Mô hình giải quyết việc làm cho thanh niên

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 93)

(Nguồn: Số liệu điều tra, năm 2014) Tổ chức Đoàn cấp tỉnh Tổ chức Đoàn cấp huyện Tổ chức Đoàn cấp xã Tổ chức Đoàn cấp TƯ Các trung tâm dịch vụ giới thiệu việc làm Trung tâm Hoạt động TTN tỉnh Trung tâm Dịch vụ và GTVL thanh niên huyện Văn phòng tư vấn và giới thiệu việc làm cấp xã Doanh nghiệp Doanh nghiệp Doanh nghiệp Chỉđạo Phối hợp Ghi chú:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Đổi mới căn bản hoạt động định hướng nghề nghiệp cho thanh niên trong các trường phổ thông, các trường đào tạo nghề nghiệp (cao đẳng, đại học và dạy nghề) và ngoài xã hội, cụ thể:

Đối với thanh niên các trường phổ thông: Phải từng bước thay đổi xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên nhằm giảm tỷ lệ học sinh lựa chọn học đại học không phù hợp với khả năng của mình và tăng tỷ trọng vào học nghề nhất là các nghề công nghệ cao, đồng thời trang bị kiến kiến, kỹ năng cơ bản chung nhất về nghề nghiệp để có khả năng tham gia thị trường lao động ngay nếu không tiếp tục học lên nữa và kết nối nhà trường với thị trường lao động, trong đó vai trò tổ chức Đoàn làm nòng cốt.

Đối với thanh niên đang học tại các trường đào tạo nghề nghiệp: Cần tập trung tư vấn về đào tạo liên thông, đào tạo nâng cao kiến thức, cung cấp thông tin thị trường lao động, tư vấn việc làm nhất là sinh viên năm cuối và hướng dẫn thanh niên tham gia giao dịch thị trường lao động.

Đối với ngoài xã hội: Cần tập trung vào đối tượng thanh niên thất nghiệp, thanh niên chưa có việc làm để lựa chọn nghề để học, tư vấn việc làm, thông tin thị trường lao động, tham gia sàn giao dịch việc làm.

4.3.3.4 Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường xã hội

a. Xây dựng môi trường sống lành mạnh cho thanh niên

Các cấp, các ngành và tổ chức đoàn cần tập trung tham mưu, giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách, tạo bước chuyển rõ rệt trong phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, kiên quyết để các địa bàn đạt tiêu chuẩn “4 không” về ma túy. Đồng thời, đầu tư thỏa đáng các thiết chế văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng vừa hiện đại nhưng vẫn đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc. Duy trì và đổi mới hoạt động thể chất và phong trào thể dục thể thao nhằm tạo điều kiện cho thanh thiếu niên tích cực tham gia hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện thể chất. Nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần, giáo dục sức khỏe sinh sản và giáo dục tiền hôn nhân cho thanh niên. Tiếp tục thực hiện các chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về dân số, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm trong thanh niên. Tạo môi trường và điều kiện để khuyến khích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 thanh niên tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao kỹ năng sống và làm việc cho thanh niên. Khuyến khích thanh niên tự bảo vệ mình trước các tệ nạn xã hội, các sản phẩm phản văn hóa, tệ nạn ma túy, mại dâm.

Tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án vào địa bàn các xã nông thôn ; quan tâm đến lồng ghép các nguồn vốn để phát huy được tối đa hiệu quả của dự án. Thường xuyên giám sát, theo dõi, đánh giá hiệu quả của dự án tại các xã khó khăn; công khai các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; phát huy vai trò giám sát, phản biện của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn. Những phần việc, công việc trong các chương trình có thể giao cho thanh niên thực hiện, Nhà nước có cơ chế giám sát, quản lý; sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương trong các công trình, dự án của Nhà nước, vừa tăng thu nhập cho người dân, đồng thời giảm chi phí đầu tư.

b. Vận động, huy động thanh niên tham gia vào các hoạt động trong bảo vệ môi trường, phòng chống lụt bão, thiên tai, dịch bệnh

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh đã xác định, lực lượng thanh niên có vai trò rất quan trọng để đi đầu, đảm nhận vai trò xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Thông qua việc đẩy mạnh tăng cường các hoạt động để thúc đẩy thanh niên nêu cao vai trò trách nhiệm, nâng cao nhận thức vềứng phó với biến đổi khí hậu cho cộng đồng, đặc biệt là thanh, thiếu niên. Chính quyền địa phương các cấp đã chủ động tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu nổi bật, như: Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất 2013; hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường với chủ đề “Nước sạch và vệ sinh môi trường đảm bảo an toàn và bền vững”; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày môi trường Thế giới với chủ đề “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm”.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục thanh thiếu nhi nâng cao nhận thức, hướng tới thay đổi hành vi trong các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Để thanh niên và nhân dân hiểu rõ tác hại của việc tàn phá cảnh quan, môi trường tác động đến đời sống của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 Thông qua các hình ảnh trực quan như việc đốt rừng làm nương rãy, phá rừng, sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, ... làm khô kiệt tài nguyên, thiên nhiên, gây thảm họa hạn hán, lũ lụt, ...

Định hướng cho thanh niên thay đổi hành vi, sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên; vận động hộ gia đình thanh niên đưa trâu, bò ra khỏi gầm sàn, vệ sinh nơi dân cư sạch sẽ, thực hiện việc thu gom các rác thải, chất thải, bảo vệ môi trường; từng hộ thanh niên thi đua xây dựng môi trường đô thị văn minh, an toàn, sáng, xanh, sạch đẹp

c. Vận động thanh niên tham gia xây dựng đời sống văn hoá mới

Tích cực tham gia thực hiện Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hoá ở khu dân cư”, trong đó tập trung vận động thanh niên thực hiện tốt các quy ước, hương ước trên địa bàn dân cư. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động và ký cam kết “5 có, 5 không” trong thanh niên

Tăng cường tổ chức các loại hình nghệ thuật, trò chơi dân gian, tuyên truyền, vận động thanh thiếu nhi tích cực học tập, tìm hiểu, giữ gìn, bảo tồn và phát huy thuần phong, mỹ tục, giá trị của các di tích lịch sử, cách mạng.

Tiếp tục vận động đoàn viên thanh niên xung kích đi đầu thực hiện cuộc vận động “cưới văn minh, tiết kiệm” không phô trương hình thức; giảm tỷ lệ tảo hôn, không sinh con thứ 3, hôn nhân cận huyết thống. Vận động gia đình và người thân từng bước bỏ các hủ tục lạc hậu, không học và truyền đạo trái pháp luật, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn minh, tiến bộ.

d. Thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng

Tổ chức hiệu quả phong trào "Thanh niên tình nguyện” với nội dung trọng tâm là góp phần bảo đảm an sinh xã hội, vì cuộc sống cộng đồng, tham gia phát triển y tế, giáo dục ở cơ sở, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn giao thông, hiến máu tình nguyện... Tổ chức hiệu quả “Tháng thanh niên”, "Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè", chương trình “Tình nguyện mùa đông” hàng năm. Tiếp tục vận động đoàn viên, thanh niên hưởng ứng các chương trình "Nhà nhân ái", "Nhà bán trú dân nuôi", “Nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 Củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của các đội hình tình nguyện, liên kết và định hướng hoạt động của các đội, nhóm tình nguyện tự phát; thành lập các đội hình tình nguyện chuyên, chú trọng đến các đội hình tình nguyện tại chỗ. Chủ động kết nối với các đội hình thanh niên tình nguyện trong và ngoài tỉnh tham gia giải quyết những vấn đề cấp thiết của địa phương. Tiếp tục phối hợp triển khai các đội trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đặc biệt khó khăn.

e. Vận động thanh niên tham gia xây dựng làng thanh niên lập nghiệp, các khu kinh tế thanh niên

Vận động và tổ chức cho thanh niên địa phương tham gia vào làng thanh niên lập nghiệp, đây là một trong chủ trương của chính phủ trong việc ổn định đời sống, kinh tế vùng biên giới. Hiện nay tỉnh Đoàn Bắc Ninh đang phối kết hợp với huyện và các ngành liên quan xây dựng Làng thanh niên lập nghiệp. Trong thời gian tới các tổ chức Đoàn, Hội cần phối kết hợp thực hiện việc tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia xây dựng, phát triển kinh tế làng. Tổ chức Đoàn các cấp cần triển khai các chương trình dự án để xung kích đảm nhận công trình, phần việc huy động lực lượng thanh niên tham gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng Vai trò của thanh niên vào phát triển kinh tế là một hoạt động vô cùng cần thiết. Việc thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế , đặc biệt là tại các xã khó khăn sẽ không chỉ là đòn bẩy giúp đẩy mạnh kinh tế ở địa phương mà còn mang tầm quan trọng trong ổn định đời sống xã hội và bảo vệ môi trường.

Qua thực tế nghiên cứu vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế ở Huyện Lương tài- Tỉnh Bắc Ninh chúng tôi rút ra một số kết luận sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tỷ lệ thanh niên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế trên địa bàn tương đối thấp thể hiện: chỉ 33% thanh niên tham gia tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ, mặc dù ở các xã khó khăn hàng năm các chương trình, dự án trên địa bàn triển khai rất nhiều các khóa tập huấn, đào tạo cho người dân; 20% thanh niên tham gia vào các hoạt động chuyển giao khoa học công nghệ; 16,7% thanh niên tham gia vào xây dựng các mô hình trình diễn trên địa bàn các xã khảo sát.

- Tuy nhiên tỷ lệ thanh niên tham gia vào các hoạt động xã hội trên địa bàn phát triển rất mạnh, đặc biệt trên 70% thanh niên tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới như: tu sửa đường giao thông, cứng hóa kênh mương…

- Hoạt động bảo vệ môi trường cũng thu hút sự tham gia nhiệt tình của thanh niên trên địa bàn. Trên 80% thanh niên tham gia vào các chương trình phát đồng trồng cây xanh, thu gom rác thải…

Thực trạng tham gia của thanh niên vào phát triển kinh tế có sự khác nhau là do nhiều yếu tố tác động. Qua thực tế nghiên cứu chúng tôi tổng kết 4 nhóm yếu tố tác động bao gồm:

- Nhóm yếu tố về năng lực của cán bộ đoàn. Thực tế tổ chức Đoàn thanh niên được coi là cơ quan đỡđầu của thanh niên. Ở những địa phương có tổ chức đoàn thanh niên mạnh sẽ là đòn bẩy cho vai trò của thanh niên. Tuy nhiên thực tế hiện nay, cán bộđoàn ở xã khó khăn thường xuất thân từ cán bộ phong trào, trình độ chuyên môn về phát triển kinh tế còn nhiều hạn chế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 - Xuất phát từ yếu tố nội tại thanh niên. Ở các xã nông thôn, mặc dù lực lượng thanh niên đông, có sức khỏe, tuy nhiên họ rất yếu về kinh tế, trình độ hạn chế, điều kiện tiếp cận với khoa học công nghệ, cơ hội tiếp cận việc làm không cao, điều này đã hạn chế rất nhiều đến vai trò của thanh niên đến phát triển kinh tế. - Ngoài hai yếu tố chủ yếu trên còn có các nhóm yếu tố về cơ chế, chính sách và môi trường xã hội.

Vậy giải pháp để nâng cao vai trò của thanh niên vào phát triển kinh tế là đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng an ninh của vùng; khai thác mạnh các nguồn tài nguyên, thế mạnh vềđất đai, khí hậu, khoáng sản, hoàn thành định canh, định cư, hạn chế tối đa việc di dân tự do vào phía Nam và các vùng khác; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; gắn phát triển kinh tế- xã hội với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động thanh niên để thanh niên hiểu tham gia phát triển kinh tế là quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi công dân, mọi tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp trong đó có thanh niên. Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện Lương Tài lần thứ XX, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2020 đòi hỏi phải có sựđoàn kết, ủng hộ của nhân dân trong tỉnh trong đó có vai trò không nhỏ của tổ chức mang tên Bác - Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối vi Đảng b tnh Bc Ninh

- Tiếp tục lãnh đạo thắng lợi Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thanh niên và công tác thanh niên trong giai đoạn mới; Ban hành văn bản cụ thể hóa Quy chế cán bộĐoàn đã được Bộ Chính trị ban hành.

- Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉđạo, đôn đốc, theo dõi các cấp, các ngành thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91

công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước".

- Thường xuyên có định hướng, lãnh đạo, chỉđạo, ban hành Nghị quyết về lãnh đạo công tác thanh niên định kỳ 6 tháng, 1 năm.

5.2.2 Đối vi UBND tnh Bc Ninh

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục củng cố bộ phận quản lý Nhà nước về công tác thanh niên để tham mưu cho tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh niên có hiệu quả; đưa các chỉ số về phát triển thanh niên vào kế hoạch kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

- Chỉ đạo, rà soát các nội dung thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Ủy ban nhân dân theo Nghị định 120/2007/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Thanh niên và Chỉ thị 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội.

- Tiếp tục có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng thanh niên đặc thù, cán bộ làm công tác Đoàn, Hội ở cơ sở; quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các tài năng trẻ của tỉnh.

5.2.3 Đối vi Huyn y- HĐND-UBND Huyn Lương tài

+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các Chỉ thị, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VII) về công tác thanh niên, Nghị quyết số 25 – NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) về

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 93)