Nhân vật thiền sƣ Huyền Quang tự biểu hiện qua thơ thiền-kệ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 49)

2.2.1. Chân dung tự hoạ của thiền sƣ Huyền Quang

Khảo sát 24 bài thơ-kệ của Huyền Quang trong sách Thơ văn Lí-Trần (tập Hai. NXBKHXH, H-1988) và sách Thơ Thiền Việt Nam-những vấn đề lịch sử và tư tưởng nghệ thuật (NXBĐHQGHN, H-1998) – xem phần Phụ lục 1, chúng tôi thấy chân dung tự hoạ thiền sư Huyền Quang được bộc lộ qua hai phương diện chính: tu hành giữa thiên nhiên và tu hành giữa cuộc đời.

2.2.1.1. Tu hành giữa thiên nhiên

Con đƣờng tu luyện – trở về với thiên nhiên

Trong tổng số những bài thơ thiền Lí- Trần, có một bộ phận tuy không lớn nhưng rất có giá trị, giàu tính văn học, đó là bộ phận thơ thiên về trữ tình, gần với thơ trữ tình thuần túy, thơ thế tục. Bộ phận này ở đời Trần chiếm tỉ lệ cao hơn nhất là trong sáng tác của những tác gia lớn như Trần Thái Tông, Tuệ Trung, Trần Nhân Tông, Huyền Quang…―Nó là sự thăng hoa tinh thần hồn nhiên, trong trẻo nhất, là sự đạt đạo tới trạng thái “nhất tâm”, vượt qua mọi sự “hữu chấp”, trở về với tự nhiên, tươi tắn nhất.‖ [24; tr.49-50]. Và trên hết, trở về với thiên nhiên, cuộc sống là sự lựa chọn cho những tâm hồn luôn có khát vọng tìm kiếm sự thuần khiết trong yên tĩnh và thanh thản. Ta biết rằng mục đích của Thiền là đạt được tự do của mình về cả hai mặt thân tâm. Bởi thế tu thiền cần tìm đến chỗ thanh vắng, xa cảnh náo nhiệt và loạn động của thế gian. Các bộ kinh Ấn Độ vẫn thường nói: ―tìm đến chỗ vắng, trụ tâm ngồi tịnh‖[115;tr.122] vì ―những khu rừng hoang vu, thâm u tĩnh mịch, không một tiếng động, nơi gió rì rào thổi qua cánh đồng cỏ ẩn kia không ai hay‖ là nơi thuận tiện nhất cho việc trầm tư quán tưởng.

Huyền Quang hiện lên trong thơ trước hết là một nhà tu hành giữa thiên nhiên. Ta biết rằng nhà sư tu hành để đắc đạo, mà muốn đắc đạo thì cần tĩnh tâm, cần thiền định (quét sạch mọi trạng thái tâm lý làm nhiễu loạn tâm). Để thiền định, đạt được sự tĩnh tại, tịch mịch của tâm, tốt nhất là tìm về thiên nhiên thanh tĩnh, tránh khỏi cuộc đời ồn ào, nhiều cám dỗ. Trương Hán Siêu từng nói: ―Hễ nơi nào có núi cao cảnh đẹp là làm chùa‖. Cũng cần thấy rằng cả nhà nho, đạo gia và thiền sư đều sống giữa thiên nhiên và có thơ viết về thiên nhiên song mục đích lại khác nhau: Nhà nho về với thiên nhiên để tỏ nhân cách cao thượng. Đạo gia tìm về thiên nhiên để ca tụng tự do nhân cách, còn nhà sư lại dùng hình tượng thiên nhiên để diễn tả phương pháp tu hành, để đạt được tâm thế thiền định, thanh tĩnh, gạt bỏ mọi quan hệ với người đời.

Đọc những bài thơ viết về thiên nhiên đặc sắc của Huyền Quang như Ngọ thụy, Chu trung, Trú miên, Thạch thất, Sơn vũ, Phiếm chu, Tảo thu, Yên Tử am sơn cư…chúng tôi nhận thấy rằng: thiên nhiên trong thơ Huyền Quang ông thường không một bóng người, chỉ có cảnh vật và không gian tĩnh lặng. Ta hãy đến với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đối với cảnh vật của thiền sư- thi sĩ Huyền Quang: ―Một lá thuyền con, một khách hải hồ- Trèo khỏi rặng lau, tiếng gió xào xạc‖ (Nhất diệp biển chu hồ hải khách. Xanh xuất vi hàng phong thích thích- Chu trung); ―Chiếc thuyền con lướt gió lênh đênh/Non xanh nước biếc lại thêm ánh sáng mùa thu/Vài tiếng sáo làng chài ở ngoài khóm hoa lau vọng tới/Trăng rơi đáy nước, sương phủ đầy sông‖ (Tiểu đĩnh thừa phong phiếm diểu mang. Sơn thanh thủy lục hựu thu quang. Sổ thanh ngư địch lô hoa ngoại. Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương- Phiếm chu); ―Khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ/Cây trước sân xào xạc báo thu về‖ (Dạ khí phân lương nhập họa bình. Tiêu tiêu đình thu báo thu thanh- Tảo thu); ―Trồng hoa và cây quấn quýt thành núi non bộ/Khói tỏ trăng lồng, hoa rơi lạnh lẽo‖ (Hoa mộc di duyên chủng tác sơn. Lung yên trao nguyệt, lạc hoa tàn- Đề Động Hiên Đàn Việt giả sơn)…Có thể nói đây là những câu thơ đích thực của một tâm hồn thi sĩ với những hình ảnh đẹp long lanh. Ta bắt gặp ở đây một con người từng trải, giàu tình cảm, yêu cái đẹp. Đó là con người có thể thả hồn giong chơi với ―non xanh nước biếc‖ để kịp ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ―trăng rơi đáy nước, sương phủ đầy sông‖. Đó cũng là con người tinh tế cảm nhận được giờ khắc giao mùa khi ―khí đêm chia hơi mát vào bức rèm vẽ‖ và ―cây trước sân nhà xào xạc‖ là lúc mùa thu đã về…

Đặc biệt qua khảo sát 24 bài thơ của Huyền Quang chúng tôi nhận ra rằng trong thế giới thi thiền của ông có ba dạng thức không gian chính: chùa; quê nhà, sông nước và núi rừng. Trong đó các địa danh chùa được ông nhắc đến 5 lần trong 5 bài thơ: Nhân có việc đề ở chùa Cứu Lan, Ở Am núi Yên Tử, Hoạ bài thơ đề trên vách chùa Bảo Khánh, Đề chùa Đạm Thuỷ, Chùa Diên Hựu. Tựa các bài thơ ghi tên của chùa, chùa là nơi lui về ở ẩn, tự nó đã tràn đầy sức sống của thiền. Còn không gian quê nhà, sông nước cũng được nhắc tới 4 lần. Với sông nước ta thường thấy nhà thơ nói tới trong mối quan hệ với ―chiếc thuyền con‖ và ―ánh trăng‖ (trong bài Trong thuyền, Chơi thuyền). Với quê nhà ta bắt gặp hai hình ảnh: ―Vườn tược cha ông mặc sức cày/…Gió mát triền miên giấc mộng ngày” (Ngủ ngày), “Vườn cũ nơi nơi rộ hoa vàng” (Cúc hoa, I). Được nhắc tới nhiều nhất (6 lần) và thi vị nhất (nhiều hình ảnh thơ đẹp) là không gian núi rừng thuần khiết: ―Sau khi mưa, khe và núi đều sạch làu/ Đánh một giấc mộng mát mẻ trong rừng phong‖ (Ngủ trưa); ― Làm sao bằng theo bạn trở về núi/ Giữa muôn vàn tầng núi non như bình phong trùng điệp‖ (Nhân có

việc đề ở chùa Cứu Lan); ―Đêm khuya gió thu sịch động bức rèm/ Nhà trong núi đìu hiu gối vào lùm dây leo xanh biếc”(Nhà trong núi); ―Sao bằng ở ẩn nơi rừng suối/ Một sập gió thông, một chén trà” (Tặng học trò trên đường sĩ hoạn); “Rừng trúc có nhiều chim đậu/ Quá nửa là bạn của nhà sư thanh nhàn‖ (Ở am núi Yên Tử)…Cả ba dạng thức không gian trên xét về đặc điểm cảnh vật thì khác nhau nhưng về bản chất thì lại rất giống nhau: đó là những nơi vắng bóng người, một thế giới khác hẳn thế giới trần tục là mơ ước của Thiền sư. Như đã nói, không gian siêu thoát trong thơ thiền là điểm gặp gỡ trong cảm nhận của thơ các nhà nho. Tuy nhiên, nếu các thiền sư lựa chọn không gian này với một tâm thế thoải mái, tất yếu cho việc dưỡng chân tâm thì ở nhà nho nhiều khi còn có những giằng co trong lựa chọn giữa không gian siêu thoát và không gian thế tục. Nhà sư một khi đã lựa chọn không gian thiên nhiên thì không để tâm vướng vào vòng tục luỵ nữa. Chẳng thế mà Huyền Quang còn dường như quên cả ý niệm về thời gian thực tế: ―Cuối năm ở trong núi không có lịch/ Thấy hoa cúc nở biết rằng đã là tiết Trùng Dương(Hoa cúc, bài 3- Huyền Quang). Câu thơ của Huyền Quang ẩn ý sâu xa rằng ông sống trong núi, xa lánh cõi trần tục để tu tập đạt đến cái tâm tĩnh lặng, thanh tịnh của nhà tu hành không vướng bận trần tục, đến ngay lịch của loài người bên ngoài xã hội kia cũng không có, chỉ dùng lịch thiên nhiên thì có nghĩa là sống lâu lắm trong núi rồi, đắc đạo rồi, thoát tục rồi, lên cảnh giới Niết Bàn rồi. Hình ảnh này ẩn dụ phương pháp tu hành của thiền sư. Khi thiền sư muốn đạt đến trạng thái tâm không thì tất nhiên, thời gian đối với họ như ngừng trôi, rất chậm chạp, hoặc thời gian tuần hoàn, như tư tưởng luân hồi của Phật giáo. Như vậy, chất thơ của Huyền Quang toát ra từ những hình ảnh thơ vừa gợi mở, ẩn giấu vừa mang tính trong lặng trong cái vắng vẻ, tĩnh lặng của Thiền. Qua thơ ta vừa thấy chân dung người tu hành trong không gian thoát tục đầy vẻ thiên nhiên vừa thấy cả cái được niềm đam mê ―thưởng ngoạn‖ vẻ đẹp của thiên nhiên của một tâm hồn yêu đời, yêu sự sống như chính thiền sư đã viết trong bài phú ―Vịnh Vân Yên‖ (Vịnh Vân Yên tự phú): “Buông niềm trần tục/Náu tới Vân Yên/Chim thuỵ dõi tiếng ca chim thuỵ/Gió tiên đưa đòi bước thần tiên/Bầu đủng đỉnh giang hoà thế giới/Hài thong thả dạo khắp sơn nguyên…‖.

Ứng xử với “thân – tâm”:

Con đường trở về với thiên nhiên cũng chính là con đường tìm đến sự thanh tịnh cho

thân – tâm của thiền sư, thoát khỏi mọi vướng bận của bụi trần. Với ―thân‖, Huyền Quang đặc biệt đề cao cái ―thân nhàn‖- cái thân ngoài vòng tục luỵ. Đạo Phật xem thân là huyễn ảo và để không bị vật dục cám dỗ, danh lợi quấy rầy thì cách tốt nhất là chủ động tách ―thân‖ ra khỏi xã hội, tự đặt mình giữa thiên nhiên, bầu bạn cùng thiên nhiên. Do đó ta hiểu vì sao

Huyền Quang xem ‗giàu sang như mây nổi‖ và ―lấy chốn Thiền lâm làm nhà cửa‖ (ông vẫn thường nói nhà của ông là nhà trong núi, nhà đá…); bạn bè của nhà sư ―quá nửa là chim chóc‖ rồi mây, gió, trăng, hoa.... Dày công tu luyện nên ông xem ―lòng ta nay đã thành một khối thiền‖. Trong không gian thanh khiết, tĩnh lặng của người ẩn sĩ, thiền sư đã có thể ―đánh một giấc mộng mát mẻ trong rừng phong‖ (Ngủ trưa) hay ―Một chiếc gối trong gió mát, giấc mộng ban ngày chưa tàn‖ (Ngủ ngày), thậm chí có khi còn như ―lãng quên‖ đi tất cả ngoại vật xung quanh mình: ―Sư khểnh trên giường, kinh trước án/Lò tàn, củi lụi, sáng nào hay‖ (Nhà đá). Và từ sự thoải mái đầy bản năng sống ấy, thi sĩ-thiền sư Huyền Quang mới tìm cho mình được những khoảnh khắc thanh nhàn thực sự- điều mà các nhà nho ở ẩn như Nguyễn Trãi- người mà mặc dầu đã cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng lúc nào cũng mơ ước, khát khao ―một phút thanh nhàn trong thuở ấy/Thiên kim ước đổi được hay chăng?‖ khó đạt được: ―Thuyền con lướt gió mênh mang/Non xanh nước biếc, thu quang lạnh lùng”; “Từ nay niềm tục thôi vương vấn/Tựa gối an nhàn trước gió đông”…Khi không còn vướng bận bất cứ điều gì Huyền Quang còn ―cho phép‖ bản thân mình thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên. Tuy nhiên cần hiểu đó không hẳn là sự đề cao thân xác hay ca ngợi cuộc sống tươi đẹp với khát vọng tận hưởng cuộc sống ấy mà đó chỉ là cách minh họa cho tinh thần hồn nhiên trong tâm tính thiền sư. Ngồi thiền xong ông ngồi ngắm hoa cúc. Ngắm hoa cúc nở cũng là ngồi thiền; ông ngồi ngắm hoa cho tới khi thấy người ngắm hoa và hoa hai thứ hồn nhiên là một. Kết quả là thiền sư đã ―kiến tính‖ và ―cái thấy‖ của ông về thực tại nở sáng như một đoá hoa:

Người ở trên lầu, hoa dưới sân Đốt hương ngồi lặng, bỗng quên sầu, Hồn nhiên người vật không tranh cạnh, So với muôn hoa cúc đứng đầu (Hoa cúc, V).

Có khi cái ―thân nhàn‖ ở Huyền Quang còn gặp gỡ với với tư tưởng Lão-Trang với chủ trương ―vô vi‖, ―phóng nhiệm‖ mà coi nhẹ lí trí của con người. Bài thơ Đề Đạm Thuỷ Tự đã mách bảo chúng ta điều đó. Thiền sư đi chơi qua con đường xe vua đi mà vào am thiền rồi giúp nhà chùa đánh chuông, nhặt hoa rơi: ―Tiện lối xe vua vào vãng Phật/Thỉnh chuông, giúp sãi nhặt hoa rơi‖.

Với ―tâm‖, Huyền Quang nhiều khi đã đạt tới cái gọi là ―tuệ tâm‖, không mảy may nhiễm chút bụi trần. Làm được điều này tất đạt đến trạng thái tâm thanh tịnh, tâm sáng, tâm tịch diệt: ―Lòng thiền vằng vặc trăng soi giọi/Thế sự hiu hiu gió thổi qua (Vân Yên tự kệ) Các nhà thơ Thiền lớn như Huyền Quang thường chọn cho mình một môi trường để di dưỡng cái tâm hồn

nhiên đó là môi trường thiên nhiên và thường dùng các hình ảnh thiên nhiên để ngụ ý chỉ cái tâm không. Ta bắt gặp một tâm hồn thoáng đãng, tinh tế, đầy chất thơ trong Ngọ thụy, Chu trung, Thạch đá, Nhân sự đề Cứu Lan tự, Yên Tử sơn am cư, Phiếm chu…của Huyền Quang:

- Mưa tạnh, núi khe sạch, Rừng phong một giấc mơ Ngoảnh nhìn đời bụi bặm,

Mở mắt đường say sưa. (Ngủ trưa) - Nửa gian nhà đá bạn cùng mây (Nhà đá) - Chi bằng theo bạn về non quách

Núi dựng, non che vạn vạn tầng. (Nhân có việc đề ở chùa Cứu Lan)…

Bản chất của tâm theo nhà Phật là đạt tới tâm không, tâm thanh tịnh, quét sạch mọi níu kéo của cuộc sống. Thiền sư nói lên núi, đến chỗ vắng vẻ, nói giấc ngủ, nói trạng thái tâm trẻ thơ đều là những ẩn dụ, ví von so sánh để diễn đạt tư tưởng về tâm không (tâm hồn đứa trẻ con còn ngây thơ, trong trắng, không vướng bụi đời; giấc ngủ hay mộng cũng là trạng thái tâm không; cảnh núi non xa vắng cũng ẩn dụ thế giới tĩnh lặng của tâm không bị cái huyên náo của đời phá vỡ…).

Để diễn tả cái tâm thanh tịnh, trong trẻo, cái chân tâm đã đạt đạo trong cõi thiền thi của Huyền Quang chúng ta còn thấy nhà thơ sử dụng các hình ảnh, thi liệu từ thiên nhiên như mùa thu, ánh trăng, gió, chim, nước, mây…Qua những áng thi thiền như Nhà đá, Ngủ ngày, Nhà trong núi, Chơi thuyền, Đề núi non bộ của thí chủ ở Động Hiên…ta thấy những hình ảnh thiên nhiên như mây, chim, gió, mùa thu, trăng, hoa…đều là những ẩn dụ diễn đạt những ngụ ý thiền của tác giả. Cái trong trẻo, lặng lẽ của

mùa thu tạo nên không gian bát ngát vô giới hạn và hư không tĩnh lặng kiểu ―trời muôn trượng thẳm làu làu sạch‖ hay ―trời thu xanh ngắt mấy tầng cao‖…đã gợi ra cái bản thể vũ trụ lớn lao không hình sắc, không sinh diệt hằng thường và có mặt khắp mọi nơi. Ánh trăng lại vừa tượng trưng cho trí tuệ Bát Nhã, cho sự viên giác vừa tượng trưng cho cái tâm đã đạt tới chỗ hư không trong suốt. Mây, gió, núi, nước…biểu tượng cho sự hồn nhiên tự tại của vạn vật cũng là sự hồn nhiên của tâm thiền.

Trong số các hình tượng thiên nhiên được sử dụng trong thơ Huyền Quang thì Hoa chiếm tỉ lệ đáng kể (12/24 bài, chiếm 50%) và trong đó thì thiền gia đặc biệt ưu ái cho hai loài hoa có vẻ đẹp tinh khiết, bền vững là hoa mai và hoa cúc. Trong đó hoa mai được nhắc đến 3 lần còn hoa cúc được nhắc tới 10 lần. Về hoa mai có lẽ ấn tượng nhất là trong bài ―Hoa Mai‖ khi Huyền Quang viết về cảm nhận đối với loài hoa tinh khiết, gắn liền với mùa xuân này. Phẩm chất của hoa mai ―một mình gội tuyết chốn non sâu‖ cũng nhằm chỉ cái chân tâm của người đạt đạo bền vững trường tồn, không sợ thử thách. Hoa cúc gắn liền với mùa thu và là loài hoa mà theo Huyền Quang ―so với các loài hoa khác thì cúc trội hơn một bậc‖. Có lẽ bởi thế mà thơ ông tràn ngập màu vàng của loài hoa ―ở giậu phía Đông‖ này:

- Vườn xưa sau trước rộ hoa vàng (Hoa cúc, bài I) - Hoa cúc nở biết trùng dương (Hoa cúc, III) - Hồn nhiên, người vật không tranh cạnh So với muôn hoa, cúc đứng đầu (Hoa cúc, V) - Vườn thu tàn tạ ngàn hoa rụng,

Riêng cúc đông ly vẫn đượm màu (Hoa cúc, VI)…

Chúng ta biết rằng trong số các loài hoa thì thực ra hoa sen mới là loài hoa mang biểu tượng của Phật giáo. Sen trong Phật giáo biểu tượng cho sự thuần khiết và sinh hoá hồn nhiên. Theo kinh Lalitavistara (Kinh Phổ Diệu), phần tâm linh con người thì vô nhiễm, giống như hoa sen mọc trong bùn mà không bị hôi tanh bởi bùn. Nhưng hoa cúc cũng chiếm một vị trí đặc biệt trong đời sống tâm linh người Việt. Điều này được thể hiện qua những bộ tranh tứ bình ―Tùng Trúc Cúc Mai‖. Hoa cúc là biểu tượng của sự cao quý của sự sống, của sự thịnh vượng và tình cảm yêu thương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 49)