Thức tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 78)

ĐVT:% STT Diễn giải Cụm1 (5xã) Cụm 2 (5xã) Cụm 3 ( 4xã) 1 - Tự tạo tạo dựng việc làm 23,33 10,00 6,67 2 - Nhờ người thân xin việc 36,67 20,00 13,33 3 - Vay vốn phát triển sản xuất 13,33 3,33 3,33 4 - Nhận hỗ trợ từ xóa đói giảm nghèo 33,33 40.00 80.00

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thanh niên tự tạo dựng việc làm tương đối ít, thấp nhất là cụm 3 với 6,67% thanh niên tự mình tìm kiếm việc làm. Một bộ phận thanh niên hiện nay do không có khả năng tự tìm kiếm việc làm nên nhờ người thân xin việc. Tuy nhiên tỷ lệ này không nhiều.

Hiện nay, tỷ lệ thanh niên trông chờ vào các nguồn hỗ trợ từ chương trình xóa đói giảm nghèo chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt như cụm 3 tỷ lệ thanh niên trông chờ vào nguồn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chiếm đến 80% tổng số thanh niên. Vì hầu hết các nguồn vốn hỗ trợđều phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày của nhân dân và nhân dân chỉ hưởng thụ, nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để, khoa học thì sẽ tạo động lực kìm chế sự phát triển.

4.2.3.3 Tập quán và điều kiện bản thân

Xét về điều kiện bản thân chúng tôi nhận thấy hai yếu tố tác động đến vai trò của thanh niên vào phát triển kinh tế là sức khỏe và khả năng tài chính. Thực tế hiên nay, các hoạt động phong trào luôn nhân được sự tham gia nhiệt tình của thanh niên như phong trào hành trình xanh, xây dựng công trình nông thôn mới… Trong khi đó, các hoạt động phát triển kinh tế như áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình ít nhận được sự tham gia của thanh niên. Nguyên nhân của tình trạng trên là đối với các hoạt động xã hội chủ yếu huy động sự tham gia về ngày công trong khi các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội ngoài đòi hỏi về trình độ cần có vốn sản xuất. Bên cạnh đó, phong tục tập quán canh tác, trong khi đó thanh niên chủ yếu chỉ sinh sống với gia đình,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 cộng đồng do vậy một số nơi còn nặng nề về tập quán canh tác.

Hiện nay, mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân những năm gần đây đã phát triển và giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất cũng như các nhu cầu vốn của thanh niên. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu vốn vay của nhiều thanh niên chưa cao do họ chưa định hình được hướng phát triển sản xuất của bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, việc vay vốn đòi hỏi tài sản thế chấp và trả lãi cao cũng là một trong những rào cản lớn đối với nhu cầu vay vốn của thanh niên.

4.2.3 Nhóm cơ chế, chính sách thu hút vai trò ca thanh niên

4.2.3.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước:

Đoàn thanh niên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, hoạt động của tổ chức thanh niên có phát huy được tối đa hay không phải phụ thuộc vào cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đó. Nơi nào, địa phương nào cấp ủy quan tâm, chính quyền ủng hộ thì phong trào thanh niên tại nơi đó phát triển. Do vậy việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước là cần thiết để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo và quản lý nhà nước về công tác thanh niên một cách thống nhất, toàn diện, kịp thời và rõ trách nhiệm. Đồng thời, phải nâng cao nhận thức cho cấp ủy về hoạt động của thanh niên, đặt công tác thanh niên vào vị trí xứng tầm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là khâu lựa chọn, tuyển dụng cán bộĐoàn.

Cần xây dựng chỉ số về thanh niên và công tác thanh niên trong chỉ số thống kê quốc gia; lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các ngành, các cấp. Định kỳĐảng, chính quyền các cấp có chương trình gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để nắm bắt được tâm tư,nguyện vọng của thanh niên, dự báo tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong thanh niên; đồng thời tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách đối với thanh niên cho phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Bảng 4.20 Kết quả khảo sát về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với thanh niên

STT Chỉ tiêu khảo sát Cấp ủy Chính quyền Các ngành Số lượng Tỷ lệ ( %) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện 21 70,0 17 56,7 12 40,0 2 Quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện 7 23,3 10 33,3 15 50,0

3 Không quan tâm 2 6,7 3 10,0 3 10,0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Từ kết quả bảng hỏi đối với cán bộ tỉnh, huyện, xã và số liệu phân tích trên cho thấy,sự quan tâm của cấp ủy bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao (70%) bởi cấp ủy các cấp đã có Nghị quyết lãnh đạo về công tác thanh niên, đối với cấp chính quyền thì mức độ quan tâm còn hạn chế, nhiều nơi còn có biểu hiện giao khoán cho thanh niên, coi tổ chức thanh niên chỉ hoạt động phong trào; đồng thời các ngành ủng hộ, hỗ trợ thanh niên chưa nhiều, một số nơi còn biểu hiện thiếu sự quan tâm. Nguyên nhân chính là vai trò lãnh đạo của cấp ủy đối với cấp ủy cơ sở và khối nhà nước.

4.2.3.2 Cơ chế chính sách cho thanh niên

Nhà nước cần cụ thể hóa các chính sách dạy nghề hiện có, lồng ghép trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thanh niên. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm; hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên nông thôn, đẩy mạnh dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề cho thanh niên; khuyến khích thanh niên học và phát triển nghề truyền thống tại các địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ ở vùng nông thôn; khuyến khích và hỗ trợ thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là hỗ trợ thanh niên nông thôn đi lao động ở một số quốc gia có điều kiện phù hợp. Có chính sách ưu đãi, tạo môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 trường để thu hút thanh niên có tay nghề và trình độ cao tình nguyện đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Các hoạt động dạy nghề cần gắn với vấn đề giải quyết việc làm thông qua tìm kiếm thị trường lao động, đào tạo theo nhu cầu, gắn giữa dạy nghề với việc cho vay vốn phát triển nghề tại địa phương, trong đó quan trọng việc xây dựng quy hoạch và phát triển nghề quy mô để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, thanh niên tham gia thực hiện các chương trình. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho thanh niên; ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là chính sách về vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng, thuếđối với các doanh nhân trẻ; biểu dương, tôn vinh những thanh niên có thành tích làm kinh tế giỏi và tạo được nhiều việc làm cho xã hội. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm quy hoạch, đào tạo để bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với những thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, thanh niên tốt nghiệp trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục phát triển các mô hình thanh niên làm kinh tế, mô hình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công và hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho thanh niên. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát huy hoạt động tình nguyện của thanh niên gắn với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế; phát triển mô hình "Dạy nghề lưu động" gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, quân nhân xuất ngũ nhằm tạo điều kiện cho thanh niên ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sựđược hưởng chính sách ưu đãi về học nghề và giải quyết việc làm. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm chính sách đất đai và vốn cho thanh niên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% Nhu cầu học nghề Lĩnh vực nông nghiệp Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Lĩnh vực khác Lĩnh vực khác Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Lĩnh vực nông nghiệp

Biểu đồ 4.5 Nhu cầu học nghề của thanh niên hiện nay

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Từ kết quả điều tra và biểu đồ trên cho thấy, nhu cầu học nghề của thanh niên các vùng khó khăn hiện nay chủ yếu vẫn là lĩnh vực nông nghiệp (63,6%), bởi sản xuất của thanh niên gắn liền với phong tục tập quan, do đó cần có những chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với tâm lý của thanh niên.

4.2.4 Nhóm yếu t v môi trường cho thanh niên

4.2.4.1 Môi trường làm việc:

Thanh niên dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, muốn đem sức trẻ của mình cống hiến cho xã hội cũng cần có một môi trường tốt để thanh niên phát huy tối đa nguồn năng lượng cho xã hội đặc biệt là tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội ởđịa phương. Trong luận văn này, tác giảđi sâu vào môi trường xung quanh thanh niên ở các vùng khó khăn. Đối với các vùng khó khăn, môi trường để thanh niên cống hiến đó là môi trường làm việc, môi trường sống và học tập, môi trường xã hội bên ngoài như tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, tham nhũng, ... Những yếu tốđó tùy thuộc vào từng đối tượng thanh niên có những môi trường cho phù hợp.

Thanh niên là cán bộ, giáo viên cần có môi trường công tác thuận lợi, tạo điều kiện cho thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia các hoạt động xã hội do tổ chức Đoàn tổ chức,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 không rập khuân, máy móc, trù dập cán bộ trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4.2 Môi trường sống

Môi trường sống có tác động thúc đẩy nền văn hóa của cộng đồng dân cư. Môi trường sống thuận lợi, an toàn, sạch đẹp là tiêu chí đánh giá sự phát triển của một dân tộc, một vùng dân cư, đồng thời thể hiện sự quan tâm, đầu tư của Nha nước đối với các thiết chếở các vùng. Môi trường sống càng tốt, thì điều kiện phát triển càng tốt, song đây cũng là điều kiện để phát sinh các vấn đề phức tạp của đời sống xã hội.

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp kết quảđiều tra, tác giảđã thu được kết quả đánh giá về môi trường sống của cán bộĐoàn cơ sở như sau:

Bảng 4.21 Khảo sát đánh giá của thanh niên về môi trường sống

STT Chỉ tiêu khảo sát Cụm 1 ( 5xã) Cụm 2 ( 5xã) Cụm 3 ( 4xã) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất tốt 14 46,7 11 36,7 8 26,7 2 Bình thường 10 33,3 9 30,0 7 23,3 3 Không tốt 6 20,0 10 33,3 15 50,0 (Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Biều đồ trên cho thấy, mức độ hài lòng về môi trường sống của thanh niên ở các cụm cũng khác nhau. Thanh niên ở cụm xa trung tâm huyện, thì điều kiện môi trường sống còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại hạn chế, thiết chế văn hóa còn thiếu, trình độ dân trí và đời sống của thanh niên còn gặp khó khăn. Do vậy, cần thiết việc nâng cao mức sống cho nhân dân vùng này.

4.2.4.3 Môi trường xã hội

Thanh niên ở nông thôn cần có môi trường sống văn minh, an toàn, không để tệ nạn xã hội thâm nhập nhất là tệ nạn ma túy. Cộng đồng cần chia sẻ, động viên thanh niên tham gia các chương trình, hỗ trợ thanh niên kịp thời khi tham gia các hoạt động ởđịa phương.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

4.3 Giải pháp nâng cao vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Lương tài trong thời gian tới hội tại huyện Lương tài trong thời gian tới

4.3.1 Quan đim

Xung kích lao động sáng tạo tham gia phát triển kinh tế - xã hội là phẩm chất, là quyền lợi và nghĩa vụ của thanh niên. Nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn là tạo môi trường thuận lợi để phát huy thanh niên tham gia phát triển kinh tế- xã hội . Các hoạt động của Đoàn cần gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, đơn vị và gắn với sự phát triển của thanh niên.

4.3.2 Mc tiêu

Tạo môi trường thuận lợi để phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong lao động sáng tạo tham gia phát triển kinh tế- xã hội nhằm đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn; làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội. Tăng cường thu hút, đoàn kết tập hợp thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn, Hội vững mạnh; nâng cao năng lực tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của tổ chức Đoàn.

4.3.3 Mt s gii pháp ch yếu

4.3.3.1 Nâng cao năng lực cho cán bộĐoàn

Cần tạo sự thống nhất nhận thức trong cán bộ, đoàn viên thanh niên về vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế ; ổn định sản xuất và đời sống; xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới. Mỗi cán bộđoàn phải nhận thức được vai trò của mình và tổ chức mình trong việc phát huy vai trò của thanh niên trong phát triển kinh tế . Từđó thông qua các hoạt động phong trào để đưa thanh niên vào các hoạt động lao động sáng tạo để hăng hái lao động với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn mà trước hết là trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp; cán bộ đoàn phải có kiến thức tổng hợp trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đối với đội ngũ cán bộĐoàn chưa chuẩn hóa cần phải được bố trí, sắp xếp đi đào tạo, bên cạnh đó tăng cường bồi dưỡng kiến thức kinh tế, xã hội, lý luận chính trị cho cán bộĐoàn. Từng bước chuẩn hóa đầu vào của đội ngũ làm cán bộĐoàn, tuyển chọn cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn tối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 thiểu đại học trở lên, ưu tiên các chuyên ngành về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Đổi mới cách thức tuyển dụng cán bộĐoàn, từng bước tiến hành thí điểm thi tuyển cán bộĐoàn chuyên trách cấp xã, cấp huyện.

Bên cạnh trình độ chuyên môn, cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ đoàn cơ sở; bồi dưỡng cán bộ đoàn theo chức danh, trình độ học vấn. Cần lựa chọn các kỹ năng thực sự cần thiết đối với cán bộĐoàn để tập huấn, nâng cao kỹ năng như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng dân

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 78)