* Giao thông.
Hệ thống giao thông không chỉ trong khu chung cư , mà còn là liên hệ ra bên ngoài, giao thông phải đảm bảo lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân, an toàn và nhanh chóng, bảo đảm mối liên hệ qua lại bên trong đô thị và bên ngoài đô thị đựơc thuận lợi. Hệ thống giao thông trong khu đô thị gắn liền một cách nhuần nhuyễn với tổng thể không gian kiến trúc đô thị đến tận các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình công cộng lớn để thoả mãn yêu cầu trên giao thông phải đảm bảo:
Lối đi
An toàn, thuận tiện cho mọi người (kể cả người tàn tật) khi ra vào nhà, lên xuống các tầng, ra vào các phòng lúc bình thường cũng như khi sơ tán khẩn cấp
An toàn thuận tiện cho xe cộ ra vào nhà, quay xe, đỗ xe.
Có kích tthước đủ rộng, không trơn tuột, có độ dốc, kích thước bậc lên xuống phù hợp.
Chỗ để xe
Phải có kích thước đủ rộng, đủ khoảng trống để xe ra vào dễ dàng, lái xe quan sát an toàn
Các cầu thang bộ
Phải được bố trí ngay cả trong trường hợp có thang máy, kích thước bậc thang lên xuống, độ dốc phải đồng nhất trong một vế thang, có chiếu nghỉ cần thiết với diện tích phù hợp, lan can cầu thang vừa tầm với, nhẵn, có kết cấu vững chắc.
Thang máy
Phải được bố trí trong các ngôi nhà cao tầng từ 6 tầng trở lên.
Hoạt động an toàn, vận chuyển người lên xuống và dừng lại với trọng tải không vượt quá 1,25 lần trọng tải quy định của thang máy.
Tốc độ thang máy không bị tăng giảm đột ngột.
An toàn khi sử dụng: không bị ngã, bước hụt, mắc kẹt ở cửa.
Có biển chỉ dẫn thưòng xuyên thông báo, vị trí của thang máy trong trường hợp buồng thang kín và có trên 2 điểm dừng.
Có chiếu sáng và thông gió buồng thang.
Có hệ thống đảm bảo an toàn khi thang máy bị chở qúa tải hoặc có bộ phận nào đó bị hư hỏng.
Lắp đặt thuận tiện và an toàn khi kiểm tra, thử nghiệm và bảo dưỡng.
Thang máy sử dụng trong trường hợp khẩn cấp phải được trang bị thêm các phương tiện gọi ra bên ngoài nhờ giúp đỡ, giải thoát ra khỏi thang một cách an toàn, bảo vệ hành khách khỏi nguy hại của lửa, khói.
Hệ thống thoát nước
Hệ thống thoát nước phải đảm bảo: thoát hết nước, không bị rò tắc và dễ thông tắc sửa chữa, không bốc mùi hôi thối ra môi trường xung quanh, không có nguy cơ bị vỡ, dập đường ống, vận hành công trình xử lý nước thải thuận lợi và đảm bảo an toàn xây dựng.Như vậy hệ thống thoát nước đảm bảo các quy định dưới đây: Thoát hết mọi loại nước thải (nước bẩn từ các thiết bị vệ sinh, nước thải sinh hoạt, nước mưa trên mái) từ bên trong nhà ra hệ thống thoát nước bên ngoài bằng đường ống kín.
Đường ống thoát nước phải không thấm, không rò rỉ, tắc.
Phải có phễu thu nước thải (đường kính tối thiểu 50mm) để nhanh chóng thu hết nước thải trên sàn trong phòng tắm, rửa, khu vệ sinh.
Nước thải từ các chậu xí, tiểu trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung phải được xử lý qua các bể tự hoại, đựơc xây dựng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Không được phép để lộ đường ống nhánh thoát nước ra dưới mặt trần của các phòng dưới.
Đường kính tối thiểu của ống đứng thoát nước bên trong nhà là 75mm, của ống đứng thoát nước phân tiểu từ các khu
Hệ thống cấp nước .
Hệ thống cấp nước phải đảm bảo:
Chất lượng nước cấp phải đạt yêu cầu theo mục đích sử dụng như sinh hoạt, chữa cháy, tưới cây,
Lưu lượng nước sạch phải đáp ứng yêu cầu dùng nước tại mọi điểm lấy nước trong nhà;
Đường ống thiết bị trong hệ thống cấp nước không bị làm nhiễm độc, nhiễm bẩn, không bị rò rỉ.
Nếu cấp nước nóng phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng không bị bỏng do nước quá nóng, rò rỉ hơi nóng, không bị nguy hiểm do nổ bình đun hoặc điện giật.
Trang thiết bị vệ sinh .
Số lượng và kiểu thiết bị vệ sinh phải đáp ứng yêu cầu sử dụng, phù hợp với chức năng, quy mô của từng hộ công trình và số lượng người sử dụng có thể kể đến giới tính, lứa tuổi và người khuyết tật. Thiết bị vệ sinh phải có kết cấu vững chắc và đảm bảo vệ sinh như thoát hết nước, không rò rỉ nước, không bị bám bẩn, không phát sinh mùi hôi.
Lắp đặt thiết bị vệ sinh phải đảm bảo: Sử dụng an toàn, thuận tiện, phù hợp với người sử dụng, thuận tiện cho lau chùi, sửa chữa, thay thế.
*Hệ thống cấp điện, năng lượng.
`Được thể hiện qua việc tổ chức hệ thống các tuyến đường dây cấp điện, đường ống cung cấp khí đốt, các trạm, đầu mối kỹ thuật phục vụ nhu cầu sinh hoạt của dân cư…( chiếu sáng sinh họat, chiếu sáng đô thị..)
Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống điện trong nhà phải:
Bảo đảm an toàn cho người, tài sản và công trình, không gây nguy hiểm khi sử dụng. Trong nhà dự kiến có người tàn tật sử dụng thì các ổ cắm, công tắc điện phải đặt chỗ lui tới và sử dụng thuận tiện.
Trang thiết bị điện làm việc an toàn trong môi trường đã định không sinh ra tia lửa điện trong môi trường nguy cơ cháy nổ.
Bảo đảm mạng điện làm việc ổn định, liên tục trong thời gian phù hợp với chức năng và quy mô của nhà chung cư cao tầng.
Về hệ thống cấp ga khí đốt trong nhà chung cư cao tầng:
Nên sử dụng hệ thống cấp ga, khí đốt tập trung. Điều này làm giảm thiểu những rủi ro khi mang vác các bình ga đến từng hộ gia đình khi phải vận chuyển trong thang máy.
Đối với hệ thống thu gom rác thải:
Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể, giải pháp thiết kế trong nhà ở cao tầng có thể thu gom rác thải tại chỗ đặt tại các tầng có người phục vụ hoặc bố trí đường ống đổ rác.
Phòng chống nguy hại cho vật liệu xây dựng gây ra:
Trên điều kiện khí quyển bình thường, bề mặt vật liệu xây dựng được sử dụng trong các ngôi nhà không được tạo thành các chất độc hại và gây mùi khó chịu.
Kính và vật liệu dễ vỡ phải bền, chịu được va chạm hoặc không gây nguy hiểm khi vỡ do va đập.
Vật liệu mặt sàn phải chống trơn trượt
Phòng chống nhiễm độ thực phẩm và các sinh vật gây hại. Nơi chế biến thực phẩm phải có bề mặt nhẵn, phẳng, không thấm nước, không có góc chứa bụi bặm, dễ lau chùi.
Có biện pháp chống côn trùng sinh vật gây bệnh (gián, chuột) các sinh vật gây hại (rêu mốc, nấm, mối mọt) cho ngôi nhà, đồ đạc bên trong nhà.
Để bảo vệ sức khoẻ con người và bảo đảm độ bền lâu dài của công trình phải chống thấm cho ngôi nhà phải đảm bảo mái tường ngoài ngôi nhà không bị thấm, dột do nước mưa gây ra.
Tường sàn tiếp xúc với mặt đất không bị nước dưới đất thấm lên.
Không bị ẩm thấm nước từ các khu bếp, vệ sinh cũng như từ các hộ bên cạnh.
Thông gió:
Các ngôi nhà phải được thông gió để bảo đảm không khí lưu thông trong và ngoài ngôi nhà, các hơi ẩm, mùi khó chịu, khí độc hại phát sinh từ nhà bếp, khu vệ sinh, máy giặt phải được thu gom thải ra ngoài môi trường và khi cần thiết phải làm sạch trước khi thải.
Phải sử dụng tối đa thông gió tự nhiên cho các căn phòng.
Chiếu sáng
Căn phòng trong ngôi nhà nhất là phòng ở, khu vệ sinh cần được ưu tiên chiếu sáng tự nhiên qua các cửa sổ trực tiếp ra không gian trống bên ngoài.
Chiếu sáng bên ngoài chung cư cao tầng không ảnh hưởng xấu tới giao thông và đô thị.
Cần phải được chiếu sáng bên ngoài nhà, dọc hành lang để bảo vệ an ninh và tài sản.
Chống ồn .
Phải bảo đảm tiếng ồn đối với khu nhà ở, công cộng không được vượt quá giới hạn cho phép đồng thời lựa chọn vị trí yên tĩnh, trồng cây xanh, cách âm cho ngôi nhà.
Hệ thống cây xanh, mặt nước
Cây xanh có vai trò quan trọng đối với đời sống con gnười, có tác dụng lớn trong việc cải tạo khí hậu, bảo vệ môi trường sống đô thị, là nơi nghỉ ngơi, giải trí cho nhân dân, bảo vệ đô thị trước gió bão, bụi cát và làm tăng vẻ đẹp kiến trúc cho khu đô thị. Trong các khu ở nền không nên dùng giải pháp bố trí tập trung mà phân tán và liên kết các diện tích cây xanh trong khu vực. Giải pháp phân tán tạo điều kiện vi khí hậu tốt hơn cho từng khu vực nhỏ của khu ở và liên kết tốt hơn cho khu ở cũng như toàn bộ khu đô thị. ở các vườn trong khu chung cư cần kết hợp các tầng cây có độ cao khác nhau theo nguyên tắc đa dạng sinh học, chúng ta có thể cộng sinh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lựa chọn loại cây và và cách trồng ở những khu vực khác nhau cũng khác nhau. Tuy nhiên với những đường phố chính nên chọn một loại cây để tạo nét đặc trưng riêng cũng như tính hoành tráng của con đường.
hậu của khu vực mà còn là không gian nghỉ ngơi một trung tâm hoạt động giao tiếp, đóng góp thẩm mỹ khu ở. Trong điều kiện của Hà Nội nó chính là những hồ điều hoà của khu vực để thoát nước. Hồ nước phải được coi là thành phần, yếu tố quan trọng để tổ chức không gian kiến trúc cho khu chung cư ở khu đô thị mới.
* An toàn đô thị
Bao gồm biển báo, chống rơi ngã, kết cấu bền vững, phòng chống cháy.
Biển báo:
ở những nơi tập trung người phải có các biển báo nơi dễ thấy, dễ đọc, chỉ dẫn những thông tin cần thiết như: lối ra vào thoát nạn, nơi có nguy cơ cháy nổ, bị điện giật, nơi cấm lửa, khu vệ sinh, nơi đặt điện thoại, thiết bị chống cháy.
Chống rơi ngã:
Phải bố trí lan can chắn tại những vị trí con người có khả năng rơi ngã từ độ cao trên 1m: trên mái có lối lên thường xuyên, nơi có độ cao thay đổi đột ngột, những nơi cần ngăn trẻ thơ.
Lan can phải có độ cao phù hợp (thường 1,1m trở lên), có kết cấu vững trắc và bảo đảm an toàn.
Mọi công trình đều được đảm bảo an toàn về phòng chống cháy, bao gồm những yêu cầu về: tính chịu lửa của kết cấu, ngăn cách cháy, thoát nạn, trang thiết bị báo chữa cháy.
•Tính chịu lửa của kêt cấu
Khi xảy ra cháy, kết cấu của công trình phải duy trì được sự ổn định lâu hơn thời gian quy định, đủ để thoát nạn, cứu hộ và chữa cháy.
•Ngăn cách cháy
Công trình phải được thiết kế , xây dựng sao cho khi có cháy phải cách ly dược lửa, khói không lan rộng theo chiều ngang và đừng sang không gian bên trong nhà và các ngôi nhà xung quanh trong thời hạn quy định nhằm đảm bảo mọi người thoát tới nơi an toàn, lực lượng chữa cháy tiến hành thuận lợi, an toàn.
•Thoát nạn.
Mọi ngôi nhà đều phải có lối thoát nạn đủ bảo đảm khi có cháy dễ dàng tới nơi an toàn và lực lượng chữa cháy tiến hành chữa cháy thuận lợi.
Các lối thoát phải được bố trí hợp lý, phân tán có chiều dài, chiều rộng, chiều cao phù hợp, sử dụng an toàn thuận tiện, nhanh chóng, không có vật cản quá trình thoát nạn, dễ tìm thấy,
được chỉ dẫn bằng biển báo, trường hợp cần thiết bằng hệ thống âm thanh.
•Hệ thống báo cháy
Phải phù hợp với công năng, chiều cao diện tích ngôi nhà.
Nhanh chóng phát hiện cháy và phát tín hiệu báo động rõ ràng để mọi người xung quanh có thể nhận biết.
Hoạt động tin cậy chính xác, không bị nhiễu hay bị ảnh hưởng bởi sự cố hay hệ thống trang thiết bị khác.
•Hệ thống chữa cháy:
Phải bảo đảm khống chế, dập tắt lửa một cách dễ dàng và hiệu quả, phù hợp với tính chất nguy hiểm cháy, đặc điểm cháy, đặc điểm ngôi nhà...
Phải đảm bảo đủ lưu lượng chữa cháy, đủ áp lực để đưa chất cháy vào nơi cháy, phủ kín chất cháy lên bề mặt chất cháy.
• Nhà cao trên 10 tầng phải đặt phòng trực chống cháy với yêu cầu phòng trực chống cháy.
Có diện tích dưới 10 m2
Phòng phải được lắp đặt các thiết bị thông tin và đầu nối của hệ thống báo cháy liên hệ với tất cả các khu vực của ngôi nhà, có các bảng điều khiển ccs thiết bị chữa cháy tại chỗ, bơm khống chế khói, có sơ đồ và mặt bằng bố trí các thiết bị chữa cháy.
Kết cấu:
Hệ kết cấu và bộ phận kết cấu của công trình trong quá trình xây dựng và sử dụng không bị hư hỏng, võng, nứt, ăn mòn, biến dạng quá trừng giới hạn cho phép làm ảnh hưởng tới việc sử dụng và gây nguy hiểm đến tính mạng con người và tài sản.
Kết cấu có đủ độ bền lâu đảm bảo việc sử dụng bình thường của ngôi nhà mà không cần sửa chữa lớn trong thời hạn quy định.
Không gây ảnh hưởng bất lợi (lún, nứt) đến các ngôi nhà bên cạnh trong suốt thời gian xây dựng và sử dụng công trình. 1.3. Một số mô hình nhà ở chung cư chất lượng cao của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam.
Mới khoảng 5, 7 năm trở lại đây , Hà Nội đẩy mạnh việc phát triển nhà ở mà trọng điểm là các chung cư cao tầng . Các khu đô thị mới đua nhau mọc lên , đến nay đã có 200 công trình nhà ở từ 9 đến 11 tầng , 19 tầng hoặc cao hơn nữa . Từ “thủa ban đầu” chập
“hành trang” đủ để có thể nói rằng những bước đi sắp tới sẽ vững vàng tự tin hơn .Cho đến hiện tại , Hà Nội đã hơn 8 lần điều chỉnh quy hoạch , và nếu chúng ta nhìn lại những ngày đầu tiếp cận với khái niêm chung cư cao tầng, ta thấy nhiều khi chỉ là cảm nhận chủ quan có những điểm đúng nhưng có những điểm rất “sơ khai” và có lúc như chỉ dựa vào niềm tin ở nội lực bản thân. Dần dần các kinh ngiệm đã được rút ra từ thực tế. Rồi tiếp đến là giao lưu quốc tế ngày một mở rộng , các luồng thông tin ngày càng khai thông . Chúng ta đã cử nhiều đoàn khảo sát đi nước ngoài để tìm hiểu hoạt động thiết kế và xây dựng chung cư cao tầng của họ. Các chuyên gia nước ngoài đã đến Việt Nam để khảo sát , giúp đỡ . Chúng ta đã đi dự nhiều hội thảo về kiến trúc nhà ở , văn hoá kiến trúc và ngay tại Hà Nội cũng tổ chức nhiều hội thảo quốc tế , nhiều cuộc trao đổi , nhiều cuộc thi mẫu kiến trúc chung cư cao tầng cho Hà Nội. Các nước ngoài đặc biệt là các nước Đông á và Đông Nam á đã bắt đầu “cắm rễ sâu chuỗi” ở Hà Nội , tìm kiếm cơ hội đầu tư và chuyển giao công nghệ , thành lập các cơ sở liên doanh, nhăm nhe các khu vực đầu tư khu vực xây dựng cao tầng và một số khu vực quy hoạch đã được hoàn thiện.
Chính trong quá trình tiếp cận với những đối tác trên chúng ta đã rút ra được nhiều kinh ngiệm quý báu