Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 61)

Tuy lợi nhuận từ hoạt động tài chính là các khoản lợi nhuận ngoài kinh doanh, nhưng ta cũng phải phân tích để biết nó tác động nhưng thế nào đến kết quả kinh doanh của Công ty. Hình 4.2 bên dưới đây, ta sẽ thấy được sự ảnh hưởng này:

Hình 4.2: LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là do chênh lệch tỷ giá của tiền gửi ngân hàng và những lần chuyển tiền giữa công ty liên doanh Nippovina TP. HCM và công ty TNHH Nippovina chi nhánh Cần Thơ. Qua 3 năm hoạt động thì lợi nhuân từ hoạt động tài chính không mang lại lợi nhuận cho công ty.

Năm 2011, lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 3,1 triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 50,61% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì lợi nhuận này giảm 3,9 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 46,98 %. Nguyên nhân là công ty không có huy động tiền gửi ngân hàng mà sử dụng chúng cho hoạt động kinh doanh và quay vòng vốn. Công ty có nhiều nợ khó đòi nên tài chính của công ty không khả quan,

hàng năm công ty mẹ chỉ khoán một lượng tiền nhất đinh nên công ty phải chủ động nguồn vốn cho các hoạt động nhăm sinh lợi cho công ty.

* Nhận xét: qua phân tích trên ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2011 giảm nhiều so với năm 2011 và năm 2012 do chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao cũng như chi phí từ hoạt động tài chính. Do vậy để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần phải nhanh chống đưa ra biện pháp khắc phục tiết kiệm chi phí đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tuy nhiên, sự đánh giá tình hình lợi nhuận của công ty thông qua sự so sánh như thế thì không thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì kết quả cuối cùng còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy trong việc phân tích lợi nhuận, chúng ta phải sử dụng các chi tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

4.4 PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012

4.4.1 Các chỉ tiêu về tình hình thanh toán

Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn để xem xét tài sản công ty có đủ để trang trả các khoản nợ trong ngắn hạn hay không. Để từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời.

4.1.1.1 Hệ số thanh khoản hiện thời

Hệ số thanh toán hiện thời là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là cao hay thấp. Qua bảng 4.5 ta thấy hệ số thanh khoản hiện thời của công ty qua 3 năm liên tục tăng. Cụ thể là năm 2011 hệ số thanh khoản tăng là 0,03 lần tương ứng với 37%. Năm 2012 hệ số này tăng lên 0,96 lần tăng 0,12 lần so với năm 2011. Tuy hệ số thanh khoản hiện thời qua các năm tăng nhưng các tỷ số này đều có giá trị thấp hơn 1, điều này cho thấy đơn vị không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến kỳ chi trả. Vì thế công ty cần phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu hơn trong việc điều tiết vốn, nhằm hạn chế sự tài trợ vốn của công ty liên doanh và các khoản vay và vay với lãi cao.

Hệ số thanh toán nhanh là tỷ số đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng giá trị các loại tài sản lưu động có tính thanh khoản cao. Mặc dù hàng tồn kho cũng là một loại tài sản, nhưng tính thanh khoản của nó thấp so với các loại tài sản lưu động khác nên giá trị của nó không được tính vào tài sản lưu động khi tính hệ số thanh toán nhanh của công ty.

Năm 2010, khả năng thanh toán của công ty là 0,53 lần nghĩa là một đồng nợ có 0,55 đồng vốn đảm bảo thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 0.16 lần tức là giảm 0,37 lần so với năm 2010. năm 2012, tỷ số thanh khoản của công ty là 0,54 lần, tăng 0,38 lần so với năm 2011. Kết quả phân tích cho thấy hệ số thanh khoản của công ty là quá thấp qua 3 năm, chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn gặp nhiều khó khăn, vì hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản lưu động của công ty, do đó ảnh hưởng đến tình hình thanh toán của công ty. Chính vì vậy, công ty cần có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để tăng khả năng thanh toán lên, đồng thời tạo được lòng tin cho khách hàng cũng như nhà cung cấp.

Hình 4.3: HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH VÀ HIỆN THỜI CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2010- 2012

Bảng 4.5: CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010- 2012

( Nguồn: phòng kế toán của công ty)

Chỉ tiêu ĐvTính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1. Tài sản lưu động Triệu đồng 78.614 65.244 92.100 (13.369) (17,01) 26.856 41,16 2. Nợ Ngắn hạn Triệu đồng 93.832 77.788 96.264 (16.044) (17,1) 18.476 23,75 3. Hàng tồn kho Triệu đồng 28.304 50.176 40.053 21.872 77.27 (10.123) (20,17)

Hệ số thanh toán hiện thời (1)/(2) Lần 0,81 0,84 0,96 0,03 3,7 0.12 14,29 Hệ số thanh toán nhanh (1-3)/(2) Lần 0,53 0,16 0,54 (0,37) (69,81) 0,38 2377,5

4.1.2 Các chỉ tiêu hoạt động 4.1.2.1 Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của một công ty. Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho bình quân trong kỳ. Số vòng quay càng cao, chu kỳ kinh doanh càng được rút ngắn, thời gian tồn kho càng ít, lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho thu hồi ngày càng nhanh. Điều này phản ánh công ty tổ chức và dự trữ tốt, tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả giảm được chi phí bảo quản, hao hụt tăng doanh thu.

Qua bảng 4.2 ta thấy, nhìn chung số vòng quay hàng tồn kho liên tục giảm qua các năm cụ thể là: Năm 2010 vòng quay hàng tồn kho của công ty là 1,2 vòng, sang năm 2011 số vòng này giảm còn 0,82 vòng, giảm 0,38 vòng tương ứng 31,67% so với năm 2010. Năm 2012, vòng quay hàng tồn kho của công ty còn 0,81 vòng giảm 0,01 vòng so với năm truớc tương ứng số tương đối là 1,22%.

Số vòng quay hàng tồn kho giảm qua 3 năm, đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty chưa hiệu quả bởi vì hàng tồn kho quay vòng chậm, lượng hàng tồn kho của công ty ngày càng tăng lên. Công ty cần có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý sao cho vừa có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường vừa giúp công ty quản lý tốt hàng tồn kho của mình, giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn lưu động ở hàng tồn kho.

4.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu của một xí nghiệp là nhanh hay chậm. Chỉ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Qua bảng phân tích ta thấy kỳ thu tiền bình quan của công ty tăng dần qua 3 năm. Năm 2010 là 310,8 ngày, năm 2011 là 404,2 ngày, đến năm 2012 là 411,9 ngày. Đây là đấu hiệu không tốt cho thấy công ty ngày càng tăng những khoản nợ dài hạn có thể dẫn đến những khoản nợ khó đòi. Thời gian kỳ thu tiền bình quân năm sao ngày càng dài cho thấy công ty ngày càng giảm nhiều vốn. Công ty cần tích cực hơn trong việc đề ra những biện pháp nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thu tiền bình quân trong kỳ để có thể giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong kinh doanh.

Bảng 4.6: BẢNG CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010- 2012

Chỉ tiêu ĐVTính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối 1. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 20.755 19.295 27.060 (1,460) (7,03) 7,765 40,24

2. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 17.300 23.587 33.387 6.287 36,34 9.800 41,55

3. Khoản phải thu bình quân Triệu đồng 19.337 23.415 33.100 4.078 21,09 9.685 41,36

4. Doanh thu hàng năm Triệu đồng 22.440 20.854,6 28.927,1 (1.585,4) (7.07) 8.070,2 38,71

Vòng quay hàng tồn kho (1)/

(2) Lần 1,2 0,82 0,81 (0,38) (31,6 0(,01) (1,22)

Kỳ thu tiền bình quân ((3)/

(4)*360) Ngày 310,8 404,2 411,9 93,4 30,1 7,7 1,9

4.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

Vốn là một yếu tố cấu thành quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó quyết định trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy muốn đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.

Phân tích các chỉ tiêu này để xem công ty đầu tư tài sản có hợp lý so với doanh thu, hay quá ít sẽ làm cho khả năng sinh lợi giảm. Ngược lại nếu dư thừa sẽ dẫn đến dòng tiền tự do giảm. Để phân tích các vấn đề này ta lần lược phân tích đi vào các phần phân tích sau:

Hình 4.4: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010- 2012

4.4.3.1 Vòng quay tài sản lưu động

Tỷ số này phẩn ánh tốt độ luân chuyên vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn của công ty. Nâng cao hiểu quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắng liền với sự tồn tại và phát triển của công ty, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh doanh.

Công ty TNHH Nippovina là một chi nhánh của công ty liên doanh Nippovina TP. HCM, vì vậy tài sản lưu động của chi nhánh là những tài sản thuộc quyền sở hữu của chi nhánh, có thời gian sử dụng, luận chuyển thu hồi trong thời gian 1 năm hoặc một chi kỳ kinh doanh. Tài sản lưu động của chi nhánh bao gồm vốn bằng tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Ta phân tích tỷ số vòng quay tài sản lưu động để biết được trong thời gian qua từ năm 2010 đến năm 2012, để xem mổi đồng tài sản lưu động công ty được bao nhiêu đồng doanh thu, từ đó biết được công ty sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả hay không? để có kế hoạch phát triển kinh doanh hợp lý.

Qua bảng phân tích bên dưới ta thấy, số vòng quay tài sản lưu động của Công ty trong 3 năm qua từ 2010 đến năm 2012 biến động tăng giảm theo chiều hướng ngày không khả quan, hiệu quả đầu tư không tăng. Năm 2010, với 1 đồng tài sản lưu động Công ty tạo ra được 0,29 đồng doanh thu, sang năm 2011 còn

0,32 đồng, năm 2011 vòng quay tài sản lưu động tăng 0,03 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 vòng quay này còn thì 0,31 triệu đồng giảm 0,01 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 3.13% so với năm trước đó. Điều này cho thấy công ty đã tận dụng hợp lý vốn lưu động ở năm 2011 và kém hiệu quả ở năm 2012. Công ty cần phải nâng cao vòng quay tài sản vốn lưu đông và cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp nhăm rút bớt vốn và thời gian lưu vốn ở các khâu, từng giai đoạn sản xuất. Nguyên nhân chính của vấn để tăng giảm vòng quay vốn lưu động ở công ty là do sức ép cạnh tranh của môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn, Công ty phải đầu tư vốn ngày càng nhiều thì việc kinh doanh mới có hiệu quả được. Trong khi đó thì giá cả ngày càng tăng vọt, các khoản đầu tư ngắn hạn để phát triển kinh doanh có giá trị ngày càng cao. Từ những kết quả phân tích trên cho thấy nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc kinh doanh lại càng khó khăn, nguồn vốn bỏ ra phải thật nhiều thì mới mong có kết quả tốt. Do không xác định được số vòng quay này so với bình quân ngành trong 3 năm qua nên chưa biết được số vòng quay mà Công ty đạt được có tốt hay không, nhưng với tốc độ tăng giảm không ổn định và tỷ lệ giữa mỗi năm không cao như thế này chúng ta kết luận được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty không tốt, cần được điều chỉnh ngay. Ngoài ra, việc sử dụng tài sản lưu động để tạo ra doanh thu của công ty qua các năm vẫn chưa tốt còn có nguyên nhân do lượng nguyên vật liệu tồn kho lớn qua các năm, khoản phải thu tăng cao làm cho doanh thu giảm dẫn đến tài sản lưu động quá lớn.

Chỉ tiêu ĐVTính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối DT thuần Triệu đồng 22.434 20.846 28.922 (1.588) (7.08) 8.075 38,74 TS cố định Triệu đồng 71.929 65.244 85.357 (6.664) (9,29) 20.112 30,83 Tổng tài sản Triệu đồng 65.244 78.614 92,100 13.369 20,49 13.486 17,16 TS lưu động Triệu đồng 78.614 65.244 92.100 (13.369) (17,01) 26.856 41,16 Vòng TSLĐ (1)/(4) Vòng 0,29 0.32 0.31 0.03 10,34 (0,01) (3.13) Vòng TS cố định (1)/(2) Vòng 0,31 0,32 0,34 0,01 3,23 0,02 6,25 Vòng quay Tổng tài sản (1)/(3) Vòng 0,34 0,27 0,31 (0,07) (20,59) 0,04 14,82 Bảng 4.7: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

4.4.3.2 Vòng quay tài sản cố định

Tài sản cố định là nguồn vốn để mua tài sản cố định trong quá trình sử dụng thì giá trị tài sản cố định bị dịch chuyển tùy phần, qua nhiều kỳ kinh doanh.

Tỷ số vòng quay tài sản cố định phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Cũng như vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tài sản cố định cho ta biết với mỗi đồng tài sản cố định được đầu tư thì Công ty tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, Công ty có hình thức kinh doanh dịch vụ là chủ yếu nên giá trị đầu tư tài sản cố định sẽ rất lớn, cho nên phải có phải hoạch định kế hoạch rõ ràng trước khi đầu tư để tránh được rủ ro. Ta phân tích tỷ số này của Công ty từ năm 2010 đến năm 2012 để xem Công ty đầu tư có hiệu quả tài sản này không.

Trái ngược với hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, hiệu quả sử dụng tài sản cố định rất tốt, vòng quay tài sản cố định ngày càng tăng. Đặt biệt trong năm 2011, với 1 đồng tài sản cố định thì doanh thu thu được là 0,32 đồng, cao hơn so với năm 2010 đến 3,23%. Có được điều này là do năm 2010 Công ty đầu tư thêm nhà xưởng máy mốc mới mang lại. Công ty nên tiếp tục phát huy tốc độ phát triển này. Năm 2012, tốc độ tăng vòng quay tài sản cố định của Công ty không nhỏ, tăng 6.25% số tuyệt đối là 0,02 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011, đây tiếp tục là hiệu quả của việc đầu tư máy mốc, cơ sở vật chất mới trong năm 2011 đem lại.

Trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2012 ta thấy Công ty sử dụng tài sản cố định rất hiệu quả. Tuy số vòng quay đạt được không lớn nhưng với đặt điểm ngành sản xuất vật liệu xây dựng là phải đầu tư nhà xưởng máy mốc, thiết bị có gía trị rất lớn nên với số vòng quay tài sản cố định đạt được Công ty đã sử dụng rất hiệu quả tài sản cố định. Cần tiếp tục phát huy sử dụng hết công suất máy mốc để kết quả kinh doanh được nâng cao hơn nữa.

4.4.3.3 Vòng quay tổng tài sản

Ta phân tích tỷ số vòng quay tổng tài sản để biết được mỗi đồng tài sản

Một phần của tài liệu Luan VanSKKN 40 (Trang 61)