Đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội, một cach phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 81 - 87)

chúng, tổ chức xã hội, một cach phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế

trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, công tác dân tộc, công tác tôn giáo, không ngừng củng cố và nâng cao vai trò nòng cốt của mặt trận, các đoàn thể quần chúng trong việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Củng cố khối liên minh công - nông - trí thức nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tăng cường các hoạt động giám sát của mặt trận trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, quy chế dân chủ cơ sở, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong các hoạt động kinh tế. Tích cực tham gia, xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền; tham gia có hiệu quả cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà trong các cơ quan hành chính. Với những đòi hỏi khắt khe, những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, đòi hỏi các thành viên tham gia vào hoạt động kinh tế phải rất năng động, sáng tạo, linh hoạt và tự khẳng định mình. Do đó, các tổ chức xã hội, tổ chức quần chúng là người bảo vệ lợi ích của các đoàn viên, hội viên cũng phải được đổi mới về nội dung và hình thức hoạt động mới có thể góp phần củng cố và duy trì được động lực của các hội viên này trong xã hội, hạn chế được sự phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, thực hiện tốt cuộc vận động “xoá đói

giảm nghèo” và làm cho cuộc sống của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tiến hành thực hiện đồng bộ các chính sách và pháp luật của nhà nước, phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương. Khắc phục cơ bản tình trạng hành chính hoá hoạt động của cơ quan mặt trận, đoàn thể và các hội quần chúng. Sự phong phú, đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội là phù hợp với xu hướng khách quan, hợp quy luật của quá trình đổi mới và hơn nữa, còn là cần thiết cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Đẩy mạnh các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam các cấp. Tập trung giáo dục nhằm nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, lý tưởng phấn đấu, đạo đức, lối sống, ý chí vươn lên trong học tập, trong lao động sáng tạo cảu thanh niên giải quyết việc làm cho họ trên cơ sở phát triển kinh tế tạo điều kiện cho họ được làm giàu cho bản thân, gia đình và quê hương. Phát huy ở họ tinh thần xung phong, tình nguyện, chủ động, tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh. Tiếp tục củng cố, mở rộng hoạt động của từng đội thanh niên xung phong trong việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng các cấp đoàn vững mạnh, làm tốt vai trò nòng cốt trong việc giáo dục công nhân, viên chức và xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh. Không ngừng củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn, chăm lo phát triển công đoàn trong các thành phần kinh tế, đơn vị sự nghiệp dân lập, khối xã, phường, thị trấn. Tích cực xây dựng các cơ sở đảng, chính quyền vững mạnh.

Nêu cao vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong việc đoàn kết, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo và phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, hướng vào mục tiêu không ngừng cải thiện đời sống vật và chất tinh

thần cho họ; nâng cao kiến thức về mọi mặt cho họ. Nhiệm vụ trọng tâm là tập trung vào các phong trào xây dựng kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, các hoạt động tương trợ, đoàn kết, giúp nhau vượt qua khó khăn.

Phát huy tốt vai trò của Hội nông dân các cấp, cùng với cấp uỷ Đảng, chính quyền làm tốt việc giải quyết việc giải quyết những mâu thuẫn có thể phát sinh, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân, đẩy mạnh phong trào thi đua sản xuất giỏi.

Cần phát huy khuyến khích mạnh mẽ sự cống hiến trí tuệ năng lực của đội ngũ trí thức, tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân có tài, có đức và thành đạt trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng quê hương.

Có thể thấy rằng, với tinh thần “lây dân làm gốc” thì việc đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội là vô cùng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, những việc làm tiếp theo là: thường xuyên chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của mặt trận, các đoàn thể quần chúng theo hướng sâu sát dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân, củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân và đem lại lợi ích cho nhân dân. Nâng cao chất lượng và mở rộng hoạt động của các hội quần chúng, hội nghề nghiệp, đem lại lợi ích thiết thực cho đông đảo quần chúng nhân dân [13, tr.102].

Tóm lại, để đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở Quảng Trị hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều vấn đề và phải trải qua một thời gian dài và liên tục.

Trước hết, cần tiếp tục đổi mới phương thức, nội dung và phong cách thức lãnh đạo của Đảng bộ nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Đảng và việc đổi mới cơ chế, chính sách kinh tế - xã hội. Thực hiện đổi mới

nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng, mở rộng dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là trong việc ban hành các quyết định, chủ trương, nghị quyết của cấp uỷ đảng.

Đảng lãnh đạo HĐND, UBND bằng chủ trương, các nghị quyết, quyết định, nguyên tắc giải quyết các vấn đề lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng của địa phương. Lãnh đạo thông qua tổ chức và đảng viên… Việc đề ra Nghị quyết của cấp uỷ phải tập trung vào những vấn đề trọng tâm, phải bắt nguồn từ những đòi hỏi cấp thiết của thực tế và cuộc sống của nhân dân đang đặt ra. Trong quá trình lãnh đạo, cấp uỷ đảng phải kết hợp chặt chẽ việc lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, thông qua tổ chức đảng và vai trò cảu đảng viên trong các tổ chức đó. Coi trọng lãnh đạo từ khâu quán triệt quan điểm, chủ trương, cụ thể hoá nghị quyết của Đảng thành các chính sách, kế hoạch của Nhà nước và những quy chế, quy định của các tổ chức đảng, phân công cụ thể người chịu trách nhiệm. Cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể các cấp phải thường xuyên hướng về cơ sở, tiếp tục đổi mới phương thức chỉ đạo, phong cách công tác đối với cơ sở. Bảo đảm thực hiện đúng các quy chế, quy định về nguyên tắc, nội dung và cơ chế về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan trong hệ thống chính trị.

Phát huy tốt vai trò của chính quyền, mặt trận và các đoàn thể đối với yêu cầu phát triển kinh tế của tỉnh, không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng và Đảng không làm thay Nhà nước và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.

Hệ thống chính trị tỉnh, với tinh thần của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, là đại diện cho ý chí và hành động của toàn dân, thể hiện quyết tâm cao độ, vượt lên khó khăn, thách thức, đoàn kết, chủ động, sáng tạo với tinh thần tiến công cách mạng, phát huy tiềm năng, tạo đột phá mới để rút ngắn khoảng cách phát triển, phấn đấu đưa Quảng Trị vững bước tiến lên.

KẾT LUẬN

1. Theo quan điểm Macxít, chính trị là phản ánh của kinh tế, nhưng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại với kinh tế. Sự vận động của kinh tế dù có diễn ra theo xu hướng nào đi nữa thì vẫn phải nhằm bảo vệ và phát triển những thành quả của chính trị đã đạt được.

2. Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam đã ý thức được tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ trong kinh tế và chính trị và vận dụng nó vào chính hiện thực của đất nước, từ đó thấy được rằng: chỉ có thể thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nước khi được vận động lãnh đạo chính trị đổi mới kinh tế. Từ đó, ngay từ đầu Đảng ta đã kết hợp đổi mí kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, lấy đổi mới làm kinh tế làm trung tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị, bảo đảm ổn định chính trị làm tiền đề cho phát triển kinh tế theo định hướng XHCH. Sự lựa chọn này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, đất nước và xu hướng của thời đại, nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường chỉ có thể đi đúng quỹ đạo xã hội chủ nghĩa khi có “tay lái” vững chắc của chính trị.

3. Quảng trị là một tỉnh có truyền thống cách mạng bất khuất kiên cường vượt qua khó khăn thử thách của một tỉnh mà nền kinh tế xã hội còn nhiều yếu kém, sau hơn 70 năm đổi mới và phát triển Đảng bộ và nhân dân Quảng Trị đã phấn đấu giành được nhiều thành phần quan trọng với sự vận dụng đúng đắn những chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn địa phương, hệ thống chính trị của tỉnh đã từng bước đổi mới và tập hợp lãnh đạo chỉ đạo, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện được nhiều nhiệm vụ có ý nghĩa thiết thực, thu được những thành quả quan trọng, tạo ra được những thay đổi khá sâu sắc trên toàn các lĩnh vực đời sống của tỉnh.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn rất nhều bất cập. Đó là, sự tăng trưởng kinh tế thiếu toàn diện và vững chắc, chưa từng xứng với tiềm năng và lợi thé của vùng, hiệu quả kinh tế của một số lĩnh vực còn quá thấp, chưa đủ sức cạnh tranh. Để tồn tại những yếu kém nêu trên là bắt nguồn từ việc xây dựng hệ thống chính trị. Đó là nguồn lực lao động, điều hành của một số cấp uỷ, chính quyền thiếu hiệu lực, tính chiến đấu chưa cao, tinh thần tự giác còn yếu, công tác đánh giá, quy hoạch, sử dụng cán bộ làm chưa thật tốt. Việc lãnh dạo, quản lý của các cấp ngành trên một số lĩnh vực thiếu chặt chẽ và chưa sâu sát, để xảy ra một số vụ việc vừa làm mất cán bộ, vừa làm giảm lòng tin trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đây là những bài học đắt giá, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển của tỉnh nhà.

4. Đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong qúa trình phát triển kinh tế ở Quảng trị hiện nay là một việc làm cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều hoạt động và trải qua thời gian dài và liên tục. Trước mắt, tiép tục đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của đảng bộ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, nâng cao hiệu lực của chính quyền tỉnh đối với việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCH; từng bước đổi mới nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Để nền kinh tế của tỉnh nhà đi đúng hướng, phát huy tiềm năng, tạo đột phá mới, rút ngắn khoảng cách thì việc đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị là yêu cầu thiết thực.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 81 - 87)