Nhóm yếu tố về năng lực cán bộ đoàn

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 76)

4.2.1.1 Trình độ chuyên môn của cán bộĐoàn

Trình độ chuyên môn của cán bộ Đoàn quyết định đến khả năng tiếp cận công việc cũng như năng lực tổ chức các hoạt động và vai trò của thanh niên vào các hoạt động kinh tế - xã hội. Trình độ chuyên môn là tiêu chuẩn để tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ Đoàn, cán bộ Đoàn cấp cơ sở trình độ có thể từ trung cấp trở lên, song cán bộĐoàn từ cấp huyện trở lên trình độ chuyên môn phải đại học trở lên, do vậy việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Đoàn trong giai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 đoạn hiện nay cần được quan tâm, chú trọng, trong đó quan tâm đến yếu tố trình độ chuyên môn của cán bộ Đoàn, yếu tố này quyết định đến đầu ra của cán bộĐoàn hiện nay.

Hệ thống trường đào tạo chuyên ngành công tác Đoàn hiện nay chỉ có duy nhất Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, song đào tạo bậc đại học mới bắt đầu từ năm 2011 đến nay, những năm trước đây chỉđào tạo trung cấp nghiệp vụĐoàn và lý luận chính trị (thời gian đào tạo 2 năm), do đó những cán bộĐoàn tốt nghiệp tại học viện nếu được tuyển dụng vào các cơ quan của Đoàn sau một thời gian công tác phải tiếp tục học đại học, cao đẳng để chuẩn hóa bằng cấp do đó ảnh hưởng đến thời gian cống hiến cho hoạt động Đoàn. Thực tế trong giai đoạn hiện nay, việc luân chuyển, tuyển dụng mới cán bộ làm công tác Đoàn các cấp chủ yếu từ các trường và lấy nguồn cán bộ từ các ngành như sư phạm, các cơ quan quản lý nhà nước, ở khối đảng, đoàn thể về làm công tác Đoàn, do đó đội ngũ cán bộ này tiếp tục phải được trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, lý luận về thanh niên và công tác thanh niên. Cán bộĐoàn muốn thu hút được thanh niên ngoài các kỹ năng và điều kiện cần thiết thì về mặt chuyên môn cần được bổ sung kiến thức về quản lý kinh tế, xây dựng dự án, ... để vận động thanh niên tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

Hiện nay, hoạt động công tác Đoàn ngoài việc tổ chức các hoạt động xã hội thì vai trò của Đoàn thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm và cần thiết. Tuy nhiên, cán bộ đoàn hiện nay đều xuất phát từ hoạt động phong trào, thiếu kiến thức về phát triển kinh tế, đây là một trong những hạn chế để cán bộ đoàn làm gương thu hút sự tham gia của thanh niên. Do đó, trong thời gian tới việc bồi dưỡng trình độ kinh tế, đạc biệt là kiến thức về kinh tế nông nghiệp, kiến thức thị trường, kiến thức quản lý kinh tế, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cần được trang bị.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 64

Bảng 4.16 Kết quả khảo sát nhu cầu kiến thức về kinh tế nông nghiệp cần trang bị cho cán bộ đoàn cơ sở trang bị cho cán bộ đoàn cơ sở

ĐVT: (%) STT Nội dung Rất cần (%) Cần (%) Chưa cần (%) 1 2 3 4 5 Kỹ thuật trồng trọt

Kỹ thuật chăn nuôi, thuỷ sản Kiến thức thị trường Kiến thức quản lý kinh tế Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 22,9 37,4 49,4 60,2 59,0 27,7 26,5 30,1 22,9 36,1 49,4 36,1 20,5 16,9 4,8 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tuy đã có bước tiến mới nhưng còn hạn chế về tư duy sáng tạo, về năng lực vận dụng thực tế. Điều đó cho thấy cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay đang thiếu kiến thức cần thiết cho yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà các vấn đềđược bộc lộ rõ nhất đó là tỷ lệ hạn chế chưa đáp ứng được công tác đào tạo nâng cao trình độ còn cao. Hầu hết cán bộ đoàn cơ sởđều mong muốn được tham gia nhiều hơn các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về kỹ năng hoạt động Đoàn, kiến thức nghề nghiệp và kiến thức bổ trợ khác.

Để nâng cao hiệu quảđào tạo, bồi dưỡng khi thấy lớp tập huấn, bồi dưỡng thì phương pháp học cần phải được chuẩn bị kỹ càng, có chọn lọc; nội dung cần phong phú, đa dạng hơn nhất là phần kỹ năng, nghiệp vụ và cần tăng cường hơn các kiến thức xoay quanh vấn đề về khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh tế nông nghiệp, lập dự án và giải quyết việc làm cho thanh niên, ...

4.2.1.2 Về kỹ năng, nghiệp vụ của cán bộĐoàn:

Để nâng cao vai trò của thanh niên thì kỹ năng, nghiệp vụ của người cán bộ Đoàn có vai trò rất quan trọng, để thanh niên tham gia các hoạt động do tổ chức mình thì đòi hỏi người cán bộđoàn phải có năng lực trên nhiều lĩnh vực, từ kỹ năng tổ chức các chương trình, kỹ năng tuyên truyền, thuyết phục và vận động quần chúng (công tác dân vận), kỹ năng quản lý, kỹ năng lãnh đạo và tổ chức thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 65 Kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Đoàn là một trong những điều kiện quyết định đến vai trò của thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế. Những cán bộ Đoàn có kỹ năng nghiệp vụ tốt và biết vận dụng vào hoạt động thực tiễn sẽ giúp thu hút được vai trò của thanh niên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Kỹ năng của cán bộ đoàn bao gồm: kỹ năng tham mưu, lãnh đạo; kỹ năng điều hành, quản lý; kỹ năng tổ chức hoạt động; kỹ năng soạn thảo; kỹ năng ứng xử và xử lý mối quan hệ và kỹ năng thuyết trình. Các kỹ năng nêu trên đều rất cần đối với bất kỳ một người cán bộ Đoàn nào, dù làm chuyên trách hay bán chuyên trách, kiêm nhiệm, trong đó kỹ năng tham mưu, lãnh đạo đóng vai trò quan trọng, quyết định sự thay đổi của công tác Đoàn và phong trào thanh niên ởđịa phương.

Bảng 4.17 Kết quả khảo sát về các kỹ năng cần được

trang bị cho cán bộ đoàn cơ sở

ĐVT: (%) STT Chỉ tiêu Rất cần Cần Chưa cần (%) (%) (%) 1 - Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo 59,0 20,5 20,5 2 - Kỹ năng điều hành, quản lý 6,2 18,1 75,7 3 - Kỹ năng tổ chức các hoạt động 69,9 28,9 1,2 4 - Kỹ năng soạn thảo 25,3 36,1 38,6 5 - Kỹ năng ứng xử và xử lý mối quan hệ 24,9 27,7 47,4 6 - Kỹ năng thuyết trình 14,5 20,5 65,0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng cho thấy, ở nội dung về kỹ năng hoạt động Đoàn tỷ lệ cán bộ đoàn cơ sở mong muốn cần được nâng cao kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức các hoạt động chiếm tỷ lệ tương đối cao (59,0% và 69,9%). Điều này cũng phản ánh rõ hơn về thực trạng năng lực của một số cán bộ đoàn cơ sở, tự họ không tự tin vào kỹ năng nghiệp vụ của mình và cảm thấy còn yếu, cần được tăng cường hơn.

Qua điều tra cho thấy ởđâu đội ngũ cán bộ Đoàn có kỹ năng, nghiệp vụ cao thì ởđó có vai trò của thanh niên vào phát triển kinh tế - xã hội nhiều hơn và ngược lại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

Bảng 4.18 Đánh giá kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ Đoàn cơ sở

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ ý kiến tham gia (%) Khá Trung bình Kém 1 Tổ chức hội họp, hội thảo 56,6 36,1 7,3 2 Tổ chức các hoạt động phong trào 49,4 26,5 24,1

3 Nói trước công chúng 42,2 6,0 51,8

4 Tuyên truyền, vận động, thuyết phục 34,9 10,8 54,3 5 Phân tích đánh giá tổng hợp 50,6 16,9 32,5 6 Viết báo cáo, soạn thảo văn bản 38,6 2,4 59,0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Đánh giá các kỹ năng nghiệp vụ đoàn dựa vào các tiêu chí gồm: tổ chức hội họp, tổ chức hoạt động phong trào, tuyên truyền, vận động thuyết phục cho thấy hiện nay thanh niên ở các địa phương đánh giá năng lực của cán bộđoàn chỉ ở mức độ khá và trung bình, một số tiêu chí còn yếu.

4.2.1.3 Lòng yêu nghề, trách nhiệm, nhiệt tình với công việc

Cán bộ nói chung và cán bộ Đoàn nói riêng phải có lòng yêu nghề mới có động lực thật sự để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Người có năng lực, chuyên môn cao nhưng không yêu nghề thì cũng chưa phải là cán bộ tốt, cán bộ có năng lực. Có yêu nghề mới luôn luôn có khát vọng tìm kiếm biện pháp để nâng cao hiệu quả chuyên môn, sẻ chia với cộng đồng, những vấn đề chung của xã hội, của địa phương và công việc nơi công tác. Không có lòng yêu nghề thì không xây dựng được đội ngũ cán bộ cấp dưới của mình tốt. Chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên phụ thuộc một cách quyết định vào lòng yêu nghề của người cán bộĐoàn.

Người cán bộ Đoàn là thủ lĩnh của thanh niên, để làm tốt nhiệm vụ đó họ phải là người có tâm huyết với nghề nghiệp hoạt động chính trị xã hội. Nắm vững phương pháp luận khoa học, có kiến thức xã hội đủ rộng, thông thạo nghiệp vụĐoàn - Hội - Đội và có kỹ năng công tác thanh thiếu niên.

Tuy lòng nhiệt tình của cán bộĐoàn cơ sở có sự biến động tăng giảm ở mỗi đơn vị nhưng nhìn chung là rất cao, đặc biệt là ở các xã vùng đặc biệt khó khăn. Điều này cho thấy, ởđâu cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo môi trường cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67 công tác Đoàn và phong trào thanh niên thì nơi đó có sự nhiệt tình cao và ngược lại. Nếu thiếu sự nhiệt tình, yêu nghề và gắn bó với nghề, cán bộđoàn cơ sở sẽ không gắn bó với cơ sở, với đoàn viên thanh niên, không tư duy, suy nghĩ để tổ chức các hoạt động phong trào cho đoàn viên thanh niên tham gia và không tích cực tham mưu với lãnh đạo chính quyền để giải quyết các vấn đề đoàn viên thanh niên còn thắc mắc, làm việc theo kiểu thụ động, máy móc. Hoạt động Đoàn ởđó sẽ kém, không có hiệu quả, không thu hút đoàn viên thanh niên và không được sự quan tâm của các cấp, các ngành, điều này sẽ dẫn tới kết quả là vai trò của cán bộđoàn cơ sở nơi đó thấp, uy tín sẽ giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 71 - 76)