Kiểu tác giả

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 38 - 43)

Hình tượng tác giả trong văn học là kết quả vận động của tiến trình văn học qua các thời kì. Trong suốt tiến trình văn học, hình tượng tác giả thay đổi theo những mô hình khác nhau với những khả năng nhận thức và biểu hiện khác nhau. Và chính quá trình vận động đó đã hình thành nên kiểu tác giả. Vậy kiểu tác giả là gì? Kiểu tác giả trung đại có đặc điểm gì riêng? VHTĐVN giai đoạn X- XV xuất hiện những kiểu tác giả nào?

Kiểu tác giả là sự biểu hiện một kiểu chiếm lĩnh đời sống, một kiểu xây dựng

hình tƣợng, là sản phẩm của ngƣời đọc. Mỗi một thời đại nhà văn phải tìm ra một kiểu

tác giả phù hợp mới có giá trị. Lịch sử văn học đã biết đến những kiểu tác giả khác nhau. Có thể đó là kiểu tác giả chủ nghĩa cổ điển với đặc tính con người lí trí, thích mức độ, ưa tao nhã, trí thức uyên bác hay kiểu tác giả lãng mạn thì mơ màng, giàu tưởng tượng…

Các nhà nghiên cứu VHTĐ từ lâu đã chú ý đến kiểu tác giả VHTĐ. Nhà nghiên cứu Ripstin đã nhận xét rằng tác giả trung đại dù ở Phương Đông hay Phương Tây trong một mức độ lớn đều xây dựng tác phẩm của mình bằng những công thức tu từ và cốt truyện có sẵn. Nhà nghiên cứu Likhachop cũng nói: ―ý thức công thức, khuôn sáo làm cho kiểu tác giả này rất khó sử dụng các chi tiết đời sống mới và các chi tiết nghệ thuật bất ngờ‖. Ông cũng nói, tác giả trung đại là người xem sáng tác là công việc trân trọng, thành kính, không làm việc đùa (…) nếu như nhà văn hiện đại thường cá thể hóa cao độ, cho nên không còn nhìn thấy một hình tượng tác giả chung cho từng thể loại, thế nhưng đó lại là đặc điểm của tác giả trung đại: mỗi một thể loại có một hình tượng tác giả, và một tác giả sáng tác các thể loại khác nhau sẽ tuân theo các kiểu hình tượng tác giả khác nhau. [118; tr 99-100].

Kiểu tác giả trong VHTĐVN cũng có những đặc thù và chịu ảnh hưởng của nền văn học chữ Hán. Mỗi một giai đoạn trong tiến trình lịch sử, VHTĐVN cũng xuất hiện nhiều kiểu tác giả phù hợp. Trong vài thế kỉ đầu, tác giả phần nhiều là nhà sư: Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu, Vạn Hạnh thiền sư, Mãn Giác thiền sư, Diệu Nhân ni sư…Điều đó cũng dễ hiểu, bấy giờ Phật giáo đang có vị thế quan trọng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, đặc biệt trong đời sống tâm linh của đông đảo tín đồ. Một số tác giả ngoài chùa lúc bấy giờ như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thường Kiệt, Đoàn Văn Khâm…cũng sùng tín đạo Phật và để lại tác phẩm chịu ảnh hưởng Phật giáo. Sang đời Trần, lực lượng sáng tác ngoài thiền sư, cư sĩ, nhà văn tu trì Phật pháp: Trần Thái Tông, Trần Tung, Trần Nhân Tông, Huyền Quang…còn có quý tộc, vua quan, tướng lĩnh: Trần Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão…; rồi từ giữa triều Trần đến hết triều Hồ chủ yếu là nho thần: Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Phi Khanh, Sử Hy Nhan, Đào Sư Tích… Đến thế kỉ XV, sau thế hệ các cựu tiến sĩ triều Hồ tham chiến chống quân Minh trở thành các tác gia tên tuổi lừng lẫy: Nguyễn Trãi, Nguyễn Mộng Tuân, Lý Tử Tấn…là vận hội mới của thế hệ các tác giả tân tiến sĩ triều đại Lê sơ, khi Nho giáo chiếm lĩnh vị trí chính thống. Nho học được coi là quốc học. Những tác giả văn học nửa sau thế kỉ XV: Nguyễn Trực, Lương Thế Vinh, Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Đàm Văn Lễ, Vương Sư Bá, Nguyễn Bảo, Thái Thuận…hầu hết đều là nho sĩ quan liêu thời đại hoàng kim của Nho giáo. Cuối thế kỉ XV, với đội ngũ tiến sĩ đang là lực lượng sáng tác hùng hậu của thời đại, ông vua- nhà nho Lê Thánh Tông đã cao hứng sáng lập

Hội Tao đàn xướng họa mừng hai năm liên tiếp được mùa. Hội có 28 từ thần gọi là Tao đàn nhị thập bát tú, cũng là 28 tiến sĩ đang cư quan nhậm chức ở triều đình. Như vậy, VHTĐVN giai đoạn X- XV đã chứng kiến sự ra đời của các kiểu tác giả như thiền sƣ,

quý tộc, vua quan, võ tƣớng, nhà nho. Và điều đáng chú ý là: các kiểu tác giả này đã

vận động theo tình hình chính trị, xã hội của nhà nƣớc phong kiến Việt Nam thời mở đầu. Từ tác giả thiền sƣ, quý tộc, vua quan chiếm đa số trên văn đàn đến sự tức

vị của các tác giả nho sĩ. Qua khảo sát, thống kê các kiểu tác giả VHTĐVN thời Lí-

Trần trong bộ sách Thơ văn Lí- Trần, chúng tôi nhận thấy một số điểm sau:

- Từ thời Lí đến Trần, kiểu tác giả Thiền sư biến đổi theo chiều hướng giảm dần: từ chiếm đa số với 39 tác giả ở tập I (65%) đến chỉ còn là một bộ phận nhỏ với 2 tác giả ở tập II (chiếm 6%) và 2 tác giả ở tập III (chiếm 4%).

- Kiểu tác giả nhà Nho lại phát triển theo chiều hướng ngược lại: từ chỗ lẻ tẻ với 7 tác giả ở tập I (11,7%) đến chiếm số lượng lớn với 15 tác giả ở tập II (44%) và cuối cùng là sự áp đảo với 37 tác giả ở tập III (74%).

- Về số lượng thì kiểu tác giả quý tộc không có những biến động mạnh như hai loại hình tác giả kể trên (sự diễn biến lần lượt là: tập I có 11 tác giả, chiếm 18,3%; tập II có 13 tác giả, chiếm 38%; tập III có 11 tác giả chiếm 22%) nhưng xét về tính chất lại có sự biến đổi to lớn. Đã có sự thay đổi từ kiểu quý tộc- thiền sư sang kiểu quý tộc- nhà nho. Như vậy, có thể thấy VHTĐVN giai đoạn mở đầu xuất hiện những kiểu tác giả chính là Thiền sƣ, Quý tộc, vua quan, nhà Nho. Từ đời Lí đến đầu đời Trần kiểu tác giả thiền sư, quý tộc, vua quan chiếm đa số. Đến cuối đời Trần và thế kỉ XV kiểu tác giả nho sĩ lại giữ vị trí quan trọng trên văn đàn. Kiểu tác giả thiền sư thì thường có vai trò trung tâm trong các thể loại văn học chức năng lễ nghi Phật giáo. Kiểu tác giả quý tộc, vua quan gắn với những thể loại mang chức năng hành chính, xã hội như cáo, chiếu, biểu, hịch…Kiểu tác giả nho sĩ lại thường lựa chọn thể loại thơ ―ngôn chí‖, nói chí, tỏ lòng theo tinh thần của Nho gia.

Các kiểu tác giả trên có khi họ đóng vai trò là người quan sát, sáng tạo nên những nhân vật văn học như kiểu nhân vật thiền sư trong Thiền uyển tập anh hay nhân vật phụ nữ trong Lĩnh Nam chích quái, VĐUL, Tam Tổ thực lục…; có khi họ lại tự biểu hiện mình trong tác phẩm và khi đó ―nhân vật‖ chính là hình bóng con người thật của họ, điều này có thể thấy trong sáng tác phần lớn của thơ nhà nho, quý tộc-hoàng đế, thơ thiền-kệ…

Nhìn chung từ quá trình vận động loại hình nhân cách thiền sư, quý tộc, nho sĩ như trên có thể thấy được quá trình vận động của kiểu tác giả cũng như kiểu nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn X- XV. Phần nhiều các kiểu nhân vật như Hoàng đế (qua sáng tác của các vua Lý-Trần, vua Lê Thánh Tông), nam nhi (qua sáng tác của Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Đặng Dung, Trần Quốc Tuấn…), nhà nho (qua sáng tác của Nguyễn Phi Khanh, Trần Nguyên Đán, Phạm Sư Mạnh, Chu Văn An, Nguyễn Trãi…), ẩn sĩ (qua sáng tác của Trần Nguyên Đán, Chu Văn An, Nguyễn Trãi…), thiền sư (qua thơ Thiền thời Lý-Trần và tác phẩm văn xuôi Thiền uyển tập anh)…dù ít dù nhiều đều đã từng xuất hiện trong những công trình nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà nghiên cứu tên tuổi như Trần Đình Hượu, Trần Thị Băng Thanh, Phạm Tú Châu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Lã Nhâm Thìn, Nguyễn

Kim Sơn, Nguyễn Phạm Hùng, Lại Văn Hùng, Nguyễn Hữu Sơn…Riêng về kiểu nhân vật người phụ nữ thì giai đoạn đầu vẫn còn khá vắng bóng (cả về số lượng tác giả nữ và số lượng nhân vật nữ đều ít ỏi). Có lẽ bởi thế mà người phụ nữ ở giai đoạn văn học này chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, không quá khi nói rằng VHTĐVN giai đoạn X- XV là nền văn học của nam giới. Trong một giai đoạn do ảnh hưởng của điều kiện lịch sử- xã hội, do quan niệm của thời đại, vị thế, vai trò của người phụ nữ chưa được nhìn nhận, khẳng định theo hướng tích cực, song nhân vật người phụ nữ đã bắt đầu có mặt trong văn học với những dáng vẻ khác nhau: có mẫu người anh hùng hoặc những người thuộc dòng dõi quý tộc, vua chúa (Hai Bà Trưng trong VĐUL; Lý Chiêu Hoàng, Ỷ Lan trong Đại Việt sử kí toàn thư); có mẫu người phụ nữ ―phản diện‖ – hiểu theo môi trường văn hóa thời trung đại (như A Kim trong Lĩnh Nam chích quái, Điểm Bích trong TGTL, những yêu nữ trong Thánh Tông di thảo); và đặc biệt mẫu người liệt nữ - dấu hiệu xuất hiện sớm nhất về nhân vật phụ nữ trong VHTĐVN (nhân vật Mỵ Ê trong VĐUL, Lĩnh Nam chích quái; những nhân vật liệt phụ, liệt nữ được ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư).

Như đã trình bầy ở phần mở đầu, luận án sẽ đi vào tìm hiểu hệ thống nhân vật trong VHVN giai đoạn X-XV theo ba góc nhìn: văn hóa- chính trị, văn hóa-tâm linh, văn hóa-giới với ba nghiên cứu trường hợp là Thiền sư Huyền Quang, liệt nữ Mỵ Ê và Hoàng đế Lê Thánh Tông. Sự lựa chọn của chúng tôi như đã trình bầy vừa để tránh trùng lặp với những thành tựu nghiên cứu đã có; vừa mong muốn triển khai những hướng tiếp cận mới về vấn đề nhân vật, thi pháp nhân vật.

Tiểu kết chƣơng 1

Tóm lại, ở chương 1 Luận án đã đi vào giới thuyết một cách khái quát những vấn đề chung nhất về lịch sử vấn đề nghiên cứu, lí luận nhân vật, hệ thống nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn X-XV. Phần lịch sử vấn đề nghiên cứu đã đi vào phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước về ba kiểu nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế, từ đó đề ra nhiệm vụ nghiên cứu. Qua những kết quả nghiên cứu về vấn đề nhân vật, thi pháp nhân vật trong VHTĐVN giai đoạn thế kỉ X- XV ở hai thể loại Thơ, Văn xuôi chúng tôi nhận thấy: vấn đề nhân vật đặc biệt là hệ thống nhân vật và thi pháp tả nhân vật trong giai đoạn này vẫn chưa được giới nghiên cứu chú ý đúng mức (về nhân vật thường khảo theo quan điểm chính trị, giai cấp, xã hội học; về thi pháp thì còn lẻ tẻ, chưa tập trung). Do vậy hai vấn đề chính mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu như sau: 1. Nghiên cứu ba kiểu nhân vật Thiền sư, Liệt nữ, Hoàng đế theo điểm nhìn nhân học văn hóa; 2. Phân tích sâu thi pháp tả ba kiểu nhân vật trên. Khái niệm về nhân vật, quan niệm về nhân vật thời trung đại, kiểu tác giả trong tương quan với kiểu nhân vật, những vấn đề của thi pháp học như quan niệm nghệ thuật về con người, nhãn quan về ngôn từ nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật; những phạm trù từ góc độ văn hoá học như thân, tâm đã cung cấp những tiền đề lí thuyết để chúng tôi vận dụng vào việc phân tích nhân vật và thi pháp miêu tả nhân vật. Hướng tiếp cận đa ngành, liên ngành này cũng chỉ dẫn cho sự lựa chọn đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong luận án từ bức tranh phong phú của hệ thống nhân vật giai đoạn đầu (gồm những kiểu nhân vật cơ bản Nam nhi, Đế Vương, Quý tộc, Võ tướng, nhà Nho, Ẩn sĩ, Thiền sư, Liệt nữ…). Trong số những kiểu nhân vật này thì như phần mở đầu chúng tôi đã có nhắc đến chúng tôi sẽ không đi vào khảo sát dàn trải tất cả chúng mà chỉ tập trung vào ba kiểu nhân vật sau: nhân vật Thiền sư (qua trường hợp nhà sư Huyền Quang), nhân vật liệt nữ (qua trường hợp nhân vật Mỵ Ê), nhân vật Đế vương (qua trường hợp hoàng đế Lê Thánh Tông). Lí do của sự lựa chọn này chúng tôi sẽ trình bầy cụ thể hơn khi đi vào tìm hiểu từng kiểu nhân vật.

CHƢƠNG 2

NHÂN VẬT THIỀN SƢ

(Qua trƣờng hợp nhân vật Huyền Quang trong thơ-kệ của ông

và qua cái nhìn của tác giả Tam tổ thực lục)

Trong Phật giáo Việt Nam hồi Lý-Trần, có các tông phái khác nhau: Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông. Nhưng Thiền tông được coi là tông phái mạnh nhất, chủ đạo nhất nên chúng tôi chọn nghiên cứu Thiền tông. Trong Thiền tông lại có các chi khác nhau, chúng tôi chọn nghiên cứu trường hợp Huyền Quang, đệ tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một nhân vật tiêu biểu cho khuynh hướng ―vào Nho ra Phật‖. Huyền Quang là vị tổ thứ 3, tuy không có hoạt động quan trọng như Pháp Loa song ông đã để lại 24 bài thơ và bài phú nôm và lại có Tổ gia thực lục viết về ông. Qua các tư liệu này, có thể dựng lại chân dung Huyền Quang dễ hơn dựng chân dung Pháp Loa. Tìm hiểu về nhân vật nhà sư Huyền Quang chúng tôi quan tâm chủ yếu đến những vấn đề sau:

- Chân dung tự biểu hiện qua thơ-kệ - Chân dung Huyền Quang qua văn xuôi

- Thi pháp miêu tả

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)