Tỷ số khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 71)

Đối với doanh nghiệp mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và những giải pháp kỹ thuật, quản lý kinh tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là mục tiêu tài chính mà bất cứ một đối tượng nào đặt quan hệ với doanh nghiệp đều quan tâm. Tuy nhiên để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản và nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể.

Trong phần phân tích trước ta đã có kết luận nguồn vốn mà công ty đầu tư chưa thật sự hợp lý với doanh thu. Sau đây ta sẽ phân tích tiếp tục xem tổng doanh thu, tổng tài sản và nguồn vốn công ty sở hữu và đầu tư có mang lại hiệu quả không có hợp lý không, để có kế hoạch xử lý kịp thời.

Ta phân tích tỷ suất sinh lợi trên doanh thu của công ty để biết được từ năm 2010 đến năm 2012 lợi nhuận của công ty đạt được bao nhiêu phần trăm doanh thu hay cứ mỗi 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 bên dưới ta thấy, tỷ suất lợi nhuận của Công ty biến động có tăng, có giảm qua mỗi năm. Cụ thể năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu Công ty có được 3.05 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011, tỷ số này giảm nhẹ do chi phí kinh doanh tăng cao nên làm tỷ suất lợi nhuận trong năm giảm, cứ 100 đồng doanh thu Công ty thu được 2.52 đồng lợi nhuận thuần. Mặc dù giá trị chênh lệch khá cao ở mức 15.41%. Công ty nên cố gắng duy trì được tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Đến năm 2012 tỷ suất tăng này bị tăng lên 23.41%, có nghĩa là 100 đồng lợi nhuận Công ty chỉ còn thu được 3,11 đồng, cho ta sự kỳ vọng lợi nhuận trên một đồng doanh thu của Công ty năm 2012 sẽ cao hơn năm 2011, cũng cho thấy lượng hàng hoá bán ra của công ty đã được tiêu thụ nhiều hơn. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có triển vọng tốt.

Từ kết quả phân tích trên cho thấy, do tác động của tình hình cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và giá cả thị trường tác động lên doanh thu và lợi nhuận làm tỷ suất lợi nhuận của Công ty không ổn định. Tuy nhiên ta chưa đánh giá được tỷ suất lợi nhuận của Công ty là lớn hay nhỏ, bởi vì nó còn tùy thuộc vào loại hình kinh doanh và quy mô của từng doanh nghiệp. Nhưng Công ty nên cố gắng điều tiết chi phí và doanh thu thật tốt để góp phần nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho Công ty càng cao thì càng tốt.

4.4.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

ROA cho ta biết bình quân mỗi 100 đồng tài sản của Công ty tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Ta tiếp tục đi phân tích tỷ số này của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012.

Qua bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận ROA của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 bên dưới ta thấy, tỷ số ROA của Công ty có biến động tăng giảm tương đối qua 3 năm. Cụ thể năm cứ 100 đồng tổng tài sản công ty thu được 7,45 đồng lợi nhuận, năm 2011 với 100 đồng tài sản đầu tư Công ty thu được 4.45 đồng lợi nhuận. Sang năm 2012 tỷ số tăng nhẹ còn thu được 5,81 đồng lợi nhuận trên 100 đồng tổng tài sản. Từ việc tăng giảm này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn

trên tổng tài sản chưa tốt. Nguyên nhân là Công ty mở rộng và cải thiện mới cơ sở vật chất kinh doanh, thời gian đầu chưa mang lại hiệu quả, hoàn vốn hết, nên lợi nhuận từ tài sản mang lại chưa cao. Sang năm 2011 thì tỷ số này giảm 2,98 đồng lợi nhuận trước thuế trên 100 đồng tài sản, sang năm 2012 tỷ suất này tăng lên 1,43 đồng tương ứng 34%, với kết quả này ta có thể tin tưởng là tỷ số này có thể sẽ tăng mạnh vượt bật trong năm 2013, hiệu quả đầu tư những năm trước đang ngày càng phát huy tốt

4.4.4.3. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư thì Công ty có được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Từ bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận ROE của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 bên dưới ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có chiều hướng giảm ở năm 2011 và 2012. Trong năm 2010, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu thì công ty thu được 15,99 đồng lợi nhuận trước thuế. Cứ 100 đồng thì tạo ta được 9,63 đồng lợi nhuân năm 2011, giảm 6,36% so với năm 2010. năm 2012 cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 10,61 đồng lợi nhuận, giảm 0,98 đồng so với năm trước đó. Năm 2012 cũng có cùng nguyên nhân như sự biến động của tỷ số ROA, tuy nhiên tỷ số này có giá trị cao hơn ROA. Cho thấy hiệu quả đầu tư vốn chủ sở hữu mang lại cao hơn. Tình hình này cho thấy hiệu quả đầu tư vốn chủ sở hữu càng cao. Có được điều này cũng là do quy mô kinh doanh mở rộng, sản phẩm bán ra càng nhiều và hiệu quả của chất lượng hàng hóa mang lại.

Hình 4.5: TỶ SUẤT KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÔNG TYQUA 3 NĂM 2010-2012

B N

G

4.8 BẢNG PHÂN TÍCH TỶ SUẤT LỢI NHUẬN (ROS) CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2009-2011

(nguồn: tổng hợp từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty)

Chỉ tiêu Đv Tính Năm 2010 Năm 2011

Năm 2012 Chênh lệch

2011 so vơi 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

LN thuần Triệu đồng 684,2 527,3 900,4 (156,9) (22,93) 373,1 70,76 Tổng DT Triệu đồng 22.434 20.846 28.922 (1.588) (7,08) 8.075 38,74 Tổng tài sản Triệu đồng 9.190 11.797 15.496 2.607 28,37 3.699 31,36 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 4.277 5.473 8.485 1.195 27,94 3.012 55,03 ROS (1)/(2) % 3,05 2,52 3,11 (0,47) (15,41) 0.59 23,41 ROA (1)/(3) % 7,45 4.,47 5,81 (2,98) (40) 1.34 34 ROE (1)/(4) % 15,99 9,63 10,61 (6,36) (39,77) 0,98 10.18

* Nhận xét: nhìn chung qua phân tích ta thấy, các tỷ số sinh lời của công ty biến động qua các năm 2010, 2011 và 2012. Điều đó cho thấy sự bất ổn trong tài chính của công ty tuy nhiên các tỷ số này có chuyển biến theo chiều hướng tăng lên đây là điều tích cực về giá trị của tỷ số so với quy mô chung thì lớn đặc biệt là lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu vì vậy công ty cần phát huy điểm mạnh này. Bên cạnh đó công ty cần đặc biệt quan tâm tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản có chiều hướng giảm và còn thấp qua các năm điều đó cho thấy công ty đã không phát huy hết tiềm năng tài sản hiện có của mình. Vì vậy, công ty cần phải chú tâm phát huy hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của công ty nhằm nâng cao lợi nhuận trong tương lai.

4.5 Phân tích ảnh hưởng của chính sách lao động đến tổng doanh thu của Công ty

Bên cạnh nguồn vốn, lao động là nguồn lực quan trong thứ hai giúp hệ thống kinh doanh hoạt động. Phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động, tiền lương và doanh thu để thấy được sự tác động khác nhau của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của Công ty. Từ đó, ra quyết định về chính sách lao động, tiền lương cho hợp cơ cấu hoạt động kinh doanh, tiết kiệm chi phí để kết quả kinh doanh được nâng cao. Ta phân tích mối quan hệ này dựa vào bảng phân tích bên dưới.

4.5.1Tỷ số doanh thu bình quân trên một lao động

Lao động là một trong những nguồn lực của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nhân tố quyết định của doanh nghiệp.

Nhìn qua bảng ta thấy, tỷ số doanh thu bình quân trên một lao động tăng giảm qua các năm cùng với lượng lao động có sự tăng thêm, năm 2010 là 19 người, năm 2011 là 20 người và năm 2012 là 24 người.

- Cụ thể năm 2010, tỷ số doanh thu bình quân trên một lao động là 1.181 triệu đồng. Điều này cho thấy, mỗi một lao động tạo ra được số lượng đó doanh thu.

- Đến năm 2011 tỷ số doanh thu bình quân trên một lao động có giảm so với 2010 là 1043 triệu đồng (giảm 138 triệu đồng và tỷ lệ giảm là 11,68%). Điều này cho thấy, do năm 2011 giá bán hàng hóa của công ty có sự điều chỉnh giảm so

với 2010 cùng với lượng khách hàng không tăng nhiều đã làm cho doanh thu 2011 giảm dẫn đến tỷ số doanh thu bình quân trên một lao động giảm.

- Sang đến năm 2012, tỷ số doanh thu bình quân trên một lao động tăng 1.203 triệu đồng. Điều này có thể giải thích rằng, do lạm phát, đã làm giảm hàng hóa trong năm nay lên cao cùng với lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn năm trước. Vì vậy, đã làm cho doanh thu tăng năng tỷ số doanh thu bình quân trên một lao động tăng cao so với năm 2011.

Qua phân tích cho thấy, công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ sử dụng lực lượng lao động của mình rất hiệu quả, đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng hiệu quả kinh doanh chung của công ty.

4.5.2 Tỷ số lợi nhuận bình quân trên một lao động

Từ bảng ta thấy, lợi nhuận bình quân trên một lao động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010 lợi nhuận bình quân trên một lao động là 36,01 triệu đồng, sang năm 2011 là 26,4 triệu đồng. Đến năm 2012 là 37,5 triệu đồng. Điều này cho thấy, tuy lợi nhuận công ty trong năm 2011 giảm so với 2010 nhưng công ty đã quản lý khá tốt các chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.

Qua phân tích các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nipponiva chi nhánh Cần Thơ cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Hàng năm công ty kinh doanh đều có lợi nhuận, tuy lợi nhuận có sự tăng giảm qua các năm do biến động của kinh tế thị trường. Ngoài ra, công ty hoạt động hiệu quả một phần còn có tác phong làm việc rất tốt của công nhân viên công ty, được thể hiện qua tỷ số doanh thu và lợi nhuận trên một lao động.

Từ năm 2010 đến năm 2012 kết quả kinh doanh mà Công ty đạt được là rất tốt. Thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận mỗi năm. Quy mô Công ty ngày càng mở rộng, khách hàng tìm đến ngày càng nhiều. Đầu tư và sử dụng tài sản cố định và vốn chủ sở hữu hợp lý. Công ty có chính sách sử dụng lao động hiệu quả, có chăm lo đến đời sống nhân lao động. Bên cạnh đó còn có một số hạn chế là chưa quản lý tốt chi phí. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thấp kéo theo tổng tài sản đầu tư không mang lại hiệu quả. Số lượng hợp đồng ký kết chưa đủ để máy mốc vận hành hết công suất. Do vậy Công ty nên sớm có biện pháp khắc phục.

BẢNG 4.12 TỶ SỐ DOANH THU % LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN TRÊN MỘT LAO ĐỘNG Chỉ tiêu Đv Tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối LN ròng Triệu đồng 684,2 527,3 900,4 (156,9) (22,93) 373,1 70,76

Doanh thu Triệu

đồng 22.440 20.854 28.927 (1.586) (7.07) 8.070 38.69 Lao động Người 19 20 24 1 5,26 4 LNBQ/ 1 lao động Trđ/ người 36,01 26,4 37,5 (9,61) 26,69 (11,1) 42,05 DTBQ/1 lao động Trđ/ Người 1.181 1.043 1.203 (138) (11,68) 160 125,34

(nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ)

4.6 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG

Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khói lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận.

Năm 2011 so với năm 2010:

Căn cứ vào số liệu của công ty, ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích như sau:

Q10, Q11: sản lượng tiêu thụ 2010, 2011 g10; g11: giá bán 2010, 2011

Z10, Z11: giá vốn 2010, 2011

Bảng 4.13: TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG VÀ TỔNG GIÁ BÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2010, 2011

Mặt hàng Tổng doanh thu bán hàng Tổng giá vốn q10*g10 q11*g10 q11*g11 q10*z10 q11*z10 q11*z11 1. Tôn lạnh 5.785,6 1.245,6 1.230,1 5.164,2 1.111,8 1.071,5 2. Tôn kẽm 3.563,8 1.562,1 1.540,8 3.691,3 1.617,9 1.514.2 3.Tôn màu 9.887,7 15.370,7 14.901,7 8.864,9 13.780,9 14.082,3 4.Xà gỗ đen 879,6 2.418,1 2.078,9 812,3 2.233,3 1.670,1 5. Xà gỗ kẽm 2.317,3 1.193,8 1.094,5 2.222,3 1.144,8 956,9 Tổng 22.434 21.790,3 20.846 20.755 19.888,8 19.295

(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán) Gọi L là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có:

L10 = 22434- 20755- 270- 730= 679 (triệu đồng L11 = 20846 – 19.295 -240 – 792 = 519 (triệu đông) Đối tượng phân tích L = L11- L10 = 519- 679 = -160 triệu đồng

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với 2010 tăng một khoản là -160 triệu đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố:

- Mức ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận:

Tỷ suất doanh thu năm 2011 so với 2010:

21.790,3

T = x 100% = 97,13 %

22.434

Lq= (97,13%- 1) x (22.434 – 20755) = (48,19) triệu đồng

Vậy do sản lượng tiêu thụ giảm 2,87% nên lợi nhuận giảm một lượng là 48,9 triệu đồng

- Mức ảnh hưởng của yếu tố kết cấu mặt hàng:

Lk1= 97,13% x (22434 – 20755) – (270+ 730) = 630,8 triệu đồng Lk2= 21.790,3 – (19.892,8+ 270+ 730)= 897,5 triệu đồng

 Lc= Lk2- Lk1= 897,5- 630,8 = 266,7 triệu đồng

Vậy, do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận tăng một lượng 266,7 triệu đồng.

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn:

Lz = -( 19.295- 19.892,8)= 597,8 triệu đồng

Vậy, giá vốn hàng bán giảm đã làm lợi nhuận tăng 597,8 triệu đồng

- Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng:

Do chi phí bán hàng tăng nên lợi nhuận giảm -40 triệu đồng

- Mức ảnh hưởng của chi phí quản lý:

Lzql= - (792- 730)= -62 triệu đồng

Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nên lợi nhuận giảm -62 triệu đồng

-Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá:

Lg = 20846- 21.790,3= -944,3 triệu đồng

Vậy do giá bán giảm làm cho doanh thu giảm -944,3 triệu đồng nên đã góp phần làm cho lợi nhuận giảm -944,3 triệu đồng.

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:

- Các yếu tố làm tăng lợi nhuận: + Kết cấu mặt hàng 266,7 + Giá vốn 597,8 + Chi phí bán hàng 30 - Các yếu tố làm giảm lợi nhuận:

+ Sản lượng -48,19 + Chi phí QLDN -62 + Giá bán -944,3

-160 triệu đồng (đúng bằng đối tượng phân tích)

Vậy qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta thấy rằng lợi nhuận năm 2011 giảm so với năm 2010 là 160 triệu đồng nguyên nhân là do giá bán tăng, sản lượng tiêu thụ giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2010. Mặt khác, các yếu tố kết cấu mặt hàng, giá vốn và chi phí bán hàng tác động lên lợi nhuận làm cho lợi nhuận tăng nhưng vẫn không bù đấ được phần lợi nhuận giảm.

Năm 2012 so với năm 2011

Căn cứ vào số liệu của công ty, ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích như sau:

Q12, Q11: sản lượng tiêu thụ 2010, 2011 g12; g11: giá bán 2010, 2011

Bảng 4.13: TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG VÀ TỔNG GIÁ BÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2010, 2011

Mặt hàng Tổng doanh thu bán hàng Tổng giá vốn

q11*g11 q12*g11 Q12*g12 q11*z11 q12*z11 q12*z12 1. Tôn lạnh 1.230,1 3.404,4 3.405,3 1.071,5 2.965,4 2.953,9 2. Tôn kẽm 1.540,8 5.537,8 5.455,5 1.514.2 5.441,6 5.290,5 3.Tôn màu 14.901,7 18.656.8 15.436,7 14.082,3 17.631,4 14.649,3

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 71)