Tỷ số lợi nhuận bình quân trên một lao động

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 76)

Từ bảng ta thấy, lợi nhuận bình quân trên một lao động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, trong năm 2010 lợi nhuận bình quân trên một lao động là 36,01 triệu đồng, sang năm 2011 là 26,4 triệu đồng. Đến năm 2012 là 37,5 triệu đồng. Điều này cho thấy, tuy lợi nhuận công ty trong năm 2011 giảm so với 2010 nhưng công ty đã quản lý khá tốt các chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp.

Qua phân tích các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nipponiva chi nhánh Cần Thơ cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Hàng năm công ty kinh doanh đều có lợi nhuận, tuy lợi nhuận có sự tăng giảm qua các năm do biến động của kinh tế thị trường. Ngoài ra, công ty hoạt động hiệu quả một phần còn có tác phong làm việc rất tốt của công nhân viên công ty, được thể hiện qua tỷ số doanh thu và lợi nhuận trên một lao động.

Từ năm 2010 đến năm 2012 kết quả kinh doanh mà Công ty đạt được là rất tốt. Thể hiện ở doanh thu và lợi nhuận mỗi năm. Quy mô Công ty ngày càng mở rộng, khách hàng tìm đến ngày càng nhiều. Đầu tư và sử dụng tài sản cố định và vốn chủ sở hữu hợp lý. Công ty có chính sách sử dụng lao động hiệu quả, có chăm lo đến đời sống nhân lao động. Bên cạnh đó còn có một số hạn chế là chưa quản lý tốt chi phí. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động thấp kéo theo tổng tài sản đầu tư không mang lại hiệu quả. Số lượng hợp đồng ký kết chưa đủ để máy mốc vận hành hết công suất. Do vậy Công ty nên sớm có biện pháp khắc phục.

BẢNG 4.12 TỶ SỐ DOANH THU % LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN TRÊN MỘT LAO ĐỘNG Chỉ tiêu Đv Tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối LN ròng Triệu đồng 684,2 527,3 900,4 (156,9) (22,93) 373,1 70,76

Doanh thu Triệu

đồng 22.440 20.854 28.927 (1.586) (7.07) 8.070 38.69 Lao động Người 19 20 24 1 5,26 4 LNBQ/ 1 lao động Trđ/ người 36,01 26,4 37,5 (9,61) 26,69 (11,1) 42,05 DTBQ/1 lao động Trđ/ Người 1.181 1.043 1.203 (138) (11,68) 160 125,34

(nguồn: phòng kế toán công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ)

4.6 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU BÁN HÀNG

Phân tích mức ảnh hưởng của các yếu tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khói lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí hoạt động đến lợi nhuận.

Năm 2011 so với năm 2010:

Căn cứ vào số liệu của công ty, ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích như sau:

Q10, Q11: sản lượng tiêu thụ 2010, 2011 g10; g11: giá bán 2010, 2011

Z10, Z11: giá vốn 2010, 2011

Bảng 4.13: TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG VÀ TỔNG GIÁ BÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2010, 2011

Mặt hàng Tổng doanh thu bán hàng Tổng giá vốn q10*g10 q11*g10 q11*g11 q10*z10 q11*z10 q11*z11 1. Tôn lạnh 5.785,6 1.245,6 1.230,1 5.164,2 1.111,8 1.071,5 2. Tôn kẽm 3.563,8 1.562,1 1.540,8 3.691,3 1.617,9 1.514.2 3.Tôn màu 9.887,7 15.370,7 14.901,7 8.864,9 13.780,9 14.082,3 4.Xà gỗ đen 879,6 2.418,1 2.078,9 812,3 2.233,3 1.670,1 5. Xà gỗ kẽm 2.317,3 1.193,8 1.094,5 2.222,3 1.144,8 956,9 Tổng 22.434 21.790,3 20.846 20.755 19.888,8 19.295

(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán) Gọi L là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có:

L10 = 22434- 20755- 270- 730= 679 (triệu đồng L11 = 20846 – 19.295 -240 – 792 = 519 (triệu đông) Đối tượng phân tích L = L11- L10 = 519- 679 = -160 triệu đồng

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với 2010 tăng một khoản là -160 triệu đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố:

- Mức ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận:

Tỷ suất doanh thu năm 2011 so với 2010:

21.790,3

T = x 100% = 97,13 %

22.434

Lq= (97,13%- 1) x (22.434 – 20755) = (48,19) triệu đồng

Vậy do sản lượng tiêu thụ giảm 2,87% nên lợi nhuận giảm một lượng là 48,9 triệu đồng

- Mức ảnh hưởng của yếu tố kết cấu mặt hàng:

Lk1= 97,13% x (22434 – 20755) – (270+ 730) = 630,8 triệu đồng Lk2= 21.790,3 – (19.892,8+ 270+ 730)= 897,5 triệu đồng

 Lc= Lk2- Lk1= 897,5- 630,8 = 266,7 triệu đồng

Vậy, do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận tăng một lượng 266,7 triệu đồng.

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn:

Lz = -( 19.295- 19.892,8)= 597,8 triệu đồng

Vậy, giá vốn hàng bán giảm đã làm lợi nhuận tăng 597,8 triệu đồng

- Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng:

Do chi phí bán hàng tăng nên lợi nhuận giảm -40 triệu đồng

- Mức ảnh hưởng của chi phí quản lý:

Lzql= - (792- 730)= -62 triệu đồng

Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nên lợi nhuận giảm -62 triệu đồng

-Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá:

Lg = 20846- 21.790,3= -944,3 triệu đồng

Vậy do giá bán giảm làm cho doanh thu giảm -944,3 triệu đồng nên đã góp phần làm cho lợi nhuận giảm -944,3 triệu đồng.

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:

- Các yếu tố làm tăng lợi nhuận: + Kết cấu mặt hàng 266,7 + Giá vốn 597,8 + Chi phí bán hàng 30 - Các yếu tố làm giảm lợi nhuận:

+ Sản lượng -48,19 + Chi phí QLDN -62 + Giá bán -944,3

-160 triệu đồng (đúng bằng đối tượng phân tích)

Vậy qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ, ta thấy rằng lợi nhuận năm 2011 giảm so với năm 2010 là 160 triệu đồng nguyên nhân là do giá bán tăng, sản lượng tiêu thụ giảm, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng so với năm 2010. Mặt khác, các yếu tố kết cấu mặt hàng, giá vốn và chi phí bán hàng tác động lên lợi nhuận làm cho lợi nhuận tăng nhưng vẫn không bù đấ được phần lợi nhuận giảm.

Năm 2012 so với năm 2011

Căn cứ vào số liệu của công ty, ta tính toán bảng số liệu phục vụ cho việc phân tích như sau:

Q12, Q11: sản lượng tiêu thụ 2010, 2011 g12; g11: giá bán 2010, 2011

Bảng 4.13: TỔNG DOANH THU BÁN HÀNG VÀ TỔNG GIÁ BÁN CỦA CÔNG TY NĂM 2010, 2011

Mặt hàng Tổng doanh thu bán hàng Tổng giá vốn

q11*g11 q12*g11 Q12*g12 q11*z11 q12*z11 q12*z12 1. Tôn lạnh 1.230,1 3.404,4 3.405,3 1.071,5 2.965,4 2.953,9 2. Tôn kẽm 1.540,8 5.537,8 5.455,5 1.514.2 5.441,6 5.290,5 3.Tôn màu 14.901,7 18.656.8 15.436,7 14.082,3 17.631,4 14.649,3 4.Xà gỗ đen 2.078,9 3.362,9 3.388,6 1.670,1 2.701,5 2.987,9 5. Xà gỗ kẽm 1.094,5 629,6 1.235,9 956,9 550,3 1.178,3 Tổng 20.846 31.591,5 28.922 19.295 29.290,3 27.060

(Nguồn: số liệu tổng hợp từ phòng kế toán) Gọi L là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dựa vào phần cơ sở lý luận ta có:

L11 = 20846 – 19.295 -240 – 792 = 519 (triệu đông) L12= 28.922- 27060- 353- 613= 898 (triệu đồng)

Đối tượng phân tích L = L12- L11 = 898- 519 = 377 (triệu đồng)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 so với 2010 tăng một khoản là 377 triệu đồng. Mức biến động này chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố:

- Mức ảnh hưởng của yếu tố sản lượng đến lợi nhuận:

Tỷ suất doanh thu năm 2011 so với 2010:

31.591,5

T= x 100% = 151,54 %

20.846

Lq= (151,54 %- 1) x (20.846- 19.295) = 799,3 triệu đồng

Vậy do sản lượng tiêu thụ tăng 151,54 % nên lợi nhuận tăng một lượng là 799,3 triệu đồng

- Mức ảnh hưởng của yếu tố kết cấu mặt hàng:

Lk1= 151,54 % x (20846 – 19295) – (353+ 613) = 1.384,3 triệu đồng Lk2= 31.591,5 – (29.290,3+ 353+ 613)= 1.335,2 triệu đồng

 Lc= Lk2- Lk1= 1.335,2- 1.384,3 = -49,1 triệu đồng

Vậy, do kết cấu mặt hàng thay đổi làm cho lợi nhuận giảm một lượng -49,1 triệu đồng.

- Mức độ ảnh hưởng của yếu tố vốn:

Lz = -( 27.060- 29.290,3)= 2.230,3 triệu đồng

- Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng:

Lzbh= -(353- 240) = -113 triệu đồng

Do chi phí bán hàng tăng nên lợi nhuận tăn triệu đồng

- Mức ảnh hưởng của chi phí quản lý:

Lzql= - (613- 792)= 179 triệu đồng

Do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nên lợi nhuận tăng 179 triệu đồng

-Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giá bán:

Lg = 28922-31.591,5 = -2.669,5 triệu đồng

Vậy do giá bán giảm làm cho doanh thu giảm -2.669,5 triệu đồng nên đã góp phần làm cho lợi nhuận giảm -2.669,5 triệu đồng.

Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng:

- Các yếu tố làm tăng lợi nhuận: + Sản lượng 799,3 + Giá vốn 2.230,3 + Chi phí QLDN 179 - Các yếu tố làm giảm lợi nhuận:

+ Kết cấu mặt hàng -49,1 + Chi phí bán hàng -113 + Giá bán -2.669,5

377 triệu đồng (đúng bằng đối tượng phân tích)

Vậy qua phân tích các yếu tố tác động đến lợi nhuận tăng giảm, ta thấy giá bán, chi phí bán hàng và kết cấu mặt hàng thay đổi làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đã làm cho lợi nhuận tăng 377 triệu đồng so với năm 2011.

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ÐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NIPPOVINA CHI NHÁNH CẦN THƠ

5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

Trong các năm qua quy mô của Công ty không ngừng được mở rộng, đa dạng hóa các mặt hàng, thu hút nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó công ty cũng đầu tư máy móc thiết bị rất hiện đại thuộc vào hàng bậc nhất khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đảm bảo tạo ra các sản phẩm có mẫu mã ngày càng phong phú, chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Nguồn vốn hoạt động của công ty là do công ty liên doanh Nippovina TP.HCM cấp nên xí nghiệp không chủ động được nguồn vốn, gây khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng đến quá trình sàn xuất cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Doanh thu của công ty qua các năm có sự tăng giảm không ổn định và chưa cao. Vì sản lượng tiêu thụ và chính sách giá bán của công ty hay thay đổi, mật độ phân phối sản phẩm của công ty còn thấp.

- Khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp, nguyên nhân là do nguyên vật liệu tồn kho quá nhiều và khoản thu quá cao. Công ty cần phải có biện pháp kiểm soát hàng tồn kho và khoản thu phù hợp để nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty.

- Ngoài việc nâng cao doanh thu, công ty cần phải có biện pháp kiểm soát giá để nâng cao lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh. Giá vốn hàng bán của công ty luôn có tỷ trọng khá lớn. Nguyên nhân là do đặc điểm của ngành và nguồn nguyên vật liệu được vận chuyển từ công ty liên doanh Nippovina TP.HCM nên công ty chưa chủ động trong công việc tìm nguồn nguyên vật liệu rẻ tại chỗ.

- Để nâng cao khả năng cạnh tranh công ty cũng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.

- Vòng quay tài sản lưu động của công ty hiện nay vẫn còn thấp, công ty nên có biện pháp cải thiện doanh thu và sử dụng hiệu quả nguồn tài sản lưu động. Ngoài ra, một trong những khó khăn trong năm nay là nhiều công ty rơi vào cảnh

hoạt động cầm chừng trước sức mua suy giảm, bên cạnh đó họ lại yêu cầu cao hơn về mặt chất lượng sản phẩm, chính vì vậy lượng đơn đặt hàng giảm mạnh và trở nên lắt nhắt làm cho công ty chúng ta tốn rất nhiều chi phí.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, doanh nghiệp được hình thành ngày càng nhiều, đối thủ cạnh tranh sẽ tăng lên sẽ làm cho Công ty gặp khó khăn trong quá trình phát triển thị trường.

5.2 GIẢI PHÁP

5.2.1 Tăng doanh thu, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm

Sự thay đổi của doanh thu có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì doanh thu tăng sẽ làm lợi nhuận tăng và ngược lại. Do vậy để tăng lợi nhuận ta phải tăng doanh thu.

Doanh thu tiêu thụ = số lượng hàng hóa tiêu thụ x Đơn giá

Vì vậy, muốn tăng doanh thu thì có 2 cách, đó là tăng sản lượng tiêu thụ hoặc là tăng giá bán, hoặc có thể tăng sản lượng và tăng giá bán. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế như hiện nay thì khả năng tăng giá bán là vấn đề vô cùng khó khăn không chỉ riêng với công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ, mà là đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Do đó, để tăng doanh thu trong tương lai thì công ty phải có những biện pháp thích hợp để có thể gia tăng sản lượng tiêu thụ, bằng cách:

-Đối với người tiêu dùng: công ty cần chú trọng và củng cố mối quan hệ

lâu dài của khách hàng, đồng thời phải cung cấp sản phẩm có chất lượng để phục vụ người tiêu dùng. Phát triển hệ thống quản lí chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Có như vậy, công ty mới có thể tăng số lượng hàng hóa bán ra, tăng doanh số bán và góp phần nâng cao lợi nhuận.

-Đối với các mặt hàng kinh doanh: công ty cần đa dạng hóa các mặt hàng

kinh doanh và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lí, phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của doanh nghiệp. Đảm bảo tính khả thi và khả năng sinh lời. Đồng thời có thể điều chỉnh dễ dàng cho phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng

của nhu cầu thị trường. Với cơ cấu sản phẩm hiện nay của công ty là tương đối ổn định. Tuy nhiên, công ty không nên chỉ tập trung vào sản phẩm truyền thống mà nên đa dạng hóa sảm phẩm, làm cho cơ cấu kinh doanh của công ty trở nên phong phú hơn, mới có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có chất lượng cao, việc tạo ra sản phẩm mới giúp công ty tránh được rủi ro và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, thường xuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm qua các giai đoạn từ nguyên liệu đầu vào với sản phẩm đầu ra cuối cùng. Hoàn thiện hơn nữa các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất để sản phẩm làm ra luôn đạt chất lượng cao.

-Điều chỉnh giá bán phù hợp: để đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm,

công ty cần phải quan tâm đến vấn đề giá bán. Vì giá bán là một trong những yếu tố quan trọng của sản phẩm, nó là cơ sở để khách hàng mua sản phẩm này hay sản phẩm khác, là đòn bẩy kích thích tiêu dùng. Nó cũng là vũ khí cạnh tranh trên thị trường, quyết định doanh số bán và lợi nhuận, qua đó cũng thể hiện chất lượng sản phẩm. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, do xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh nên công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc định giá bán. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi tình hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức và chi phí có liên quan. Do đó xây dựng được một chiến lược giá cả phù hợp sẽ mạng lại nhiều lợi nhuận cũng như cơ hội kinh doanh của công ty.

-Duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý: Hàng lương thực là mặt hàng thiết yếu

trong đời sống. Vì vậy, công ty nên quản lí tốt tồn kho, đảm bảo dự trữ hơp lý để

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 76)