Nhóm yếu tố nội tại của thanh niên

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 79)

4.2.2.1 Trình độ học vấn của thanh niên

Trình độ lao động là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Nhìn chung, hiện nay lao động trên địa bàn huyện Lương tài nói chung và thanh niên nói riêng tỷ lệ qua đào tạo còn rất hạn chế. Hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp đều dựa vào kinh nghiệm sản xuất được truyền từ đời này qua đời khác là chủ yếu. Do vậy, thanh niên ở các xã nằm xa trung tâm huyện rất khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào phát triển sản xuất.

33,33 66,67 20,00 80,00 13,33 86,67 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3

Thanh niên chưa qua

đào tạo

Thanh niên qua đào tạo

Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ thanh niên qua đào tạo và chưa qua đào tạo

( Nguồn: số liệu điều tra, 2014)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68 Bên cạnh đó, nhu cầu đào tạo ngành nghề của thanh niên còn mang tính tự phát, thiếu linh hoạt. Hầu hết số thanh niên sau khi đã lập gia đình họ không muốn tham gia đào tạo nghề, nhất là nghề có thời gian đào tạo dài, học phí cao. Mặt khác, họ thiếu sựđịnh hướng về nghề nghiệp, lao động đi đào tạo chủ yếu là quan tâm đến nhu cầu hiện tại chứ chưa tính đến nhu cầu của ngành nghềđó sau đào tạo. Kết quả là đào tạo xong không xin được việc làm hoặc làm việc trái nghề không phát huy được chuyên môn, thu nhập không như mong muốn, gây ra tâm lý tiêu cực cho các đối tượng khác có nhu cầu đào tạo nghề tại địa phương.

Một vấn đề nữa đó là làm sao cho thanh niên có tính chủđộng trong việc tìm việc làm và nghề nghiệp cho bản thân mình. Hiện nay, hầu hết thanh niên ở các xã khảo sát chưa chủ động trong việc tìm kiếm các thông tin về việc làm và nghề nghiệp, các thông tin tuyển dụng. Có một thực tế rằng hiện nay việc tìm kiếm thông tin qua mạng Internet tương đối dễ dàng, tuy nhiên những xã khó khăn mạng Internet chưa phát triển, do đó thanh niên hiện nay chủđộng tìm kiếm tới các Trung tâm Giới thiệu việc làm, các công ty, các doanh nghiệp nhà máy có đăng ký tuyển dụng lao động để tìm kiếm cơ hội để thử sức mình và biết bản thân mình đang còn thiếu cái gì khi chưa tìm được việc làm ưng ý. Tóm lại để tiếp cận được việc làm trên thị trường lao động thì việc đầu tiên đó là từ phía người lao động, họ phải chủ động trong việc tiếp cận các thông tin tuyển dụng việc làm khi đã có các yếu tố khác hỗ trợ từ doanh nghiệp và nhà nước.

4.2.2.2 Nhận thức về vai trò của thanh niên

Việc lao động xuất thân từ nông nghiệp, nông thôn, mang nặng từ tưởng trồng chờ, ỷ lại là một trong những yếu tố hạn chế rất lớn đến vai trò của thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế. Do đó để thu hút vai trò của thanh niên vào các hoạt đông cần phải mất một khoảng thời gian dài trong công tác tuyên truyền, vận động.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

Bảng 4.19 Ý thức tạo dựng và tìm kiếm việc làm của thanh niên

ĐVT:% STT Diễn giải Cụm1 (5xã) Cụm 2 (5xã) Cụm 3 ( 4xã) 1 - Tự tạo tạo dựng việc làm 23,33 10,00 6,67 2 - Nhờ người thân xin việc 36,67 20,00 13,33 3 - Vay vốn phát triển sản xuất 13,33 3,33 3,33 4 - Nhận hỗ trợ từ xóa đói giảm nghèo 33,33 40.00 80.00

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2014)

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ thanh niên tự tạo dựng việc làm tương đối ít, thấp nhất là cụm 3 với 6,67% thanh niên tự mình tìm kiếm việc làm. Một bộ phận thanh niên hiện nay do không có khả năng tự tìm kiếm việc làm nên nhờ người thân xin việc. Tuy nhiên tỷ lệ này không nhiều.

Hiện nay, tỷ lệ thanh niên trông chờ vào các nguồn hỗ trợ từ chương trình xóa đói giảm nghèo chiếm tỷ lệ cao. Đặc biệt như cụm 3 tỷ lệ thanh niên trông chờ vào nguồn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chiếm đến 80% tổng số thanh niên. Vì hầu hết các nguồn vốn hỗ trợđều phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày của nhân dân và nhân dân chỉ hưởng thụ, nếu vấn đề này không được giải quyết triệt để, khoa học thì sẽ tạo động lực kìm chế sự phát triển.

4.2.3.3 Tập quán và điều kiện bản thân

Xét về điều kiện bản thân chúng tôi nhận thấy hai yếu tố tác động đến vai trò của thanh niên vào phát triển kinh tế là sức khỏe và khả năng tài chính. Thực tế hiên nay, các hoạt động phong trào luôn nhân được sự tham gia nhiệt tình của thanh niên như phong trào hành trình xanh, xây dựng công trình nông thôn mới… Trong khi đó, các hoạt động phát triển kinh tế như áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình ít nhận được sự tham gia của thanh niên. Nguyên nhân của tình trạng trên là đối với các hoạt động xã hội chủ yếu huy động sự tham gia về ngày công trong khi các hoạt động phát triển kinh tế- xã hội ngoài đòi hỏi về trình độ cần có vốn sản xuất. Bên cạnh đó, phong tục tập quán canh tác, trong khi đó thanh niên chủ yếu chỉ sinh sống với gia đình,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 cộng đồng do vậy một số nơi còn nặng nề về tập quán canh tác.

Hiện nay, mạng lưới các ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Chính sách Xã hội, quỹ tín dụng nhân dân những năm gần đây đã phát triển và giải quyết phần nào nhu cầu thiếu vốn của người sản xuất cũng như các nhu cầu vốn của thanh niên. Tuy nhiên, thực tế nhu cầu vốn vay của nhiều thanh niên chưa cao do họ chưa định hình được hướng phát triển sản xuất của bản thân và gia đình. Bên cạnh đó, việc vay vốn đòi hỏi tài sản thế chấp và trả lãi cao cũng là một trong những rào cản lớn đối với nhu cầu vay vốn của thanh niên.

Một phần của tài liệu nâng cao vai trò của đoàn thanh niên trong phát triển kinh tế xã hội tại huyện lương tài , tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)