cường hiệu lực quản lý và điều tiết nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường của nước ta đã đi vào quỹ đạo của nó, song đối với Quảng trị thì đây vẫn là những bước đi mới mẻ và đang dần được thích ứng. Nếu không có sự quản lý và điều tiết của chính quyền tỉnh thì chắc chắn nền kinh tế của tỉnh nhà sẽ không có sự phát triển ổn định và hiệu quả. Trong thực tế, nền kinh tế của Quảng Trị vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu khá xa so với khu vực và cả nước. Vì vậy, tiến hành đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của bộ
máy chính quyền tỉnh nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và điều tiết nền kinh tế vẫn còn là nhiệm vụ đặt ra trước mắt.
Hiệu lực của chính quyền là nhân tố quyết định bảo đảm đường lối, chính sách của Đảng được thực hiện khắc phục những yếu kém, khuyết tật còn tồn đọng. Tiếp tục tiến hành xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh cần phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm và là giải pháp quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Quyền lực của chính quyền chính là quyền lực của nhân dân. Chính quyền điều hành mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do, dân chủ thực sự cho mọi tầng lớp nhân dân. Để chính quyền thật sự là “công bộc của nhân dân” trong quản lý mọi hoạt động xã hội, xây dựng luật pháp và đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật, cần phải tập trung thống nhất quyền lực cùng với sự phân công rõ ràng, cụ thể, chức năng và nhiệm vụ trong các cơ quan thuộc bộ máy chính quyền, phải tạo ra được một cơ chế phối hợp có hệ thống trong cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Nếu lẫn lộn chức năng, nhiệm vụ trong cơ quan lãnh đạo và cơ quan quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến hoặc đồng nhất, hoặc độc lập nhau, từ đó làm suy yếu cả hai và không thể xây dựng được quy chế làm việc. Cần xoá bỏ những quy định của cơ quan chính quyền trái với đường lối, chính sách của Đảng. Những quy định của cấp uỷ làm suy giảm hiệu lực của cơ quan chính quyền cũng phải được thay đổi cho phù hợp.
Chính quyền phải tạo ra cơ chế và phương thức hoạt động để cho các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phát huy đầy đủ vai trò của mình xứng đáng là đại biểu của ý chí, nguyện vọng của nhân dân; đồng thời đủ sức đảm bảo duy trì, tôn trọng hiệu lực của pháp luật. Trước hết, cần phát huy vai trò của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp.
Để phát huy vai trò của hội đồng nhân dân các cấp thì về cơ bản, phải nâng cao năng lực của các đại biểu. Lựa chọn những đại biểu đủ năng lực và
phẩm chất để đại diện cho cơ quan quyền lực của nhà nước, đồng thời bãi miễn những đại biểu không còn điều kiện tham gia. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một nền kinh tế mở, do vậy kéo theo nó phải là sự thay đổi căn bản phương thức quản lý của bộ máy chính quyền nhà nước đối với kinh tế. Từ phương thức quản lý hành chính, mệnh lệnh, quan liêu với những thủ tục cồng kềnh, chúng ta đã chuyển sang phương thức quản lý bằng pháp luật và các công cụ kinh tế khác. Chỉ khi nắm bắt được bước chuyển này thì mới có thể đem lại những thành quả trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Thông qua hệ thống pháp luật hoàn chỉnh dần tạo dựng một môi trường quản lý ổn định, có sức hút mạnh đối với các nhà sản xuất, kinh doanh, thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Một hệ thống pháp luật ổn định luôn đi kèm với một hệ thống chính sách phát triển kinh tế ổn định, tránh được những thiệt hại trong phát triển kinh tế; đồng thời quản lý được tài sản của xã hội, khắc phục được tình trạng “luồn lách”, “tìm kiếm kẽ hở” của một số chủ thể kinh tế,...
Trong qúa trình phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đòi hỏi phải tiếp tục phân định rõ chức năng quản lý hành chính nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Sự can thiệp của bộ máy chính quyền tỉnh vào kinh tế phải mềm dẻo, linh hoạt, thích ứng với sự vận động vốn rất phức tạp của kinh tế thị trường.
Muốn vậy, phải sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy. Bộ máy chính quyền tỉnh phải gọn nhẹ, tránh cồng kềnh, thủ tục chồng chéo. Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế hoạt động phối hợp trong các ngành chức năng, sự quản lý của chính quyền phải mang tính chiến lược nhiều hơn. Từng ngành phải làm đúng chức năng của mình, đồng thời tạo sự đồng bộ, hiệu quả trong công tác, quản lý kinh tế - xã hội của hệ thống chính quyền tỉnh. Hệ thống chính quyền phải tập trung vào các nhiệm vụ thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất kinh doanh có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Do vậy, việc làm hiệu quả,
mang ý nghĩa thiết thực là nghiên cứu, đề xuất những yêu cầu đổi mới tổ chức chính quyền phù hợp với quy mô, đặc điểm phát triển của tỉnh trong những năm tới. Hệ thống chính quyền của tỉnh cần phải thực sự đóng vai trò là “công bộc của dân”, thực sự là công cụ, là phương tiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình. Phát huy được hiệu lực của mình, bộ máy chính quyền đã tạo ra cơ sở, nền tảng chính trị để ổn định chính trị - xã hội, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đến lượt nó, sự phát triển của kinh tế lại là cơ sở vững chắc cho việc củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, củng cố lòng tin của nhân dân vào Đảng bộ và chính quyền tỉnh.