Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 55 - 63)

Bên cạnh những thành tựu là cơ bản thì trong quá trình phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Trị cũng gặp những hạn chế nhất định, liên quan đến vai trò của hệ thống chính trị.

Trước hết, vấn đề nâng cao nhận thức lý luận chưa được Đảng bộ quan tâm đúng mức, công tác lý luận còn nhiều hạn chế. Hệ thống chính trị của tỉnh là nòng cốt của quá trình cải tạo và xây dựng tỉnh thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo nền kinh tế hiện vật khi chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần đã gặp

phải nhiều khó khăn. Một số vấn đề về lý luận,như kinh tế thị trường đảm bảo định hướng XHCN chưa được làm rõ, chưa có sự nhất trí cao về chính trị, tư tưởng trong xã hội. Do đó việc hoạch định chính sách, chiến lược, chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của công cuộc đổi mới. Có thể nói, công tác lý luận còn nặng về hình thức mà chưa đi vào chiều sâu, chưa dựa trên điều kiện khách quan và những tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Công tác lý luận đóng vai trò quyết định, thậm chí "sai một ly đi một dặm", nhưng lại chưa nhận thức được một cách sâu sắc rằng, sự yếu kém về lý luận đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đưa ra những chủ trương, chính sách của Đảng, những chủ trương chính sách của tỉnh, chưa thật sự huy động tối đa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh, nguồn vốn trong nước và vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư khi đến Quảng Trị chưa thật sự yên tâm sản xuất, kinh doanh, bởi họ nhận thấy rõ ràng ở đây thiếu thị trường ổn định và chưa bền vững.

Thứ hai, hệ thống chính trị chưa nắm giữ được vai trò điều tiết và quản lý nền kinh tế, những thủ tục hành chính nhiều khi đang là những căn trở không nhỏ đối với việc phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Hệ thống chính trị của tỉnh với việc đổi mới hoạt động nhiều mặt đã bước đầu đã đem lại những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế trong một số lĩnh vực, như tăng năng lực sản xuất mới, xây dựng kết cấu hạ tầng, tiếp cận khoa học và công nghệ mới, hình thành thị trường mới, tạo thời cơ cho phát triển... Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì hệ thống của tỉnh còn tỏ ra nhiều bất cập và hạn chế.

Mối quan hệ giữa Đảng và chính quyền chưa được xác định một cách rõ ràng, nhất là giữa chức năng lãnh đạo chính trị và chức năng quản lý. Vì vậy hiệu quả lãnh đạo chính trị còn chưa cao. Điều này bắt nguồn từ điều kiện khách quan là: khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì hệ thống chính trị

của tỉnh phải được tổ chức lại, phải đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của mình mới đảm bảo được nhiệm vụ mới. Đây là một quá trình mò mẫn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Mặt khác, sự thiếu hụt thông tin và ảnh hưởng của cơ chế quản lý cũ cũng là một trở ngại lớn. Những hạn chế đó đã dẫn đến việc lúng túng trong phong cách làm việc và phương thức lãnh đạo của hệ thống chính trị, dẫn đến sự buông lỏng trong quản lý. Việc thể chế hoá một số chủ trương của Đảng còn nhiều bất cập và chưa kịp thời, như sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, thu hút vốn đầu tư.... Một số chính sách của tỉnh có xu hướng bao cấp trở lại, như khoanh nợ, xoá nợ, giảm thuế, miễn thuế, bù lãi suất, bao cấp qua giá và các hình thức bảo hộ quá mức của tỉnh đã làm cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thiếu năng động, sáng tạo và có phần ỷ lại.

Thể chế hành chính vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của phát triển kinh tế. Điều này thể hiện ở chỗ, thể chế pháp luật không đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống, trật tự kỷ cương xã hội bị vi phạm nghiêm trọng, không ít địa phương, cơ sở thường xuyên xảy ra tình trạng mất dân chủ, trong việc thực thi công vụ vẫn còn phổ biến tình trạng sách nhiễu nhân dân.

Những thủ tục hành chính nhiêu khê cùng với bộ máy hành chính cồng kềnh đã làm cho bộ máy hoạt động kém hiệu quả, hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp, các ngành, giữa tỉnh và địa phương vẫn chưa được khắc phục, thậm chí còn có tình trạng "sống chết mặc ai".

Để thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH thì vấn đề quan trọng là có một đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Đây là một vấn đề nan giải của cả nước nói chung và của Quảng Trị nói riêng. Nhìn tổng thể thì Quảng Trị có một đội ngũ cán bộ đông đảo nhưng đi sâu vào thực tế thì đội ngũ đó đông nhưng không mạnh, phần lớn cán bộ thiếu kiến thức, thiếu năng lực trình độ, thiếu đào đạo bài bản, vì vậy nên thiếu khả năng lãnh đạo và quản lý. Mặt khác, công tác quy hoạch cán bộ còn nhiều thiếu sót, do

đó ở nhiều cấp, nhiều ngành có tình trạng hụt hẫng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý đối ngoại. Với những hạn chế trên, hoạt động của hệ thống chính trị của tỉnh chưa thể hiện được đầy đủ bản chất, vai trò là "cha mẹ của nhân dân" của mình. Từ đó đã có lúc, có nơi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, căn trở việc phát huy vai trò dân chủ và năng lực sáng tạo của nhân dân. Hơn lúc nào hết, công cuộc đổi mới cần gắn liền với bài học "dùng người". Trên thực tế, chúng ta đã đạt được một số kết quả trong quy hoạch, sắp xếp, bố trí, đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương. Bài học rút ra ở đây là thực hiện việc "dùng người" như thế nào để lãnh đạo kinh tế có hiệu quả. Rõ ràng, đây là một vấn đề bức thiết, cần phải được suy nghĩ một cách nghiêm túc, để từ đó, mạnh dạn hơn không những trong cách nghĩ mà cả trong cách làm.

Thứ ba, trong hàng ngũ cán bộ, Đảng viên còn tồn tại nhiều tiêu cực do ảnh hưởng của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là một cơ chế năng động, có khả năng thúc đẩy kinh tế phát triển, có khả năng cạnh tranh quyết liệt nhưng cũng là một cơ chế chứa đựng nhiều tiêu cực, tác động không nhỏ tới một bộ phận cán bộ, Đảng viên. Một bộ phận cán bộ, Đảng viên đã có những biểu hiện suy thoái về mặt đạo đức, chạy theo lối sống vì đồng tiền và do vậy, đã dẫn đến tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, ức hiếp nhân dân. Mà hậu quả của những tiêu cực này đã được đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nêu rõ: "Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta. Tình trạng lãng phí quan liêu vẫn còn khá phổ biến" [18, tr.34].

Những tệ nạn trên đã giảm lòng tin của dân đối với Đảng, làm hạn chế việc phát huy vai trò lãnh đạo của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế. Nhiều cán bộ, Đảng viên thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, do đó đã để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng nhưng không chịu nhận khuyết điểm mà thoái thác, đổ lỗi cho nhau. Có lúc những nghị

quyết, chủ trương của Đảng, của Nhà nước không được lãnh đạo chấp hành nghiêm minh, hoặc có thì chỉ nói mà không làm. Nguyên nhân chính của những yếu kém trong công tác giáo dục tư tưởng, chính trị là chậm đổi mới về nội dung, về phương pháp giáo dục. Một số cấp uỷ và người đứng đầu cấp uỷ chưa có những biện pháp hiệu quả, chưa giành nhiều thời gian, công sức để đi sâu, chỉ đạo công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, chưa xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực trong Đảng, chưa quan tâm đúng mức đến công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xây dựng Đảng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Chúng ta đã có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhưng chỉ đạo chưa tập trung và kiên quyết, chủ trương, biện pháp thiếu đồng bộ, chưa chỉ đạo tốt việc kết hợp phê bình và tự phê bình với kiện toàn tổ chức, đổi mới cơ chế, chính sách, chỉnh đốn các khâu quản lý kinh tế, tài chính và tăng cường công tác giáo dục, quản lý cán bộ Đảng viên...”. Do đó, vấn đề ở đây là phải xử lý thật kiên quyết những cán bộ, Đảng viên, công chức vi phạm pháp lệnh và điều lệ Đảng.

Thứ tư, mặc dù hệ thống chính trị của tỉnh đã tích cực, chủ động trong việc phát triển kinh tế nhưng nhìn tổng thể, chưa thu hút, chưa tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy kinh tế phát triển.

Thời gian qua, hệ thống chính trị của tỉnh đã tập trung giải quyết những vấn đề bất cập trong phát triển kinh tế, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhưng hiệu quả đem lại không cao. Có thể nói rằng, việc phát huy vai trò của kinh tế nhà nước còn yếu; thậm chí: nhiều doanh nghiệp nhà nước của tỉnh đã đi vào ngõ cụt, làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản. Việc phân bố các dự án đầu tư phát triển kinh tế thiếu tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm chưa được chú ý, việc đầu tư, đổi mới công nghệ diễn ra chậm, nhiều thiết bị đã quá cũ kỹ, lạc hậu vẫn còn được sử dụng. Nhiều cơ chế, chính sách quản lý của tỉnh thực sự không thu hút được các doanh nghiệp tham gia. Các chính sách ưu đãi đầu tư cho khu vực phát triển kinh tế của tỉnh chưa được thực hiện có hiệu quả (Ví

dụ: Khu thương mại Lao Bảo đã được xác định là khu vực khuyến khích phát triển kinh tế theo quyết định của Chính phủ ngày 12/11/1998, tại đây được áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Đây là một lợi thế của tỉnh, nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động, khu vực này vẫn còn “nằm im”, chưa thực sự vươn vai đứng dậy, chưa biết tận dụng thời cơ để đi lên. Điều này đặt ra câu hỏi cho các nhà lãnh đạo, quản lý kinh tế của tỉnh: vậy nguyên nhân do đâu? Phải chăng là sự buông lõng trong quản lý?).

Cũng cần thấy rằng, tỉnh chưa có biện pháp thiết thực để các doanh nghiệp nhà nước tự chủ, tự giác, tự chịu trách nhiệm, năng động trong sản xuất, kinh doanh, tích tụ vốn cho đầu tư và đổi mới công nghệ; chưa xây dựng và phát triển được một cách đồng bộ thị trường vốn để tạo ra sự chu chuyển vốn thông suốt, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Hàng lọat các chính sách ưu đãi về thuế đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng vẫn còn nhiều bất hợp lý, chưa chú trọng đến việc nuôi dưỡng nguồn thu và phát triển sản xuất kinh doanh... Hệ thống quy định về thuế quá phức tạp, bất thường đã gây tâm lý thiếu tin tưởng cho các đối tác muốn đầu tư vào Quảng Trị. Nhiều lỗ hỏng và bất cập trong hệ thống luật pháp, chính sách điều tiết thị trường dịch vụ, tài chính, thuế ... đã cản trở sự phát triển của kinh tế. Bên cạnh đó việc duy trì những biện pháp bao cấp như bù lỗ, xoá nợ cho các doanh nghiệp nhà nước đã tạo nên bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Trong khi đó, thực tế đã cho thấy rõ, các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại là những đơn vị hoạt động tích cực và hiệu quả, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.

Thành tựu của 20 năm đổi mới và hơn 15 năm lập lại tỉnh là những tiền đề cơ bản và quan trọng cho quá trình phấn đấu phát triển trong thời kỳ mới. Đó là hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng đã và sẽ là cơ sở vật chất

đảm bảo phát triển năng lực sản xuất của các ngành, các thành phần kinh tế trên địa bàn. Cơ chế, chính sách được tạo lập đã có tác dụng huy động, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển lớn hơn cho thời kỳ tiếp theo. Nghị quyết đại hội X của Đảng, Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX) về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh các tỉnh Trung bộ và duyên hải miền Trung là định hướng quan trọng cho kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới. Quá trình hội nhập, Quảng Trị có lợi thế của tuyến đường xuyên Á nối vùng kinh tế động lực trên trục hành lang Đông - Tây qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tạo thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội. Tuy nhiên, do điểm xuất phát thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, tiềm lực kinh tế còn hạn chế cùng với những yếu kém trong việc hoạch định chính sách kinh tế của lãnh đạo tỉnh là những trở lực chính trong tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh.

Những hạn chế đã nêu trên đã kìm hãm sự phát triển kinh tế của Quảng Trị. Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những giải pháp thiết thực là một vấn đề cần được quan tâm, làm rõ.

Từ thực trạng tác động của việc đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị đối với quá trình phát triển kinh tế và thực tế từ nền kinh tế của tỉnh Quảng Trị hiện nay, chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau:

Một là, tỉnh phải đưa ra những chủ trương chính sách thực sự mang tính khoa học, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, đặc biệt là phải tập trung khai thác tiềm năng kinh tế của tỉnh. Phát huy nội lực của tỉnh, xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tự lực nhưng không phải là một nền kinh tế khép kín. Những đường lối, chủ trương của Đảng bộ tỉnh phải đem lại niềm tin cho nhân dân, tạo nền tảng vững chắc cho các chủ thể kinh tế. Phải thấy được rằng, thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết được mọi khó khăn: “Trọng dân, gần dân, hữu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”.

Hai là, cần phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, điều tiết nền kinh tế của hệ thống chính trị trên phạm vi toàn tỉnh. Hiệu lực quản lý nền kinh tế thể hiện ở hệ thống công cụ, chính sách, hệ thống luật pháp, bộ máy hệ thống chính trị và cả ở khâu tổ chức thực hiện. Phải phát huy được vai trò điều tiết và hướng dẫn của kinh tế nhà nước, góp phần quan trọng khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, thực hiện tốt những chính sách xã hội.

Ba là, ảnh hưởng của kinh tế thị trường đã làm cho một bộ phận cán bộ, Đảng viên trong tỉnh suy thoái về mặt đạo đức, làm ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng, làm mất lòng tin trong nhân dân. Nạn tham nhũng trong một số cán bộ, Đảng viên của tỉnh đang là một vấn nạn lớn cần phải được xử lý thật nghiêm minh. Có giải quyết được những vấn đề này thì kinh tế của tỉnh nhà mới có sự phát triển.

Có thể nói rằng, đây là những vấn đề cực kỳ nan giải đang tồn tại trong hệ thống chính trị của Quảng Trị. Những vấn đề đang đặt ra nhiều bức xúc cần được giải đáp và đòi hỏi phải có biện pháp kịp thời. Và cũng chính ở đây,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 55 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)