Những thành tựu đã đạt được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 40 - 55)

Vượt qua khó khăn, thử thách, sau hơn 10 năm đổi mới và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng. Thành tựu đó cho phép chúng ta một lần nữa khẳng định “đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiêp đổi mới”. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng thể hiện ngay trong đường lối đổi mới

và trong suốt quá trình thực hiện đổi mới; thể hiện ở nhiều quyết sách với nhiều hình thức và bước đi thích hợp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhìn lại quá trình phát triển kinh tế của tỉnh những năm vừa qua, có cơ sở để khẳng định rằng “về cơ bản, chính trị đã đảm nhiệm được vai trò hoạch định đường lối, lãnh đạo, định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, giám sát, điều chỉnh, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế đi đúng hướng, đem lại những thành công bước đầu” [13, tr.15].

Xác định được vai trò của mình, hơn 10 năm qua, hệ thống chính trị của tỉnh đã ngày càng đổi mới hoạt động theo tình hình phát triển chung của toàn tỉnh.

Xét trên phương diện phát triển kinh tế, có thể nói,việc đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị là tiền đề, là điều kiện cho phát triển kinh tế. Hệ thống chính trị của tỉnh đóng vai trò là chủ thể lãnh đạo, định hướng, tổ chức mọi hoạt động cho quá trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Tháng 7 năm 1989 Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ V, đã quyết định chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh độc lập nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và chỉ đạo quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội cho vung đất này. Ngay từ những ngày đầu tồn tại với tư cách là một tỉnh độc lập, Quảng Trị đã gặp phải vô vàn khó khăn, thử thách. “Toàn tỉnh đang lâm vào tình trạng mất ổn định cả về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nền kinh tế bị đảo lộn lại quản lý theo một cơ chế có nhiều mặt không phù hợp, cho nên ngày càng thêm mất cân đối nghiêm trọng”. Trước tình hình ấy, Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã “phát huy tinh thần cách mạng tiến công, tự lực, tự cường ra sức mạnh đẩy mạnh cách mạng tổng hợp, quyết tâm xây dựng một bước cơ sở vật chất xã hội của CNXH, hoàn thành cải tạo XHCN và tổ chức lại sản xuất trên địa bàn...”.

Được sự chỉ đạo của trung ương, hệ thống chính trị của tỉnh đã phát huy vai trò của mình, đổi mới hoạt động với những quyết sách và bước đi thích

hợp nhằm tháo gỡ tình trạng sa sút kinh tế và ổn định chính trị, xã hội. Chính việc chuyển dần nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung,bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế đã tạo tiền đề để nền kinh tế của tỉnh phát triển liên tục, dần hội nhập với các vùng, các khu vực, các tỉnh khác trong cả nước.

Đến tháng 1 năm1990, Đại hội của Đảng bộ tỉnh đã xác định phương hướng, mục tiêu bao trùm đến năm 2000 là: Ra sức ổn định tình hình kinh tế - xã hội, quan trọng nhất là ổn định và phát triển sản xuất, ổn định thị trường giá cả, ổn định và cải thiện một bước đời sống, tạo điều kiện tích luỹ để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Cụ thể là, tập trung đầu tư tháo gỡ mọi vướng mắc cho sản xuất phát triển, thiết lập trật tự trong phân phối, lưu thông, từng bước ổn định giá cả thị trường, thực hiện cân đối ngân sách, nắm hàng, nắm tiền, quay nhanh đồng vốn; ổn định và cải thiện từng bước đời sống trên cơ sở đẩy mạnh phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, bảo đảm công tác cải tạo đúng hướng, lấy phát triển kinh tế là mục đích. Cùng với đó là, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới tổ chức, đổi mới công tác cán bộ, đổi mới phong cách làm việc.áccanf phải được coi là những vấn đề có ý nghĩa thiết thực.

Năm 2000, Đảng bộ tỉnh đã xác định nhiệm vụ chung của toàn tỉnh trong 5 năm tiếp theo là: Phát huy cao nhất tiềm năng về con người và nguồn lực, tập trung sức chấn chỉnh, ổn định và phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ tạo tích luỹ từ nội bộ kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Để thực hiện những mục tiêu trên thì biện pháp thiết thực là: Mở rộng thị trường trong và ngoài nước, huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho sản xuất, ban hành những chính sách đòn bẩy, tạo động lực cho người lao động, ban hành những chính sách về tài chính, thuế, tiền tệ...để duy tu, bảo dưỡng cầu đường, chống xuống cấp, hiện đại hoá từng phần..., ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng hiện đại hoá, đa dạng hoá, dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của tỉnh.

Về cơ cấu các thành phần kinh tế, Đảng bộ tỉnh chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước ngày càng phát huy vai trò chủ đạo của mình.

Như vậy, có thể nói trong quá trình phát triển kinh tế, hệ thống chính trị cần phải tự đổi mới hoạt động của mình để đảm bảo vai trò định hướng, tổ chức và quản lý kinh tế. Muốn làm được điều đó thì hệ thống chính trị của tỉnh phải đưa ra được những chủ trương, chính sách đúng đắn để phát triển kinh tế nhà nước, làm cho thực lực kinh tế nhà nước phát triển mạnh mẽ, có đủ sức để có thể giữ được vị trí chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã tiến hành đổi mới cơ chế, hoàn thiện chính sách để từng bước nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước trong phạm vi toàn tỉnh.

Ngoài kinh tế nhà nước, phát triển nhanh kinh tế tư bản nhà nước, phát huy các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết giữa Nhà nước với các thành phần kinh tế khác, cổ phần hoá một số xí nghiệp quốc doanh theo luật doanh nghiệp và luật công ty, hình thành các tập đoàn sản xuất, kinh doanh lớn do quốc doanh chi phối để tạo nên sức mạnh mới, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất.

Đối với khu vực kinh tế tập thể, tổ chức lại và tạo điều kiện cho phát triển theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đằng, trên cơ sở tổng kết thực hiện, với hình thức và quy mô phù hợp, làm ăn có hiệu quả. Đối với kinh tế cá thể, tư bản tư nhân thì khuyến khích phát triển đúng pháp luật.

Dưới sự lãnh đạo của hệ thống chính trị, quá trình sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai theo các nội dung mới: Đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng doanh nghiệp nhà nước tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực sự hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường. Đổi mới cả về kế hoạch, về tài chính, về tổ chức bộ máy cán bộ và đổi mới quản lý, sát nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp nhà nước yếu kém, làm ăn thua lỗ kéo dài; thực hiện cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển; thực hiện giao và khoán kinh doanh.

Với sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, quá trình phát triển kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu và quy mô bước đầu được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn, thích ứng được với cơ chế thị trường; trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ, vốn được bảo toàn và tăng thêm.

Cùng với việc đổi mới cơ cấu kinh tế, lãnh đạo tỉnh đã kịp thời phát hiện và từng bước lãnh đạo đổi mới cơ chế quản lý và cơ cấu vận hành của nền kinh tế. Vì đây chính là chìa khoá để phát huy và phát triển nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, Đảng bộ tỉnh đã chú ý nhiều đến việc củng cố hệ thống chính quyền các cấp. Trước hết là: mạnh dạn thực hiện chủ trương phân công, phân cấp quản lý, phát huy tính năng động, sáng tạo của nhiều đơn vị quận, huyện và cơ sở. Kiên quyết xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và do vậy, đã thực sự phát huy được mọi năng lực sản xuất trong tỉnh, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Cũng do vậy, mà các thành phần kinh tế ngày càng lớn mạnh, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, trong những năm qua đóng góp vào ngân sách của tỉnh từ các thành phần kinh tế tăng lên rõ rệt, đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.

Từng bước củng cố hệ thống chính quyền các cấp, giao cho cấp sở và ngành thực hiện chức năng quản lý hành chính kinh tế nhà nước, phân biệt

chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh và chức năng quản lý hành chính đối với kinh tế của các cơ quan nhà nước. Xây dựng quy chế làm việc và sự phân cấp quản lý trong nội bộ theo hướng xoá bỏ những tổ chức và việc làm chồng chéo nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế cao. Tiếp tục phân cấp quản lý cho quận, huyện, phường, xã và các đơn vị kinh tế trên nguyên tắc đảm bảo quản lý thống nhất, phát huy sự chủ động, sáng tạo của các cấp và cơ sở.

Cùng với việc xây dựng những chủ trương thúc đẩy phát triển kinh tế, trong thời gian qua, Đảng bộ tỉnh cũng đã chú trọng đến vấn đề xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Bởi vì, trong thực tế, sự thoái hoá biến chất của một bộ phận cán bộ Đảng viên, tình trạng tham ô, hối lộ, lộng quyền, coi thường pháp luật đã làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, Đảng viên, làm giảm lòng tin của dân đối với Đảng. Đảng bộ tỉnh đã nêu lên những nhiệm vụ và biện pháp lớn về công tác xây dựng Đảng trên lĩnh vực chính trị tư tưởng và tổ chức, nhấn mạnh việc kiện toàn cơ sở Đảng là khâu then chốt của toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Toàn Đảng bộ đã tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực sự tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết TW6 (lần 2) khoá VIII. Trong việc kiện toàn cơ sở Đảng, phải xây dựng chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng loại hình tổ chức cơ sở Đảng, cải cách hành chính đối với nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, xây dựng cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh, chú trọng việc cải tiến, nâng cao, chất lượng sinh hoạt Đảng, các tổ chức Đảng cơ sở phải lấy công tác vận động quần chúng và chăm lo lợi ích của quần chúng nhân dân làm nội dung cơ bản trong hoạt động của mình. Có thể nói rằng “ trong giai đoạn hiện nay, phương hướng cơ bản trong công tác xây dựng Đảng là nhanh chóng tự đổi mới và tự chỉnh đốn nhằm xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, có đủ trí tuệ và nguồn lực lãnh đạo, có phẩm chất và đạo đức trong sáng, liên hệ mật thiết với nhân dân..., đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và bước đầu, quyền làm chủ của nhân dân

trên các lĩnh vực được phát huy. Một số chính sách và quy chế đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, trước hết ở cơ sở đã được thực hiện” [13, tr.25].

Bên cạnh việc thực hiện những chính sách kinh tế, thì hệ thống chính trị của tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến các vấn đề xã hội, vấn đề xác lập và củng cố quan hệ xã hội XHCN, gắn mục tiêu kinh tế với định hướng XHCN trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh, kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Bước ra khỏi chiến tranh, Quảng Trị đã đứng lên cùng cả nước xây dựng, kiến thiết quê hương trong điều kiện vô vàn khó khăn, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội của tỉnh hết sức phức tạp. Vì vậy, tỉnh uỷ đã nhận thấy rằng, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là điều kiện có ý nghĩa quyết định để phát triển kinh tế của tỉnh. Do vậy, biện pháp đặt ra là kết hợp với công tác xây dựng Đảng, với xây dựng các tổ chức đoàn thể, dựa vào quần chúng để củng cố lực lượng. Tập trung xây dựng quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với quốc phòng. Chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang thường trực, dân quân tự vệ, tăng cường công tác bảo vệ pháp luật, chống tham nhũng, chống buôn lậu, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế. Chú trọng xây dựng cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp. Cơ chế, chính sách được đồng bộ hoá và hoàn thiện dần, đang phát huy tích cực trong quản lý kinh tế và trong đời sống xã hội. Đảng bộ tỉnh đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới cho phù hợp với tình hình chung của tỉnh và do vậy, quá trình triển khai thực hiện các luật, pháp lệnh, nghị quyết đã tạo động lực cho sự phát triển, khơi dậy tính năng động của nền kinh tế.

Trong quá trình phát triển kinh tế, Đảng bộ tỉnh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc huy động sức dân. Đảng bộ tỉnh cũng đã nhận thức được một cách sâu sắc rằng, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đề ra chỉ có thể thực hiện được khi mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, do nhân dân làm chủ. Dân là một trong những nguồn nội lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế, do vậy quan điểm “dân là gốc” đã được quát triệt.

Song song với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các cấp uỷ Đảng đã đề ra nội dung công tác vận động quần chúng, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể và mặt trận. Các cấp chính quyền, các ngành không chỉ quan tâm đến các chính sách sản xuất, kinh doanh, mà còn phải cụ thể hoá nhiệm vụ của từng tổ chức đoàn thể quần chúng... Để phát huy vai trò to lớn của nhân dân, Đảng đã có những biện pháp thiết thực, như động viên, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở,tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân được thực hiện trên thực tế quyền làm chủ của mình về chính trị trong phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhân dân càng thêm tin tưởng vào Đảng và góp công sức, trí tuệ của mình cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Cũng nhờ đó mà ý thức trách nhiệm về kiểm kê, kiểm soát quá trình phát triển kinh tế của tỉnh trong người dân ngày càng tăng lên rõ rệt.

Bằng năng lực và trí tuệ của mình, trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh đã ngày càng đổi mới hoạt động của mình trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong đó có quan niệm đúng đắn về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị. Nhờ đó, Đảng bộ tỉnh đã có sự linh hoạt trong nghệ thuật lãnh đạo, trong việc gắn đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị.

Với việc đổi mới hoạt động một cách tích cực và hiệu quả của Đảng bộ, những năm qua nền kinh tế của tỉnh đạt được những thành tựu quan trọng:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 40 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)