Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế quản lý và củng cố sức mạnh của kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 76 - 81)

kinh tế nhà nước

Bên cạnh việc thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách đa dạng hoá về sở hữu và thành phần kinh tế, cần tập trung tăng cường vai trò chủ đạo của

kinh tế nhà nước. Thực lực kinh tế nhà nước là một yếu tố hết sức quan trọng, đóng vai trò điều tiết tính tự phát của kinh tế thị trường, hỗ trợ và dẫn dắt các thành phần kinh tế khác phát triển theo định hướng XHCN. Do vậy kinh tế nhà nước cần phải nắm những khâu, ngành trọng yếu, then chốt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới và phát huy có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo: làm đòn bẩy đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội, mở đường hướng dẫn, hỗ trợ, các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, làm lực lượng vật chất để những thực hiện chức năng điều tiết và quản lý vĩ mô, tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới”. Tất nhiên, không được đồng nhất kinh tế nhà nước với doanh nghiệp nhà nước để biện hộ cho sự yếu kém của một số doanh nghiệp nhà nước như Văn kiện Đại hội IX đã nêu: “khu vực doanh nghiệp nhà nước chậm được sắp xếp, củng cố và đổi mới; các thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp còn dè dặt, cầm chường. Còn một bộ phận không tí doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, thiếu năng động trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước” [18, tr.252]. Cần ý thức được rằng, trong cơ cấu kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chỉ là một bộ phận. Hơn nữa, không phải mọi doanh nghiệp nhà nước đều lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Tuy vậy, quan niệm nói trên cũng có tác dụng thúc đẩy phải gấp rút đổi mới và tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh, chủ động hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO.

Trước mắt, cần xác định rõ một số giải pháp cụ thể nhằm khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân. Đó là:

Thứ nhất, tổ chức cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh, đề xuất và thực thi những biện pháp hữu hiệu đối với các doanh nghiệp

nhà nước giữ vị trí chủ chốt ở các địa phương, các khu kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Phân loại doanh nghiệp nhà nước theo mục đích: doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận; doanh nghiệp công ích vì mục tiêu cộng đồng; doanh nghiệp vừa kinh doanh, vừa công ích.

Phát triển doanh nghiệp nhà nước trên cơ sở định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội.

Vấn đề đổi mới, tổ chức và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, chỉ khi phân loại đúng từng loại doanh nghiệp ngành, từng lĩnh vực thì mới có thể đưa ra được những chính sách và cơ chế quản lý để khuyến khích và thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Việc sắp xếp, đổi mới, phát triển các doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành khẩn trương, đồng thời phải có chương trình, có kế hoạch cụ thể, có trọng điểm và những bước đi thích hợp, vừa rút kinh nghiệm, vừa phải đảm bảo ổn sự định và phát triển.

Thứ hai, thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước theo hướng tích cực.

Bước sang năm 2006, toàn tỉnh đã và đang tiến hành sắp xếp, đổi mới 14 doanh nghiệp, chuyển sang Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; cổ phần hoá 5 doanh nghiệp; đổi mới, sắp xếp và phát triển 4 lâm trường quốc doanh.

Riêng công ty xuất nhập khẩu Quảng Trị và Công ty thương mại miền núi có khó khăn do công nợ. Nếu không thực hiện cổ phần hoá được trong năm 2006 thì sẽ tiến hành giải thể hoặc do phá sản. 4 lâm trường quốc doanh chưa sắp xếp đổi mới được là do cơ chế quản lý của các Công ty lâm nghiệp chưa được xác định là chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hay cổ phần hoá [71, tr.9].

Việc cổ phần hoá doanh nghiệp là một biện pháp đúng đắn của tỉnh nhằm sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Nhưng mặt khác, cũng phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người lao động, không đẩy người lao động rơi vào tình trạng thất nghiệp, không tìm kiếm được việc làm. Trong lộ trình “cổ phần hoá” mục tiêu cơ bản là huyđộng được nguồn vốn và sử dụng nó một cách có hiệu quả, không để xảy ra tình trạng thua lỗ do sự bảo trợ của nhà nước.

Phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng, trong những năm qua, hệ thống chính trị của tỉnh đã có những phương thức hữu hiệu trong cơ chế quản lý của mình đối với các doanh nghiệp nhà nước, như chính sách về kế hoạch, lao động, thu nhập, thanh tra, giám sát, định hướng cho các doanh nghiệp được quyền tự chủ, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm với các hoạt động của mình. Bộ máy chính quyền của tỉnh thực hiện chức năng quản lý giám sát của mình, nhưng không được can thiệp quá sâu vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể nói rằng, với những chính sách rộng mở và việc đổi mới phương thức lãnh đạo, chính quyền tỉnh đã giúp cho các doanh nghiệp thực sự phát huy năng lực của mình. Nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, nắm được vai trò chủ chốt và là nòng cốt trong quá trình phát triển nền kinh tế của tỉnh. Những thành công đó đã ghi nhận bước tiến trong cơ chế quản lý kinh tế của lãnh đạo tỉnh. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập, như những thủ tục hành chính nhiều khâu, rườm ra, nhiều cửa, nhiều tầng nấc trung gian,… thái độ làm việc quan liêu, mệnh lệnh của một số viên chức… đã làm giảm năng lực cạnh tranh, phát triển của một số doanh nghiệp. Do vậy, một số vấn đề cần phải nghiên cứu trong thời gian tới là:

- Hoàn thiện cơ chế, chính sách tổ chức, quản lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

- Tạo môi trường thuận lợi thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bằng cách thực hiện một số chính sách mở của nhà nước, như tài chính, vốn,…

- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

Hệ thống chính trị thực hiện chức năng quản lý kinh tế thông qua việc đặt ra các kế hoạch, chính sách, hệ thống luật pháp để tạo điều kiện, tiền đề, môi trường phục vụ đắc lực cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hướng sự vận động của nền kinh tế theo một định hướng chính trị nhất định. Hay nói cách khác, đó chính là sự tác động, sự điều tiết, của hệ thống chính quyền đối với toàn bộ nền kinh tế của tỉnh nhà. Do vậy để việc phân định này có hiệu quả, bộ máy chính quyền phải được đổi mới cho phù hợp với chức năng và quan hệ phân công, phân cấp; tạo môi trường thuận lợi cho các đơn vị kinh tế; thu hút, khuyến khích việc tăng trưởng kinh tế; đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến độ và công bằng xã hội. Nhưng mặt khác, “cán bộ và các cấp chính quyền không can thiệp vào chức năng quản lý kinh doanh và quyền hạn hạch toán của doanh nghiệp” [17, tr.104].

Như vậy, bằng các phương thức kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị của mình trong khuôn khổ pháp lý đã được quy định. Ngược lại, hệ thống pháp lý này phải thích ứng với sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế. Cả hai hệ thống này sẽ trực tiếp tác động lẫn nhau, hệ thống pháp luật có trách nhiệm ràng buộc, giám sát các đơn vị kinh tế; đồng thời các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ và bình đẳng trước pháp luật, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả và chức năng quản lý sản xuất, kinh doanh là nhằm tuân thủ sự vận động kết quả của kinh tế và đảm bảo định hướng XHCN của chúng.

Với sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, trong thời gian qua, nền kinh tế của tỉnh nhà đã có được những bước tiến vượt bậc, tạo ra thế và

lực mới trong giai đoạn tới. Với đặc tính phức tạp của nền kinh tế thị trường cũng như những khiếm khuyết mà tỉnh nhà đang vấp phải thì yêu cầu đặt ra là phải phát huy cao độ vai trò lãnh đạo chính trị của Đảng bộ và chính quyền tỉnh với mục đích vừa khắc phục những mặt yếu kém, khiếm khuyết đang tồn tại, vừa phải nâng cao phẩm chất chính trị, phải tiến hành đưa ra những giải pháp đồng bộ và thực hiện chúng một cách có hiệu quả, khẩn trương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 76 - 81)