Những vấn đề còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhà chung cư cao tầng (Trang 61 - 65)

- Hội chứng chung cư và vấn đề bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống Việt Nam.

mở, đóng cửa hàng ngày gia đình khu biệt với "xã hội chung cư" là đặc trưng của văn hoá ứng xử trong các khu đô thị mới. Điều này cũng xảy ra với mỗi thành viên trong gia đình. Ngày đi học, đi làm về là rút vào phòng riêng, trong thế giới riêng và những người già đành giao lưu với xã hội bằng các phương tiện truyền thông mà mình sở hữu. Điều này tạo ra cái gọi là "hội chứng chung cư" và căn bệnh "đèn nhà ai nấy rạng". Nếu như không có một định hướng từ quy hoạch một biện pháp cụ thể từ phía những người thiết kế thì rất có thể một ngày nào đó những căn bệnh của đô thị, của chung cư sẽ làm chúng ta mất đi mối quan hệ hàng xóm vốn là nét đẹp trong văn hoá ứng xử của người việt nam.

Đã có không ít nghiên cứu xã hội học đô thị được tiến hành, tiền của bỏ ra không ít nhưng chưa được áp dụng gì cho thiết kế chung cư. Chưa có mối liên hệ nào được đặt ra giữa những nhà nghiên cứu xã hội học nhà ở, xã hội học đô thị với nhà đầu tư, nhà thiết kế và nhà quản lý các khu đô thị mới. Ai là người ghép nối các quan hệ này? Đây vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp thoả đáng.

Thế nhưng sẽ là ngây thơ nếu chúng ta vì lý do bảo tồn các giá trị truyền thống mà yêu cầu các nhà quy hoạch thiết kế các khu đô thị mới theo cấu trúc của các làng truyền thống bởi các dân cư trong các khu đô thị mới đã sống trong các điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị và xã hội hoàn toàn khác với cuộc sống của làng quê

có những công trình có khả năng liên kết tình cảm cộng đồng về mặt tâm linh nó có thể là bãi đất trống với một tấm bia cổ, một ngôi chùa nhỏ, một ngôi đình. Hoàn toàn có tính chất tượng trưng, nhằm gợi lại cho những người đang sống những giá trị văn hoá, truyền thống. Chỉ có như vậy mới tạo cho các khu đô thị mới một môi trường sống ấm cúng và giàu sắc thái văn hoá dân tộc. Khi phát triển các khu đô thị mới Thủ đô Hà Nội đã mất đi không ít những địa chỉ di sản có được 1000 năm văn hiến. Làng Hoa Ngọc Hà bị xoá sổ, Làng quất Quảng An tiêu tan, Làng đào Nhật Tân bị khu đô thị mới Ciputia nuốt chửng…sắc thắm hoa đào không bao lâu nữa cũng sẽ là một ký ức của người dân Hà Nội. Liệu có một mất mát nào lớn hơn thế nữa không?

- Đầu cơ nhà ở:

Sự xuất hiện của chung cư cao tầng ở những đô thị mới đã mở ra một thời kỳ mới trong quan niệm về nhà ở đô thị. Các tổng Công ty lớn như: Vina conex, XD Hà Nội, đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, XD Sông Đà đều đã nhập cuộc. Đây thực sự là môi trường kinh doanh hấp dẫn cho các nhà đầu tư, tuy nhiên nhiều dự án những khu đô thị mới hiện nay giống với hoạt động kinh doanh bất động sản hơn là một quy hoạch tổng thể, thống nhất đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân. Cũng chính vì lý do này mà để đến nay người có nhu cầu thực sự về nhà ở, những căn hộ chung cư đã phải qua rất nhiều người và đội giá lên rất xa giá khởi điểm. "Để có

nhập thấp". Đó là một bài học thực tế để có thể có được các căn hộ cao tầng mới xây. Những khu chung cư đô thị mới có chất lượng cao, giá rẻ chỉ là "ước mơ" đối với người có thu nhập thấp.

Thực tế trên địa bàn Hà Nội cho thấy hiện đang còn tồn tại nhiều mức giá khác nhau cho 1m2 diện tích căn hộ . Tuy giá thành được xác đinh trên nhiều yếu tố (vị trí, mức đầu tư giải phóng mặt bằng, giải pháp kết cấu, chất lượng tiện nghi, phục vụ,…) song về cơ bản cần có một khung xác định giá thống nhất trên cơ sở bảo đảm hài hoà giữa quyền lợi nhà đầu tư và người sử dụng.

- Bảo trì nhà chung cư cao tầng.

Một vấn đề khác cũng đáng lưu ý ở Việt Nam thực sự chưa có chế độ bảo dưỡng, tôn tạo nhà cửa. Khi xây dựng xong, ngôi nhà đã được đưa vào sử dụng thì không có kinh phí bảo dưỡng định kỳ. Điều này cũng làm cho các công trình kiến trúc ở nước ta nhanh chóng xuống cấp trong khi ở các nước phát triển thì có những quy định mang tính pháp quy về công việc bảo dưỡng định kỳ các công trình kiến trúc nên kiến trúc đô thị của họ trông lúc nào cũng như mới. Chung cư cao tầng 4B thuộc khu Bắc Linh Đàm, toà nhà một thời là biểu tượng đầu tiên, thí điểm thành công cho mô hình ở mới nay ngày càng trở nên búi xùi, cũ kỹ. Lối đi vào ở tầng một thì tối và bí. Tường nhà thì bẩn và sứt sẹo, đôi vết nứt chạy loằng ngoằng, chưa nói đến ý thức của người dân, chưa quen với lối sống kiểu chung cư cũng góp phần làm môi trường sống có vấn đề.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhà chung cư cao tầng (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w