Mục tiêu quản lý nhà nước đối với KCN

Một phần của tài liệu Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 28 - 30)

1.2.7.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển CN

Công nghiệp có vai trò quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế, cung cấp hàng tiêu dùng và tƣ liệu sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập cho dân cƣ. Vì thế, mục tiêu hàng đầu của Nhà nƣớc khi thiết lập cơ chế quản lý KCN là phải tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ bỏ vốn xây dựng và vận hành hiệu quả các DN CN trong KCN. Để đạt đƣợc mục tiêu này, Nhà nƣớc, ngoài ban hành và thực hiện các chính sách ƣu đãi cho các dự án trong KCN, còn tích cực hỗ trợ DN CN về thủ tục hành chính, về cơ sở hạ tầng.

1.2.7.2. Sử dụng quỹ đất một cách hiệu quả

Đất xây dựng KCN thƣờng là đất có giá trị kinh tế cao, có thể dùng để kinh doanh các ngành phi CN hoặc là đất đô thị. Trong điều kiện quỹ đất có giá trị kinh tế ngày càng hạn hẹp thì sử dụng đất để xây dựng KCN một cách hiệu quả là mục tiêu quan trọng thứ hai trong quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này. Để sử dụng đất một cách hiệu quả, Nhà nƣớc thƣờng phải quy hoạch xây dựng các KCN có tính lâu dài, kết hợp đƣợc các yêu cầu về phát triển CN với các yêu cầu khác của phát triển KT-XH.

1.2.7.3. Sử dụng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng một cách hiệu quả

Thƣờng nhu cầu đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng rất lớn mà khả năng của Nhà nƣớc và tƣ nhân không thể đáp ứng đầy đủ. Do đó, để sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng KCN, một mặt, Nhà nƣớc phải có kế hoạch, chƣơng trình, dự án đầu tƣ vốn nhà nƣớc hiệu quả; mặt khác, Nhà

nƣớc phải có chính sách khuyến khích tƣ nhân đầu tƣ hiệu quả vào cơ sở hạ tầng KCN.

1.2.7.4. Bảo vệ môi trường sinh thái

Ƣu tiên cho phát triển CN, nhƣng quản lý nhà nƣớc đối với KCN còn có mục tiêu ngăn ngừa các hoạt động quá thái của các nhà đầu tƣ làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Nếu không có các biện pháp buộc các nhà đầu tƣ phải đảm bảo yêu cầu xử lý chất thải và áp dụng công nghệ bảo vệ môi trƣờng thì các lợi ích ngắn hạn từ phát triển CN có thể không đủ bù đắp cho những thiệt hại môi trƣờng về lâu dài. Hơn nữa, các chủ đầu tƣ, vì lợi nhuận, có thể tiết kiệm chi phí xử lý chất thải và tìm cách thải ra môi trƣờng xung quanh. Vì vậy, bảo vệ môi trƣờng trong và ngoài KCN trở thành mục tiêu không kém phần quan trọng của quản lý nhà nƣớc.

1.2.7.5. Nâng cao hiệu quả kinh tế theo lãnh thổ

Thông qua phát triển mạnh các KCN, Nhà nƣớc kỳ vọng vào tác động lan toả của nó đến các ngành và vùng khác nhƣ hình thành thêm các vùng nông nghiệp cung cấp nguyên, vật liệu, phát triển dịch vụ cho KCN, phát triển các trung tâm thƣơng mại. Vì thế, quản lý của Nhà nƣớc đối với KCN phải đƣợc hoạch định và thực hiện có tầm rộng và đủ xa một cách hợp lý. Trong nhiều trƣờng hợp, thông qua quản lý KCN, Nhà nƣớc còn hƣớng đến thay đổi bộ mặt kinh tế của địa phƣơng.

1.2.7.6. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động

Đây là mục tiêu quan trọng của quản lý nhà nƣớc đối với KCN. Bởi vì, xét cho cùng, phát triển CN phải nhằm phục vụ tốt hơn cuộc sống của dân cƣ. Một trong những điều kiện để dân cƣ sống tốt hơn là có việc làm và các quyền cơ bản đƣợc bảo vệ. Do đó, ngoài chính sách khuyến khích DN trong KCN sử dụng lao động địa phƣơng, Nhà nƣớc còn ban hành các quy định

pháp lý bảo vệ quyền của ngƣời lao động, nhất là về lƣơng, bảo hộ lao động và giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)