Nhóm cơ chế, chính sách thu hút vai trò của thanh niên

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)

4.2.3.1 Vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước:

Đoàn thanh niên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, hoạt động của tổ chức thanh niên có phát huy được tối đa hay không phải phụ thuộc vào cấp ủy, chính quyền địa phương nơi đó. Nơi nào, địa phương nào cấp ủy quan tâm, chính quyền ủng hộ thì phong trào thanh niên tại nơi đó phát triển. Do vậy việc kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và Nhà nước là cần thiết để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo và quản lý nhà nước về công tác thanh niên một cách thống nhất, toàn diện, kịp thời và rõ trách nhiệm. Đồng thời, phải nâng cao nhận thức cho cấp ủy về hoạt động của thanh niên, đặt công tác thanh niên vào vị trí xứng tầm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trong đó quan trọng nhất là khâu lựa chọn, tuyển dụng cán bộĐoàn.

Cần xây dựng chỉ số về thanh niên và công tác thanh niên trong chỉ số thống kê quốc gia; lồng ghép chỉ tiêu phát triển thanh niên trong chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các ngành, các cấp. Định kỳĐảng, chính quyền các cấp có chương trình gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để nắm bắt được tâm tư,nguyện vọng của thanh niên, dự báo tình hình tư tưởng và định hướng dư luận xã hội trong thanh niên; đồng thời tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về cơ chế, chính sách đối với thanh niên cho phù hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

Bảng 4.20 Kết quả khảo sát về sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền đối với thanh niên

STT Chỉ tiêu khảo sát Cấp ủy Chính quyền Các ngành Số lượng Tỷ lệ ( %) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Rất quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện 21 70,0 17 56,7 12 40,0 2 Quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện 7 23,3 10 33,3 15 50,0

3 Không quan tâm 2 6,7 3 10,0 3 10,0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Từ kết quả bảng hỏi đối với cán bộ tỉnh, huyện, xã và số liệu phân tích trên cho thấy,sự quan tâm của cấp ủy bao giờ cũng chiếm tỷ lệ cao (70%) bởi cấp ủy các cấp đã có Nghị quyết lãnh đạo về công tác thanh niên, đối với cấp chính quyền thì mức độ quan tâm còn hạn chế, nhiều nơi còn có biểu hiện giao khoán cho thanh niên, coi tổ chức thanh niên chỉ hoạt động phong trào; đồng thời các ngành ủng hộ, hỗ trợ thanh niên chưa nhiều, một số nơi còn biểu hiện thiếu sự quan tâm. Nguyên nhân chính là vai trò lãnh đạo của cấp ủy đối với cấp ủy cơ sở và khối nhà nước.

4.2.3.2 Cơ chế chính sách cho thanh niên

Nhà nước cần cụ thể hóa các chính sách dạy nghề hiện có, lồng ghép trong kế hoạch thực hiện chương trình phát triển thanh niên. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm; hoàn thiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm đối với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên nông thôn, đẩy mạnh dạy nghề, phổ cập sơ cấp nghề cho thanh niên; khuyến khích thanh niên học và phát triển nghề truyền thống tại các địa phương, giải quyết việc làm tại chỗ ở vùng nông thôn; khuyến khích và hỗ trợ thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đặc biệt là hỗ trợ thanh niên nông thôn đi lao động ở một số quốc gia có điều kiện phù hợp. Có chính sách ưu đãi, tạo môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 trường để thu hút thanh niên có tay nghề và trình độ cao tình nguyện đến công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Các hoạt động dạy nghề cần gắn với vấn đề giải quyết việc làm thông qua tìm kiếm thị trường lao động, đào tạo theo nhu cầu, gắn giữa dạy nghề với việc cho vay vốn phát triển nghề tại địa phương, trong đó quan trọng việc xây dựng quy hoạch và phát triển nghề quy mô để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư, thanh niên tham gia thực hiện các chương trình. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm mới và tăng thu nhập cho thanh niên; ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là chính sách về vốn, đất đai, cơ sở hạ tầng, thuếđối với các doanh nhân trẻ; biểu dương, tôn vinh những thanh niên có thành tích làm kinh tế giỏi và tạo được nhiều việc làm cho xã hội. Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm quy hoạch, đào tạo để bổ sung vào đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đối với những thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, thanh niên tốt nghiệp trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách để huy động thanh niên tham gia thực hiện các nhiệm vụ, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục phát triển các mô hình thanh niên làm kinh tế, mô hình khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công và hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho thanh niên. Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát huy hoạt động tình nguyện của thanh niên gắn với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế; phát triển mô hình "Dạy nghề lưu động" gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, quân nhân xuất ngũ nhằm tạo điều kiện cho thanh niên ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sựđược hưởng chính sách ưu đãi về học nghề và giải quyết việc làm. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm chính sách đất đai và vốn cho thanh niên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% Nhu cầu học nghề Lĩnh vực nông nghiệp Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Lĩnh vực khác Lĩnh vực khác Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp Lĩnh vực nông nghiệp

Biểu đồ 4.5 Nhu cầu học nghề của thanh niên hiện nay

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Từ kết quả điều tra và biểu đồ trên cho thấy, nhu cầu học nghề của thanh niên các vùng khó khăn hiện nay chủ yếu vẫn là lĩnh vực nông nghiệp (63,6%), bởi sản xuất của thanh niên gắn liền với phong tục tập quan, do đó cần có những chính sách dạy nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với tâm lý của thanh niên.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 82)