Nhà nƣớc có vai trò phát triển các KCN theo quy hoạch. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đều đƣợc hoạch định trong thời gian dài, do đó việc quản lý các ngành, lĩnh vực kinh tế nói chung và các KCN nói riêng nhằm phát triển theo quy hoạch và định hƣớng có sẵn là vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc. Cụ thể, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nƣớc phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đƣa hệ thống pháp luật vào cuộc sống; quản lý xã hội, quản lý kinh tế bằng pháp luật; nâng cao năng lực điều hành, ổn định kinh tế vĩ mô.
Quy hoạch phát triển các KCN. Nhà nƣớc có quy hoạch các KCN phù hợp với quy hoạch phát triển KT – XH và chiến lƣợc CNH - HĐH; bảo đảm sự cân đối, hợp lý cơ cấu quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong vùng; gắn với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, hạ tầng kỹ thuật của vùng và quốc gia. KCN cần có diện tích xây dựng đủ theo nhu cầu trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài, có khả năng mở rộng mà không thay đổi quá nhiều và thỏa mãn các yêu cầu về địa hình khu đất, địa chất công trình - thủy văn, độ cao ngập lụt...Vị trí KCN phải giảm thiểu tác động tiêu cực từ sản xuất công nghiệp đến đời sống xã hội, cần dựa trên tiêu chí bảo vệ và hạn chế gây ô nhiễm môi trƣờng.
Cải thiện cơ sở hạ tầng tại các KCN. Trực tiếp hỗ trợ, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nhƣ hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cung cấp điện, nƣớc sạch là một điều kiện quan trọng hàng đầu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH. Đây là những hoạt động đầu tƣ đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, nhƣng lại rất khó thu lợi nhuận trực tiếp, do vậy mặc dù đã có nhiều giải pháp thu
hút vốn đầu tƣ tƣ nhân, nhƣng cho đến nay và cả trong tƣơng lai, Nhà nƣớc vẫn là ngƣời đầu tƣ chính vào lĩnh vực này.
Phát triển các cụm dân cƣ. Thực hiện các chính sách xã hội, phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn. Cơ chế thị trƣờng bao giờ cũng khuyến khích các chủ thể kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh ở những khu vực thành thị có điều kiện thuận lợi. Điều này tất yếu sẽ dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng trong nƣớc, nới rộng khoảng cách phát triển giữa thành thị với nông thôn đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Sự bất bình đẳng này về lâu dài sẽ ảnh hƣởng không tốt tới sự tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, ngoài công cụ chính sách để khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ vào những địa bàn khó khăn, thì Nhà nƣớc phải bằng thực lực kinh tế của mình tiến hành đầu tƣ, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân ở những vùng này.
Quản lý sử dụng đất và tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các KCN. Với tƣ cách là ngƣời quản lý toàn bộ đất đai, nguồn tài nguyên vô giá của quốc gia, Nhà nƣớc cần phải quản lý, phân bổ nguồn lực này một cách hợp lý theo nguyên tắc thị trƣờng; hình thành và hoàn thiện thị trƣờng đất đai, một yếu tố sản xuất không thể thiếu đƣợc trong nền kinh tế thị trƣờng.
Tiếp thị các KCN. Việc quảng bá KCN tới các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tƣ phát triển KCN cần có sự tham gia của Nhà nƣớc. Có nhƣ vậy mới đảm bảo sự yên tâm của các nhà đầu tƣ khi tiến hành đầu tƣ sản xuất tại các KCN.
Tạo môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi. Đó chính là vai trò chống độc quyền. Độc quyền là một khuyết tật của kinh tế thị trƣờng, làm cho thị trƣờng hoạt động kém hiệu quả. Nhà nƣớc phải tìm ra các giải pháp phù hợp để giải quyết tình trạng độc quyền, bao gồm cả độc quyền tự nhiên cũng nhƣ độc quyền tồn tại do chính sách hạn chế cạnh tranh trong và ngoài nƣớc.
Nhà nƣớc quản lý và đƣa ra chính sách phát triển KCN. Nhà nƣớc định hƣớng bằng các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH. Điều tiết, định hƣớng các hoạt động của các chủ thể kinh tế thông qua chính sách thuế, chính sách khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ.