PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 26)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Những số liệu có liên quan đến quá trình phân tích của đề tài được thu thập từ các phòng ban của công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ cung cấp gồm:

- Bảng cân đối kế toán.

- Bảng kết quả hoạt động kinh doanh. - Bảng báo cáo giá hàng bán.

Ngoài ra, thu thập số liệu thứ cấp từ internet và sách báo.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Có nhiều phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh, tuy theo đối tượng phân tích mà ta áp dụng các phương pháp cho phù hợp xác định được kết quả của hoạt động kinh doanh, từ đó có các biện pháp phù hợp để cải thiện những hàn chế và phát huy tối đa khả năng và nguồn lực hiện có của công ty.Trong đề tài nghiên cứu này là sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để đối chiếu số liệu qua các năm và một số chỉ tiêu liên quan để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, rút ra kết luận cụ thể.

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh.

a) Nguyên tắc so sánh - Tiêu chuẩn so sánh

+ Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

+ Các thông số thị trường.

- Điều kiện so sánh

Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

b) Các phương pháp so sánh

- So sánh bằng số tuyệt đối

+ Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc. Chẳng hạn so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này với kỳ trước.

+ Số tuyệt đối là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện.

+ Tác động của so sánh: phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về quy mô, khối lượng.

Công thức: F = F1 – F0 F1: số kỳ phân tích Fo: số kỳ gốc

- So sánh bằng số tương đối:

Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

F1

Công thức:  F = X 100% F0

2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

- Trường hợp các nhân tốquan hệ dạng tích số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c

Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1 . c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0

Q1– Q0=Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích.

Q = Q1– Q0= a1b1c1– a0b0c0

- Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

+Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

a0b0c0được thay thếbằnga1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: a = a1b0c0 – a0bc0

+Thay thế bước 2 (cho nhân tố b):

a1b0c0 được thay thế bằnga1b1c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: b = a1b1c0– a1b0c0

+Thay thế bước 3 (cho nhân tố c):

a1b1c0 được thay thế bằnga1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: c = a1b1c0– a1b1c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a +b +c = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c0– a1b1c0)= a1b1c1 – a0b0c0 = Q:đối tượng phân tích.

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

- Trường hợp các nhân tốquan hệ dạng thương số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng phương trình: Q = x c

Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1= x c1 Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0= x c0

Q = Q1 – Q0 : đối tượng phân tích.

Q = x c1 - x c0 = a + b+c : Tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c.

+ Thay thế nhân tố “a”:

Ta có: a = x c0 - x c0 : mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a”.

+ Thay thế nhân tố “b”:

Ta có: b = x c0 - x c0 : mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b”.

+ Thay thế nhân tố “c”:

Ta có: c = x c1 - x c0 : mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c”.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.

Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên

hoàn. Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :

L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại

i. gi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i.

zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.

ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ tích số:

+ Nhóm qiZi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố Zi là nhân tố chất lượng.

+ Nhóm qigi: nhân tố qi là nhân tố số lượng, nhân tố gi là nhân tố chất lượng.

+ Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL.

Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH, ZQL là giữa các nhân tố Zi, gi, ZBH, ZQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng. Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi.

Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau:

* Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0

L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). 1: kỳ phân tích

0: kỳ gốc

* Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận Lq = (T – 1) L0 gộp

Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc

q0Z0: giá vốn hàng hóa( giá thành hàng hóa) kỳ gốc. (2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận

LC = LK2 – LK1

(4) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận.

LZBH = − (Z

1BH Z

0BH)

(5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận

LZQL = − (Z

1QL Z

0QL)

(6) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận

* Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp:

L = L(q) + L(C) + L(Z) + L(ZBH) + L(ZQL) + L(g)

Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.2.2.3 Ý nghĩa

- Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua từng chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng.

- Giúp doanh nghiệp nhân đúng khả năng, sức mạnh và hạn chế của mình mà có hướng kinh doanh hiệu quả hơn.

- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị. - Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NIPPOVINA CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY3.1.1 Khái quát về công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ 3.1.1 Khái quát về công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ

Hình 3.1: Văn phòng nhà xưởng

- Tên công ty: Công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần thơ. - Địa chỉ: 92 Lê Hồng Phong, phường Bình Thủy, TP Cần Thơ. - Biểu tượng (logo):

-Số điện thoại: (0710) 3841579 – 3841389. - Số fax: (0710) 384189

-Email: info@123doc.org.

3.1.2 Lịch sử hình thành

Năm 1993, công ty liên doanh Nippovina được thành lập tại TP. HCM, liên doanh giữa công ty thép Việt Nam (VNSteel), tập đoàn Sumitomo Nhật Bản và công ty FIW Malaysia, công ty liên doanh Nippovina chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ cho xây dựng như: tấm lợp, vách ngăn, xà gỗ thép, cửa cuốn, khung sườn nhà máy,… chủ yếu cung cấp cho các công trình tại các khu công nghiệp. Do nhu cầu phát triển của công ty, không ngừng mở rộng sản xuất và mở rộng kênh phân phối sang các tỉnh miền tây, năm 1995 Trung tâm chế biến Tôn mạ màu được thành lập đầu tiên ở Cần Thơ dưới sự điều hành bởi công ty liên doanh Nippovina tại TP.HCM.

Nhiệm vụ chính của trung tâm chế biến Tôn mạ màu là nhập nguyên vật liệu, chế tác thành thành phẩm và giao hàng cho khách hàng ở thị trường Cần Thơ.

Để phù hợp với nền kinh tế thị trường và nhu cầu mở rộng tiếp tục sang các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 2009, trung tâm chế biến Tôn mạ màu chuyển thành công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ trực thuộc công ty Liên doanh Nippovina ở TP.HCM điều hành. Giám đốc là ông Trần Ngọc Niên.

3.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY TNHHNIPPOVINA CHI NHÁNH CẦN THƠ NIPPOVINA CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.2.1 Chức năng

Công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ là một chi nhánh của công ty liên doanh Nippovina ở TP.HCM, là tổ chức kinh tế do công ty liên doanh Nippovina đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu do công ty liên doanh Nippovina giao, thực hiện qua nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của công ty liên doanh Nippovina giao phó.

3.2.2 Nhiệm vụ

Hoạch định tổ chức thực hiện, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực như: chế tác và bán các sản phẩm của công ty gồm các sản phảm như: Tôn lạnh, tôn kẽm, tôn màu, xà gỗ đen, xà gỗ kẽm,…

Chịu trách nhiệm kinh doanh, khai thác và mở rộng thị trường sang những khu vực của các tỉnh Đồng Bằng Sông cửu Long. Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận để:

- Hoàn thành kế hoạch do công ty liên doanh Nippovina giao. - Hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

- Có lợi nhuận và tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Sử dụng hiệu quả, bảo quản tốt và phát triển đồng vốn và hệ thống cơ sở vật chất cho công ty liên doanh Nippovina giao cho.

- Chăm sóc tốt và từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên.

3.2.3 Quyền hạn

- Hoạt động kinh doanh theo đúng quy định cho phép.

- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng kinh tế. - Tuyển dụng, thuê lao động theo nhu cầu kinh doanh của công ty.

3.3 CƠ CÁU TỔ CHỨC 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 2: Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ

GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ

3.3.2 Chức năng của từng bộ phận 3.3.2.1 Giám đốc chi nhánh 3.3.2.1 Giám đốc chi nhánh

Giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty liên doanh Nippovina ở TP.HCM và pháp luật về mọi hoạt động của công ty.

Giám đốc là người có quyền lực cao nhất trong công ty và có trách nhiệm điều hành tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty và đại diện cho công ty trong các quan hệ đối ngoại.

3.3.2.2 Phòng kế toán

- Thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyên và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tham ưu cho giám đốc công ty về công tác quản lý tài chính, tổ chức nhân sự, lao động, tiền lương, các chính sách chế độ cho người lao động trong công ty.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kế hoạch sản xuất kinh doanh, thu chi tài chính thu nộp, thanh toán, giữ gìn và sử dụng tài sản, tiền vốn, kinh phí ngăn ngừa các vi phạm đến chính sách tài chính của nhà nước.

- Phân công trách nhiệm bảo quản lưu trữ hồ sơ, hóa đơn, chứng từ quan trọng.

3.3.2.3 Phòng kinh doanh

Chức năng là bộ phận tham mưu cho giám đốc về hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, lập kế hoạch tiếp thị, bán hàng, tư vấn và thực hiện các hợp đồng kinh tế.

3.3.2.4 Phân xưởng

Phân xưởng có chức năng là đơn vị sản xuất cơ bản gồm các sản phẩm như: Tôn mạ màu, tôn mạ nhôm, tôn mạ kẽm, xà gỗ đen, xà gỗ kẽm.

3.4 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2010- 2012

Công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ được thành lập từ năm 2009, đổi tên từ trung tâm chế biến tôn mạ màu đầu tiên ở Cần Thơ (thành lập năm 1995). Đến thời điểm hiện nay công ty thành lập được 4 năm do đó về mặt nhân sự, tài chính và hình thức kinh doanh,… vẫn trong giai đoạn đang hoàn thiện. Nhưng trong những năm qua công ty cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng như đựơc mong đợi, kết quả hoạt động kinh doanh tổng kết cuối năm luôn có lợi nhuận. Đó là nhờ vào sự tác động của đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm và chuyên môn đã làm việc không ngừng nghĩ. Qua bảng quan sát sau đây ta sẽ cái nhìn tổng thể về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ năm 2010- 2012.

BẢNG 3.1: KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010- 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Doanh thu 22.440 20.854,6 28.927,1 (1.585,4) (7.07) 8.072,5 38,71 Chi phí 21.755,8 20.327,3 28.026,7 (1.428,5) (6,56) 7.699,4 37,87 LN trước thuế 684,2 527,3 900,4 (156,9) (22,93) 373,1 70,76

(nguồn: bảng phân tích KQ HĐKD công ty qua 3 năm) Từ bảng 1 cho thấy:

Nhìn chung, qua 3 năm tất cả các khoản doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty đều sự biến động tăng, giảm. Doanh thu luôn giữ giá trị tăng cao hơn so với chi phí nên cuối năm công ty luôn có lợi nhuận. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của chi phí không thua kém gì tốc độ tăng của doanh thu nên giá trị gia tăng của kết quả kinh doanh không cao.

+ Về doanh thu, tổng doanh thu của công ty thay đổi liên tục qua 3 năm. Cụ thể như sau: năm 2010 tổng doanh thu đạt 22.440 triệu đồng, năm 2011

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 26)