3.3.4.1 Công tác xây dựng chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển KCN
Thực tế cho thấy, quá trình lập quy hoạch xây dựng KCN ở Hƣng Yên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế do thủ tục hành chính cả về phía tỉnh, lẫn về phía Chính phủ còn kéo dài, trình tự trình duyệt khó khăn, quá trình quy hoạch phải trải qua quá nhiều công đoạn, nhiều thủ tục,...nên dẫn đến hậu quả là tiến độ xây dựng và triển khai quy hoạch thƣờng chậm, quá trình quy hoạch phải phân ra từng giai đoạn quá ngắn nên thƣờng xuyên phải bổ sung, quy hoạch chỉ đƣợc phê duyệt từng phần.
Việc lập quy hoạch các KCN chƣa thực sự gắn bó với quy hoạch các ngành, các lĩnh vực. Ngoài ra, quy hoạch các KCN chƣa đồng bộ hoặc chƣa theo kịp với tình hình phát triển các lĩnh vực khác. Hạn chế này đã cản trở quá trình triển khai thực hiện nghiêm chỉnh quy hoạch phát triển KCN trên địa bàn Tỉnh.
Việc lập quy hoạch các KCN chƣa gắn với lập quy hoạch các cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở địa phƣơng. Hệ thống các cụm CN và KCN chƣa đƣợc đặt trong một quy hoạch tổng thể, thống nhất với nhau. Có tình trạng đó là do hai quy hoạch này đƣợc lập bởi các cơ quan quản lý khác nhau, nên về tính chất, quy mô, phân bố, cách thức quản lý còn có nhiều vấn đề không phù hợp với nhau, sự không thống nhất về quy hoạch phát triển CN làm giảm mức độ tác động lan toả của các KCN tập trung đối với CN địa phƣơng.
3.3.4.2. Công tác quản lý nhà nước thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN
Đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các chủ đầu tƣ các KCN, ngoài vốn tự có, vốn ứng trƣớc của các nhà đầu tƣ thứ cấp, còn lại là vốn vay. Do đặc điểm
mời nhà gọi các nhà đầu tƣ thứ cấp. Nếu quá trình gọi đầu tƣ không tốt, tiến độ lấp đầy KCN chậm thì hiệu quả đầu tƣ không cao, gặp rủi ro lớn. Do vậy, việc khai thông các nguồn vốn ngoài nguồn vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại là việc rất quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình đầu tƣ xây dựng hạ tầng các KCN. Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích đồng bộ từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trong việc ƣu tiên các nguồn vốn ƣu đãi dành cho đầu tƣ phát triển các KCN. Điều đó không chỉ tháo gỡ các khó khăn về nguồn vốn cho các chủ đầu tƣ KCN, hạn chế rủi ro mà còn tích cực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Về mặt bằng, diện tích đất dành cho xây dựng KCN chủ yếu đƣợc lấy ra từ đất sản xuất nông nghiệp. Nhƣng trong quá trình triển khai gặp không ít những khó khăn, vƣớng mắc phức tạp. Vì xuất xứ đất nông nghiệp đã đƣợc giao ổn định lâu dài cho từng hộ gia đình nông dân. Do vậy, quá trình chuyển đổi ruộng đất, mà song song với nó là quá trình bồi thƣờng giải phóng các khó khăn, phức tạp xuất phát từ vấn đề quyền lợi kinh tế, đời sống, việc làm của ngƣời nông dân. Quá trình đầu tƣ KCN không phải ngay một lúc có thể giải quyết hết các vấn đề đó. Vì nguyên nhân này, việc thu hồi đất để triển khai đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN không đạt đƣợc tiến độ đề ra.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp làm chủ đầu tƣ các KCN tự làm bồi thƣờng giải phóng mặt bằng thì công việc triển khai chậm, thậm chí có khi bế tắc. Do vậy cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Để đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ cần có các giải pháp tích cực và mạnh mẽ.
3.3.4.3. Công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư
Việc xúc tiến kêu gọi đầu tƣ đƣợc nhìn từ hai góc độ đó là phƣơng thức gọi vốn của Công ty hạ tầng và xúc tiến kêu gọi vốn đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng.
Gọi vốn đầu tƣ của công ty hạ tầng chính là việc có nhà đầu tƣ thứ cấp đầu tƣ vào KCN đã đƣợc đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật, việc này đồng nghĩa với bán đƣợc hàng hoá do mình sản xuất ra mang lại hiệu quả kinh tế cụ thể cho doanh nghiệp. Do vậy, công ty hạ tầng thƣờng xúc tiến gọi đầu tƣ và phát hành giá cho thuê đất cao, vì lợi nhuận của công ty, nhanh chóng thu hồi vốn. Nhìn từ góc độ kinh doanh thì hai mục tiêu này luôn mâu thuẫn với nhau. Nếu chỉ vì lợi nhuận, thì tốc độ lấp đầy KCN chậm và ngƣợc lại. Do vậy lời giải của bài toán chính là sự mềm dẻo trong chiến lƣợc kinh doanh, phát huy những lợi thế hiện có của KCN về vị trí địa lý, về hạ tầng đồng bộ đồng thời với các dịch vụ hoàn hảo trong KCN của mình đấy chính là điểm mạnh lợi thế trong cạnh tranh.
Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc thì việc gọi vốn đầu tƣ đồng nghĩa với việc làm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội, đồng thời giữ vững định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra. Do vậy, việc tăng nhà đầu tƣ, tăng nguồn vốn đầu tƣ rất quan trọng. Để thực hiện nó, việc tạo môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh thông thoáng cởi mở chính là chức năng của cơ quan quản lý nhà nƣớc. Đó là quá trình: tạo hành lang pháp lý thông thoáng, công khai, rõ ràng. Đó là quá trình cải cách thủ tục hành chính và đặc biệt là nâng cao chất lƣợng phục vụ của các dịch vụ: tài chính, ngân hàng, hải quan,...
Năm 2014, thu hút đầu tƣ vào các KCN tỉnh Hƣng Yên có chuyển biến tích cực với tốc độ tăng mạnh so với năm 2013, cả về số dự án và vốn đầu tƣ đăng ký, đối với cả đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI). Tính chung
chứng nhận đầu tƣ mới, tăng 37% so với năm 2013. Trong đó có 26 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 315 triệu USD (bằng 1,44 lần về số lƣợng dự án và 3,5 lần tổng vốn đầu tƣ đăng ký so với cùng kỳ năm 2013) và 11 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 1.564 tỷ đồng (bằng 1,22 lần về số lƣợng dự án và 2,7 lần tổng vốn đầu tƣ đăng ký so với cùng kỳ năm 2013).
Các dự án tiếp nhận vào KCN tập trung chủ yếu vào các ngành nghề lĩnh vực nhƣ: gia công kim loại, chế tạo máy; sản xuất lắp ráp linh kiện thiết bị điện, điện tử, tin học, điện thoại di động; chế biến thực phẩm; sản xuất thiết bị vệ sinh, văn phòng;… Trong đó có một số dự án có vốn đầu tƣ lớn nhƣ: Dự án nhà máy Toto Việt Nam thứ hai của Công ty trách nhiệm hữu hạn Toto Việt Nam với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 100 triệu USD; Dự án sản xuất khung tivi LCD/OLED bằng nhôm của Công ty Cổ phần Hyundai Aluminum Vina, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 43,4 triệu USD; Dự án Nhà máy Hamaden Việt Nam mở rộng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hamaden Việt Nam, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 32 triệu USD; Dự án nhà máy công nghiệp thực phẩm Việt Hƣng của Công ty trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp Thực phẩm Việt Hƣng, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 807 tỷ đồng…
Thu hút đầu tƣ đạt đƣợc kết quả đáng khích lệ nhƣ trên là nhờ có sự đóng góp tích cực của chủ đầu tƣ hạ tầng các KCN: Phố Nối A, Thăng Long II và Dệt may Phố Nối đã nỗ lực tập trung hoàn thiện đầu tƣ xây dựng hạ tầng các KCN, tạo mặt bằng để tiếp nhận dự án đầu tƣ. Trong số 37 dự án đầu tƣ đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu mới, KCN Phố Nối A tiếp nhận đƣợc số dự án đầu tƣ nhiều nhất với 16 dự án đầu tƣ, trong đó 10 dự án FDI và 6 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 77 triệu USD và 1.207 tỷ đồng; KCN Thăng Long tiếp nhận đƣợc vốn đầu tƣ đăng ký lớn nhất là 12 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 223 triệu USD; KCN Dệt may Phố Nối
tiếp nhận đƣợc 07 dự án đầu tƣ, trong đó 04 dự án FDI và 03 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 14,3 triệu USD và 211 tỷ đồng; KCN Minh Đức tiếp nhận đƣợc 02 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 146 tỷ đồng.
Trong số 26 dự án FDI đƣợc cấp giấy chứng nhận đầu tƣ mới, có 13 dự án do các nhà đầu tƣ mới đầu tƣ vào các KCN của tỉnh, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 175 triệu USD và 13 dự án còn lại là của các nhà đầu tƣ đã hoạt động tại các KCN, sau khi hoàn thành đầu tƣ giai đoạn đầu theo đăng ký, nay tiếp tục đầu tƣ mở rộng sản xuất với tổng vốn đăng ký tăng thêm 140 triệu USD.
Trong năm 2014, Nhật Bản là quốc gia có số dự án và vốn đầu tƣ lớn nhất vào các KCN tỉnh Hƣng Yên với 12 dự án đầu tƣ, tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 223 triệu USD, chiếm 46% về số lƣợng dự án và 71% về tổng vốn đầu tƣ đăng ký; tiếp theo là Hàn Quốc với 05 dự án đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 50,3 triệu USD, chiếm 19% về số lƣợng dự án và 16% về tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Các dự án còn lại đến từ các nhà đầu tƣ Italia, Hà Lan, Trung Quốc và Singapore với 09 dự án đầu tƣ, tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 40,9 triệu USD, chiếm 35% về số lƣợng dự án và 13% về tổng vốn đầu tƣ đăng ký.
Cũng trong năm 2014, tại các KCN đã có 16 lƣợt dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ đăng ký, trong đó 11 dự án FDI và 05 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc, với tổng vốn đầu tƣ điều chỉnh tăng là 96,3 triệu USD và 145 tỷ đồng. Nhƣ vậy, tổng vốn đầu tƣ FDI cấp mới và điều chỉnh tăng trong năm là 411 triệu USD, bằng 3,5 lần so với năm 2013; tổng vốn đầu tƣ trong nƣớc cấp mới và điều chỉnh tăng là 1.709 tỷ đồng, bằng 2,4 lần so với năm 2013.
Năm 2014, vẫn còn một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động đầu tƣ kinh doanh, Ban Quản lý các KCN tỉnh Hƣng Yên đã tạo điều kiện cho các chủ đầu tƣ cơ cấu lại hoạt động sản xuất, chuyển đổi mục tiêu đầu tƣ.
dự án FDI và 01 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc, với tổng vốn đầu tƣ điều chỉnh giảm 3,5 triệu USD và 5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã có 07 dự án đầu tƣ chấm dứt hoạt động trƣớc thời hạn, bao gồm 05 dự án FDI và 02 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký giảm là 31,5 triệu USD và 209 tỷ đồng.
Theo Quyết định của UBND tỉnh Hƣng Yên về mở rộng KCN Phố Nối A, có 11 dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp phép và cho thuê đất tại khu vực mở rộng KCN, đƣợc đƣa vào trong KCN để thực hiện quản lý theo quy định, bao gồm: 10 dự án đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 694,3 tỷ đồng và 01 dự án FDI với vốn đầu tƣ đăng ký là 40,9 triệu USD; tổng diện tích đất thuê của các doanh nghiệp này là 42,2 ha.
Đến nay, tổng số dự án đầu tƣ trong các KCN trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên còn hiệu lực là 248 dự án, trong đó 136 dự án FDI và 112 dự án đầu tƣ trong nƣớc, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 2.188 triệu USD và 10.800 tỷ đồng. Tổng diện tích đất đã cho thuê lại đạt 481 ha. Trong đó, KCN Phố Nối A có 144 dự án đầu tƣ, gồm 63 dự án FDI và 81 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 680 triệu USD và 8.900 tỷ đồng; KCN Thăng Long II có 58 dự án FDI với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 1.435 triệu USD; KCN Dệt may Phố Nối có 18 dự án đầu tƣ, trong đó 10 dự án FDI và 8 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 58 triệu USD và 708 tỷ đồng; KCN Minh Đức có 28 dự án đầu tƣ, trong đó 05 dự án FDI và 23 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 8,4 triệu USD và 1.200 tỷ đồng. Tính lũy kế đến nay, trong số 17 quốc gia và vùng lãnh thổ có các dự án đầu tƣ vào các KCN, Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tƣ và số dự án lớn nhất với 82 dự án đầu tƣ và tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 1,7 tỷ USD, chiếm 60% về số lƣợng dự án và 78% tổng vốn FDI đăng ký trong các KCN. Tiếp theo là Hàn Quốc có 32 dự án đầu tƣ với tổng vốn đầu tƣ đăng
ký là 356 triệu USD, chiếm 24% về số lƣợng dự án và 16% tổng vốn FDI trong các KCN.
Bên cạnh các hoạt động thu hút đầu tƣ, trong năm qua Ban Quản lý các KCN tỉnh Hƣng Yên tiếp tục duy trì và thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động tại cơ quan, tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tƣ, triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi và hiệu quả; đồng thời, tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN.
Nhìn chung, các dự án đầu tƣ tại các KCN đều triển khai nhanh, đúng tiến độ và mục tiêu đăng ký, sử dụng đất có hiệu quả, cơ bản tuân thủ các quy định về xây dựng và bảo vệ môi trƣờng. Qua kết quả kiểm tra giám sát cho thấy, trong năm 2014 đã có thêm 32 dự án đầu tƣ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013, nâng tổng số dự án đầu tƣ đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN trên địa bàn tỉnh hiện nay là 207 dự án (chiếm 84,6% trên tổng số dự án đầu tƣ còn hiệu lực), bao gồm: 113 dự án FDI và 94 dự án có vốn đầu tƣ trong nƣớc; 34 dự án đang triển khai xây dựng; 04 dự án chậm triển khai hoặc không có khả năng tiếp tục thực hiện và 03 dự án đang ngừng hoạt động. Vốn đầu tƣ thực hiện năm 2014 của các dự án trong các KCN ƣớc đạt 350 triệu USD và 900 tỷ đồng; nâng tổng vốn đầu tƣ thực hiện của các dự án đến nay khoảng 1.840 triệu USD (bằng 85% tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài) và 8.320 tỷ đồng (bằng 77% tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tƣ trong nƣớc). Các dự án đi vào hoạt động tại các KCN đã giải quyết việc làm cho khoảng 35.000 lao động, với mức thu nhập bình quân của ngƣời lao động từ 4 đến 4,5 triệu đồng/ngƣời/tháng.
3.3.4.4. Công tác ổn định chất lượng của nguồn lao động
Các KCN hình thành, chính là các doanh nghiệp KCN đi vào sản xuất, trong quá trình này nguồn lao động cung ứng chủ yếu là lao động địa phƣơng. Trƣớc những nhu cầu phát triển ngày càng cao của KCN, trình độ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc càng hiện đại thì yêu cầu trình độ của ngƣời lao động ngày càng nâng cao. Do vậy trong chiến lƣợc phát triển các KCN, cần có chiến lƣợc đào tạo, trong đó đào taọ lực lƣợng lao động có tay nghề cao là hết sức cần thiết. Mặt khác, lao động quản lý cũng đòi hỏi có trình độ quản lý ngày càng cao đáp ứng cho nhu cầu của công tác quản lý cho doanh