STT Diễn giải ĐVT 2012 2013 2014 So sánh(%) 13/12 14/13 BQ 1 Số thanh niên hoạt động dịch vụ, thương mại ng 425 617 728 145,17 117,99 81,27 2 % so với tổng số TN % 2,01 2,87 3,12 - - - 3 Số thanh niên làm chủ hộ người 340 493 582 145 118 131,5 4 Số thanh niên là lao
động phụ thuộc người 3.499 3.699 4.224 105,7 114,2 109,9 5 Giá trị dịch vụ thương mại, bq 1 hộ TN Trđ/hộ / tháng 6.700 7.875 8.245 - - - 6 Thu nhập bq 1 hộ TN làm dịch vụ, TM Trđ/lđ 7.200 8.350 8.643 - - - 7 Thu nhập bình quân 1 lao động TN làm dịch vụ, TM Trđ/lđ 4.200 4.700 4.850 - - - ( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng số liệu trên ta thấy số thanh niên tham gia các hoạt động thương mại dịch vụ đều tăng qua các năm, số thanh niên làm chủ hộ năm 2013 tăng so với năm 2012, năm 204 tăng so với năm 2013, Giá trị dịch vụ thương mại bq 1 hộ TN trên 1 tháng tăng lên, thu nhập bình quân 1 lao động thanh niên qua các năm là tăng.
4.1.2 Vai trò của Đoàn thanh niên trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật
Hoạt động của tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên tham gia phát triển kinh tế tập trung vào các hoạt động xung kích, tình nguyện tham gia xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vốn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đảm nhận các chương trình, dự án và xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nông thôn, ... đã góp phần tích cực hỗ trợ thanh niên lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng, tạo sự gắn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 bó giữa thanh niên với các tổ chức Đoàn, Hội.
Thông qua việc phát động phong trào "thanh niên nông thôn thi đua thực hiện bốn nội dung nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh" gọi tắt là phong trào "Bốn mới" đã được triển khai rộng khắp với 4 nội dung: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, mô hình mới và thị trường mới; phong trào đã được đông đảo các cấp bộ Đoàn và đoàn viên thanh niên ủng hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xu thế làm giàu chính đáng của thanh niên ngày càng phát triển, phong trào "thanh niên thi đua sản xuất kinh doanh giỏi" và phong trào "bốn mới" đã xuất hiện nhiều mô hình làm kinh tế giỏi của thanh niên nông thôn; số lượng doanh nghiệp trẻ nhỏ và vừa, hợp tác xã thanh niên, các trang trại quy mô 10 ha trở lên ngày một tăng; các ngành nghề phát triển kinh tế ngày càng đa dạng hơn, tập trung vào các lĩnh vực mới như: môi trường, , nuôi lợn siêu thịt, mô hình VAC, ba ba gai, nhím, ...; các mô hình phát triển theo xu hướng ngày càng mạnh mẽ, đa dạng ngành nghề, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, có sự liên kết "bốn nhà", góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao thu nhập, giúp thanh niên yên tâm tại địa phương, làm giàu chính đáng trên quê hương, hỗ trợ thanh niên địa phương tìm kiếm việc làm. Kết quả hoạt động ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật của thanh niên thể hiện qua biểu số 4.1.
Từ biểu số 4.1 cho ta thấy, số lượng đoàn viên thanh niên thanh niên tham gia chuyển giao khoa học kỹ thuật do tổ chức Đoàn thanh niên tổ chức và phối hợp tổ chức ngày một tăng lên. Đặc biệt là năm 2013 tổ chức triển khai các hoạt động tại các xã xa trung tâm của huyện, các cấp bộ Đoàn đã tích cực chủ động tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, doanh nghiệp, các đơn vị kết nghĩa xây dựng nhiều mô hình khuyến nông, thu hút đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia gắn với các công trình chào mừng Đại hội Đoàn các cấp.
Kết quả khảo sát về vai trò của thanh niên tham gia vào hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho thấy, hiện nay thanh niên tham gia vào các hoạt động trên là khá cao. Đặc biệt thanh niên ở những thôn với những lợi thế gần trung tâm xã, trình độ khá cao thường nhanh nhạy trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tỷ lệ thanh niên áp dụng tiến bộ kỹ thuật chiếm 30%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 Hoạt động xây dựng các mô hình trình diễn trong các chương trình, dự án cũng đã được chính quyền địa phương coi trọng, phát triển nhằm tạo tiền đề cho thanh niên có thể tự tham quan, học tập phát triển kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên thực tế các mô hình chưa thực sự thu hút vai trò của thanh niên, tỷ lệ thanh niên tham gia các mô hình chỉ chiếm dưới 20%. Nguyên nhân của tình trạng trên là thanh niên vẫn quen với tập quán canh tác cũ, tâm lý ngại và chưa tin tưởng vào thành công của các mô hình mới.
Qua khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy hiện nay thanh niên có xu hướng tham gia vào việc phát triển các trang trại, đặc biệt là ở cum 3. Đối với khu vực này thanh niên mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và các chương trình đầu tư của Nhà nước, chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh, chương trình phát triển trang trại của huyện để đầu tư chuồng trại phát triển các trang trại chăn nuôi trâu, bò. Bên cạnh đó, các trang trại cây ăn quả cũng được thanh niên chú trọng phát triển coi đây là tiền đềđểổn định cuộc sống.