Đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 63 - 67)

Với tư cách là hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị, Đảng phải xác định rõ nội dung và phương thức lãnh đạo để sao cho Đảng giữ vững được vai trò lãnh đạo, đồng thời phát huy được hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước và hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội của các tầng lớp nhân dân.

Trong hệ thống chính trị và trong toàn xã hội, Đảng phải phát triển nắm vị trí lãnh đạo toàn diện đồng thời phải là bộ phận đứng ra nhận trách nhiệm. Để thực hiện được vai trò này, Đảng cần phải tập trung thực hiện tốt các nội dung lãnh đạo chủ yếu sau:

Một là, Đảng đề ra cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hai là, Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động có hiệu quả, thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; chăm lo xây dựng và củng cố các đoàn thể chính trị - xã hội đủ sức tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân và phát huy có hiệu quả quyền làm chủ của họ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ba là, Đảng để ra các quy định, chủ trương về công tác cán bộ, chỉ đạo chặt chẽ các khâu đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đánh giá và sử dụng cán bộ.

Bốn là, Đảng tiến hành kiểm tra đối với Nhà nước và các tổ chức chủ yếu trong hệ thống chính trị.

Đảng bộ tỉnh Quảng Trị, từ việc tiếp thu những nội dung lãnh đạo chủ yếu của Đảng Cộng sản cầm quyền, cần phải từng bước vận dụng những nội dung đó vào công tác lãnh đạo, đồng thời từng bước đổi mới nội dung lãnh đạo để phù hợp với tình hình chung của tỉnh thì mới đem lại hiệu quả một cách thiết thực.

Để bắt tay vào việc hoạch định đường lối kinh tế của mình, đòi hỏi trước mắt đối với Đảng bộ tỉnh là xác định rõ công tác đổi mới là việc làm thường xuyên, liên tục, có tính chất bước ngoặt. Công tác đổi mới nội dung lãnh đạo của Đảng phải tập trung vào các vấn đề sau:

Việc đầu tiên của công việc đổi mới là đổi mới về tư duy, trước hết tập trung trí tuệ để đổi mới về thành phần, tìm kiếm những phương thức hoạt động mới cho chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước. Muốn như vậy, Đảng bộ tỉnh Quảng Trị phải có quyết tâm cao, phải nhìn thẳng vào thực trạng của địa phơng, thấy rõ thành tựu, đồng thời nhìn rõ các khuyết điểm yếu kém, khách quan cũng như chủ quan; thẳng thắn tự phê bình và phê bình về những việc đã làm được, chưa làm được để chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội một cách có chọn lọc, coi trọng phát triển các ngành, các lĩnh vực mà Quảng Trị có tiềm năng, có thế mạnh và có thị trường. Nghiên cứu, tiếp thu tinh thần, tư tưởng các Văn kiện của Đại hội X của Đảng; quán triệt sâu sắc nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị; đồng thời đánh giá, phân tích kỹ tiềm năng, lợi thế, dự lường hết những khó khăn và thách thức. Trên cơ sở đó, đề ra các mục tiêu, giải pháp đúng đắn, phù hợp với tinh hình thực tiễn của tỉnh, thể hiện tính liên kết với toàn vùng của cả nước.

Hai là, cần xác định một cách rõ ràng thế nào là lãnh đạo chính trị ở các loại hình tổ chức cơ sở Đảng, xác định rõ nội dung lãnh đạo, phạm vi hoạt động.Đảng bộ tỉnh không làm thay những vấn đề thuộc trách nhiệm của các tổ

chức khác, tôn trọng tính độc lập của từng tổ chức. Từ việc đề ra cương lĩnh chính trị, đường lối, chính sách để từ đây xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy định chức năng, nhiệm vụ cho bộ máy chính quyền và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị của tỉnh, tạo nên một mối liên hệ vừa mang tính chất ràng buộc, vừa mang tính độc lập tương đối.

Ba là, công tác quy hoạch cán bộ phải được làm tốt từ cơ sở đến thị uỷ, tỉnh uỷ. Phải từng bước xây dựng tiêu chuẩn cho cán bộ đảng viên ở mỗi cấp, nâng cao tính thiết thực trong phân loại Đảng viên. Tiêu chuẩn đảng viên đủ tư cách, suy đến cùng, đó là phẩm chất trong sáng và năng lực thực sự. Phải gạn đục, khơi trong, thấm nhuần ý ngưyện của Hồ Chủ tịch: “Chỉnh Đảng là để dùi mài cán bộ và Đảng viên thành những chiến sĩ xứng đáng là người đầy tớ của nhân dân”. Việc đánh giá và sử dụng cán bộ phải “trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; có phương pháp khoa học, khách quan, công tâm theo một quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn cán bộ.

Công tác cán bộ phải luôn đảm bảo tính chất dân chủ, tập thể và tuân theo quy trình chặt chẽ, cần có quy chế phân cấp quản lý và bảo vệ cán bộ, thực hiện đúng, đủ các chính sách cán bộ. Đề xuất chính sách đãi ngộ cho cán bộ phường, xã, khu phố, cán bộ chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể ở các xí nghiệp.

Bốn là, với quá trình phát triển kinh tế hiện nay của tỉnh Quảng Trị, vai trò của cấp uỷ cơ sở lại càng trở nên quan trọng. Quán triệt Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị (tháng 8/2004) về phát triển kinh tế - xã hội, với tư tưởng chỉ đạo là đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Trị và các tỉnh miền trong theo kịp đà phát triển của cả nước thì việc đổi mới và kiện toàn các tổ chức cơ sở Đảng phải là việc làm thường xuyên. Mục đích là làm cho tổ chức các cấp, từ Trung ương đến cơ sở, có sự thống nhất hành động, trở thành một cỗ máy nhịp nhàng hoạt động theo năng lực chỉ đạo thực tiễn và

định hướng chính trị đúng đắn. Phải biến các tổ chức cơ sở Đảng thành “hạt nhân lãnh đạo chính trị”. Khi đã trở thành hạt nhân lãnh đạo chính trị, đòi hỏi các tổ chức cơ sở Đảng phải không ngừng đổi mới, từ nội dung, phương thức lãnh đạo đến đổi mới tổ chức, thực sự tôn trọng và phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trong các đoàn thể quần chúng.

Có thể nói rằng, một trong những bức xúc hiện nay, đồng thời cũng là bài học lớn của Quảng Trị là vấn đề về xây dựng đoàn kết nội bộ. Tình trạng thiếu đoàn kết, thống nhất trong nội bộ xảy ra ở Quảng Trị trong cuối nhiệm kỳ trước và đầu nhiệm kỳ 2000 - 2005 do nhiều nguyên nhân và đã được Ban Bí thư Trung ương kết luận tại Thông báo số 59 TB/TW và chỉ đạo của Bộ Chính trị. Trong nhiều nguyên nhân, xét cho cùng, nguyên nhân chính vẫn là từ cán bộ, từ trong đội ngũ lãnh đạo đã bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, xa rời nguyên tắc sinh hoạt Đảng, tranh giành quyền lực. Điều đó đã gây tác hại lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vai trò lãnh đạo và uy tín của Đảng đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế. Vì vậy, phải kiên quyết đấu tranh chống lại mọi ảnh hưởng suy thoái về chính trị, không để nó ẩn nấp trong mỗi đảng viên và trong tổ chức. Chỉ có như vậy mới có thể kiện toàn và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và của bộ máy chính quyền các cấp trong toàn tỉnh.

Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, công tác xây dựng Đảng là điểm then chốt, quyết định sự thành công bại của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Để phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với quá trình phát triển kinh tế của tỉnh nhà thì việc làm mang tính thiết thực nhất là chú trọng xây dựng các mô hình tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp nhà nước nhằm đảm bảo sự thống nhất về tổ chức Đảng với các cơ quan chủ quản. Thực tiễn cho thấy, tổ chức Đảng và các đoàn thể trong các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong các công ty, cho tới nay chưa được hướng dẫn thống nhất. Vì vậy

vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng trong các doanh nghiệp kinh tế chưa được phát huy cao độ. Chính vì vậy, cấp uỷ và các tổ chức cơ sở Đảng phải tổ chức nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, rút ra những bài học có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc cho từng vấn đề cụ thể. Tập hợp các chuyên gia, đội ngũ lãnh đạo và quản lý nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tế, hội thảo khoa học, tập trung làm rõ nguyên nhân vì sao kinh tế của tỉnh nhà phát triển chưa toàn diện và thiếu vững chắc, chưa tương xướng với vị thế, tiền năng mà lẽ ra chúng phải đạt được ở mức cao hơn, vì sao tăng trưởng kinh tế khá, nhưng giá trị, hiệu quả kinh tế của một số lĩnh vực còn thấp, chưa có những sản phẩm mang tính chủ lực, đủ sức cạnh tranh, chi phối thị trường; vì sao các doanh nghiệp phát triển chậm; vì sao đời sống của nhân dân ở nông thôn, miền núi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Làm thế nào để phát huy được lợi thế? Xác định ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như thế nào cho đúng? Kế hoạch tập trung đầu tư những trọng điểm làm sao đem lại hiệu quả thiết thực? Để giải quyết tất cả những vấn đề này, cần phải tạo ra được những khâu đột phá, kích thích sự phát triển mạnh, nhanh và toàn diện; phát huy nội lực, thu hút sự đầu tư trong nước, ngoài nước cho sự phát triển của Quảng Trị.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)