khả năng chỉnh hình cho phép của vải.

2.5. Kết luận chƣơng 2

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, phần nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện như sau:

Vải sử dụng trong nghiên cứu này được cung cấp bởi dự án B2014.01. Ba loại sợi sử dụng để dệt vải gồm: 100% Spandex, 100% Polyamid (48 filament/hướng xoắn z), Polyamid bọc sợi spandex (35 filament, 6% spmadex hương xoắn s). Kiểu dệt: Single. Mật độ: cột: 220 / 100 mm, hàng: 270 / 100 mm. Khối lượng riêng: 342.22 g/m2.

Xác định độ đàn hồi E theo hướng ngang của vải.

Xác định lực kéo giãn theo hướng ngang lớn nhất để đạt độ giãn cho trước. Đo lực ép của vải dệt kim đàn tính cao lên bề mặt mô phỏng cơ thể người. Xác định khả năng chỉnh hình theo áp lực của vải dưới độ giãn ngang xác định. Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xây dựng các hàm số, vẽ biểu đồ thể hiện độ giãn đàn hồi, mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi với áp lực và khả năng chỉnh hình của vải dựa trên các số liệu thực nghiệm thu được về giá trị độ giãn đàn hồi, áp lực và khả năng chỉnh hình theo áp lực của vải trên bề mặt mô phỏng cơ thể người.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả xác định độ đàn hồi E theo hƣớng ngang của vải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa độ giãn đàn hồi của vải dệt kim đàn tính cao và (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)