thị mới ở Hà Nội.
Một điều dễ dàng nhận thấy là tại các chung cư cao tầng khu đô thị mới đã đưa vào sử dụng trên địa bàn Hà Nội thì chất lượng đạt không cao. Theo kết quả điều tra về khu chung cư mới xây dựng ở Hà Nội các chuyên gia JICA (cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản) đã phản ánh sự không hài lòng của cư dân ở 16 khu chung cư mới xây dựng sau năm 1999 cư dân không hài lòng về: nhà tắm hẹp (01%) , nứt tường bong vữa (57%) cách âm tồi (5ụ%), ít cây (51%)…tiếp theo là các vấn đề như thoát nước nền nhà tắm kém, xa nơi làm việc, tiếng ồn từ căn hộ tầng trên, đường trong khu chung cư tồi, hẹp, xa chợ, hư hỏng bồn cây, và vô số những điều than phiền khác.
2.2.2.1. Sử dụng đất và chức năng công trình kiến trúc.
- Trước đây trong thiết kế tiểu khu nhà ở giữa 2 dãy nhà tập thể 4-5 tầng phải đảm bảo khoảng cách tương đương 1-1,5 lần chiều cao tòa nhà. Còn hiện nay chưa có tiểu chuẩn thiết kế nhà cao tầng nên để tăng hiệu quả kinh tế như tăng diện tích đất, muốn
độ xây dựng tối đa , giữa 2 nhà cao tầng 17 tầng (cao 60m) chỉ cách nhau không đầy 14m hoặc đứng trên ban công 2 tòa nhà 9 tầng đối diện có thể bắt tay nhau, ảnh hưởng sinh riêng riêng của người sử dụng đồng thời khoảng không gian dành cho sinh hoạt chung của người dân, sân chơi cho trẻ em bị thu hẹp hoặc biến mất làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và chất lượng sống của người dân (công trình tại Mỹ đình có mật độ xây dựng đến 77% và hệ số sử dụng đất lên đến 13,26 lần).
- Việc thiết kế các công trình công cộng (cả về quy mô không gian) chưa được chú trọng. Nhiều khu đô thị mới đủ cơ cấu 1 đơn vị diện tích ở nhưng không được thiết kế các công trình phục vụ sinh hoạt chung tương ứng như trụ sở phường, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ….để tạo thành một khu đô thị mới hoàn chỉnh, đồng bộ.
- Trước đây trong quy hoạch tiểu khu nhà ở chỉ được phép thiết kế một tỷ lệ nhỏ các công trình chịu hướng nóng Đông - Tây) còn đại bộ phận các căn hộ đều được hướng gió chủ đạo. Còn nay nhà quay mọi hướng, kể cả nhà cao và thấp tầng, miễn sao bám trục đường. Vậy là cả bao nhiêu căn hộ phải chịu cảnh nắng nhiệt đới quanh năm suốt tháng, nhu cầu rèm che tăng lên. Nên chăng tổ chức đầu hồi của các chung cư cao tầng quay ra đường giao thông giảm được diện tích tối thiểu tiếp xúc với bụi ồn…
- Tại nhiều khu vực chi tiết thiết kế buồng phòng, từ lý do nhà để giải phóng mặt bằng , nhà tái định cư nhà ở cho người thu nhập
thấp…đã cho ra đời những căn hộ không hợp lý về thành phần buồng phòng. Không ít thiết kế bố trí bếp cùng không gian tiền sảnh hoặc lấy phòng khách là trung tâm làm đầu mối giao thông trong căn hộ, có phương án bố trí khu vệ sinh ngay trên phòng ngủ tầng dưới, một số phương án khác lại không tạo được mối liên hệ giữa bếp với ban công hoặc lô gia.
- Đặc biệt ở nhiều khu đô thị mới các chung cư cao tầng không có chỗ phơi phóng nên quần áo chăn chiếu phơi ra ban công, thậm chí có khu nhà không có ban công phải của cửa sổ ra làm chỗ phơi nhìn rất nhếch nhác , xộc xệch. Đã có hiện tượng xuất hiện các "chuông cọp" ở ban công , một là để chống trộm hoặc đề phòng gió thổi bay quần áo.
- Nhiều khu đô thị mới đang sử dụng cửa đi pano gỗ kín đặc còn cửa sổ lại là nhôm kính đẩy, phía trên không có ô văng che chắn nên khi mưa, không khí ngột ngạt, đóng cửa vào cho khỏi hắt lại càng bí.