Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 67 - 70)

Có thể nói, kịp thời bổ sung, thay đổi phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế luôn luôn có những biến động của Quảng Trị. Đảng lãnh đạo nhân dân thông qua mỗi đảng viên, mỗi tổ chức đảng, nhưng là một Đảng cầm quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng cũng phải dần được đổi mới một cách căn bản. Đảng tự đổi mới cũng đồng nghĩa với việc tự quyết định sự tồn vong của chính mình. Đảng phải thông qua bộ máy chính quyền và các tổ chức quần chúng để thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với xã hội. Xây dựng chính quyền mạnh là đại diện cho cơ quan quyền lực của nhân dân, xây dựng tổ chức quần chúng mạnh là đại biểu

cho nhân dân hoạt động - đó thật sự là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự lãnh đạo của Đảng trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với Đảng bộ tỉnh Quảng Trị hiện nay là công việc không đơn giản, luôn có những thuận lợi và khó khăn đan xen nhau. Sự nghiệp này đòi hỏi mỗi Đảng viên, mỗi một tổ chức cơ sở Đảng phải phấn đấu để vượt lên chính mình. Trước hết, Đảng bộ tỉnh phải gắn nhiệm vụ định hướng chính trị đối với nền kinh tế của tỉnh, thông qua việc cụ thể hoá, thể chế hoá các quyết định, chính sách phát triển kinh tế.

Trong khung phát luật kinh tế, các cương lĩnh, đường lối phát triển kinh tế phải được hiện thực hoá thành hệ thống pháp luật, cơ chế, phương hướng phát triển kinh tế.

Đảng bộ, các cấp uỷ Đảng trong Đảng bộ phải giữ vai trò chỉ đạo đối với các vấn đề có ý nghĩa chính trị quan trọng thông qua các quan điểm, phương hướng, nguyên tắc và các giải pháp. Những đường lối, quan điểm chiến lược, định hướng lớn của Đảng bộ đề ra nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế của tỉnh chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi nó được thể chế hoá, cụ thể hoá thành hệ thống chính sách phát triển kinh tế.

Ban cán sự Đảng và Đảng uỷ trong các doanh nghiệp thực hiện sự chỉ đạo, triển khai hoạt động của các cơ quan doanh nghiệp, kịp thời uốn nắn các lệch lạc và cho ý kiến về những vấn đề phức tạp mới phát sinh; kiểm tra việc chấp hành chính sách, pháp luật của các Đảng viên; động viên các tầng lớp nhân dân vừa thực hiện nghiêm túc theo pháp luật vừa là người giám sát hoạt động của các cơ quan, công chức nhà nước.

Thực tiễn của quá trình đổi mới trên địa bàn tỉnh cho thấy cho thấy, mặc dù Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo việc thực hiện các đường lối, chiến lược, sách lược phát triển kinh tế có hiệu quả, song bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể là: nhiều chủ trương được đưa ra rất đúng đắn nhưng lại chậm đi vào đời sống hoặc có thì chỉ mang tính hình thức, bề mặt. Mặt khác, trong

quá trình đổi mới, phương thức lãnh đạo đã vấp phải hai tình trạng: một là, bao biện,làm thay; hai là, buông lỏng sự lãnh đạo. Đây là hai khuynh hướng có ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng, là vấn đề bức xúc cần được quan tâm và giải quyết.

Để khắc phục được những tình trạng trên, đòi hỏi phải có sự kết hợp cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn của người lãnh đạo; phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn về trách nhiệm và quyền hạn trong Đảng với hệ thống chính quyền và các tổ chức đoàn thể. Đảng phải lãnh đạo bằng phương thức dân chủ như giáo dục, thuyết phục vì việc giải quyết vấn đề ở cơ sở là vấn đề phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt là đối với các Đảng bộ trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ở các loại hình cơ sở này, quyền hạn và trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi, lề lối làm việc, v.v... thực sự là một vấn đề cần có sự đổi mới thông qua việc kiểm tra các tổ chức Đảng và Đảng viên trong việc thực hiện đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Đảng phải kết hợp cả khâu chỉ đạo, khâu chuẩn bị kế hoạch, xây dựng các dự án theo trình tự luật pháp, luật quy; đôn đốc việc thực hiện quá trình thể chế hoá những dự án đó. Đảng phải kịp thời phê bình, uốn nắn những lệch lạc và việc làm sai trái, thúc đẩy các mặt công tác của các cơ quan nhà nước và các đoàn thể phát triển đúng định hướng lãnh đạo của cấp uỷ. Đại hội IX của đảng đã khẳng định: “Tăng cường vai trò lãnh đạo Nhà nước thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, các chính sách lớn, định hướng cho sự phát triển và kiểm tra việc thực hiện đường lối, chủ chương của Đảng và Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương, tập thể cấp uỷ, ban cán sự Đảng, Đảng đoàn thảo luận dân chủ, biểu quyết ra nghị quyết theo đa số những vấn đề quan trọng về đường lối, chủ trương, chính sách, về tổ chức cán bộ. Tăng cường chế độ lãnh đạo tập thể đi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân” [18, tr.145].

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh là cả một quá trình khó khăn, đòi hỏi sự thận trọng, sự đúc rút kinh nghiệm, vừa tìm tòi vừa đổi mới. Đây không phải là sự áp đặt, ra lệnh, mang tính hình thức, mà phải là giải pháp mang tính hiệu lực, tính khả thi cao.

Một vấn đề nữa là củng cố tổ chức cơ sở Đảng, bổ sung để hoàn chỉnh quy chế làm việc của các tổ chức Đảng phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ. Về vấn đề này, một là, tổ chức thực hiện nghiêm túc và kiểm tra thực hiện quy chế làm việc của cấp dưới; tăng cường về cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân, kịp thời giải đáp vướng mắc do thực tiễn cuộc sống đặt ra… Kiện toàn đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, nâng cao chất lượng hoạt động. Các tổ chức đảng phải dựa vào tổ chức trong hệ thống chính trị, tham gia giám sát, lấy ý kiến của nhân dân, tham gia đóng góp ý kiến phê bình cán bộ, Đảng viên và thực hiện công khai kết quả tự phê bình và phê bình theo quy định. Hai là, cần phân biệt nội dung sinh hoạt của các tổ chức chính trị với nội dung sinh hoạt của các tổ chức chuyên môn, nghiệp vụ. Tránh chồng chéo trong nội dung sinh hoạt chính trị và sinh hoạt chuyên môn dẫn đến tình trạng “qua loa, đại khái”, “làm cho có…”. Phải làm cho sinh hoạt Đảng trở nên phong phú về hình thức, thiết thực mặt nội dung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ chăm sóc khách hàng đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình phát triển kinh tế ở quảngtrị hiện nay (Trang 67 - 70)