Quan niệm về hoàng đế trong bối cảnh văn hóa, xã hội, chính trị thờ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 121 - 123)

Trong cả nghìn năm tồn tại của thể chế quân chủ truyền thống Việt Nam, Đế Vương (còn gọi là Hoàng đế, Vương hay Vua chúa) là một ―nhân vật‖ trung tâm của toàn xã hội, đứng đầu một thời đại kéo dài nhiều thế kỷ (thời đại quân chủ). Trong một xã hội còn sống giữa hai thế- giới hiện thực và thế giới tâm linh- người dân của nền văn minh nông nghiệp có niềm tin mạnh mẽ vào trời (và hàng loạt các thánh, thần, tiên, phật) thì việc

vua tự tôn xưng là con trời (Thiên tử) nhận được mệnh trời cai trị thiên hạ là một diễn ngôn mang lại sức mạnh thống trị to lớn cho vua chúa. Vua là con trời nên có quyền tế Giao (tức tế trời như con tế cha). Chống lại Thiên tử- con trời tức là chống lại chính trời nên tội rất nặng! Được trời lựa chọn trị vì thiên hạ, vua, hoàng đế, thiên tử phải là người hội tụ được đầy đủ những phẩm chất của một ―Đế Vương thì mới đảm đương được nhiệm vụ Thế thiên hành đạo. Muốn làm tròn được nhiệm vụ ―thế Thiên hành đạo‖ đầy khó khăn này, vua phải ―có Đức hợp với Trời‖ hay nói như Thân Nhân Trung: Cách thiên đức đế diệu toàn năng (Tiếp nối được Trời, đức của nhà vua thật kỳ diệu, toàn năng). Thời Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử vẫn coi vua Nghiêu và vua Thuấn là hai bậc Đế vương mẫu mực: Đại tai Nghiêu chi quân dã! Nguy nguy hồ! Duy Thiên vĩ đại, suy Nghiêu tắc chi (Ông Nghiêu làm vua, đức nghiệp lớn thay! Vòi vọi thay! Chỉ có Trời là lớn thôi, chỉ có vua Nghiêu có thể sánh với Trời thôi)! Nhận quyền trực tiếp từ Trời, đương nhiên, Đế Vương phải có những phẩm chất siêu nhiên - dân không sao đạt tới; đồng thời phải thỏa mãn được những khát khao, mong chờ của quần chúng. Tuy đường lối ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo khiến các vị vua Việt Nam xưng ―Vương‖ trước ―thiên triều‖ Phương Bắc, song trong thực tế đối nội, họ lại xưng đế và thực hiện tất cả các hình thức diễn ngôn để thể hiện vị thế thiên tử, chẳng hạn như thực hành lễ Tế Giao. Khái niệm ―đế‖ có ý nghĩa văn hoá biểu trưng sâu sắc, biện minh cho nền chính trị quân quyền tập trung tuyệt đối thông qua thần quyền. Hoàng đế, thiên tử là người có đầy đủ những phẩm chất cần thiết nên được trời uỷ quyền trị vì thiên hạ. Sự tồn tại của chính quyền tập trung, chuyên chế độc đoán và hoàng đế được biện hộ bằng sự lựa chọn, ―phê chuẩn‖ thiêng liêng của trời. ―Vương‖ cũng là một khái niệm cỏ đại tôn vinh quân quyền tuyệt đối. Kinh thi (Tiểu nhã, Bắc sơn)- có câu: ―Phổ thiên chi hạ, Mạc phi vương thổ, Suất thổ chi tân, Mạc chi thần‖ (Tất cả đất đai dưới trời đều của vua. Người trong bốn biển đều là thần dân của vua). Đổng Trọng Thư trong Thiên nhân tam sách

viết: ―Vương giả, thừa thiên ý dĩ tòng sự‖ (Vương là người thừa ý chỉ của trời mà làm việc). Tóm lại, có thể thấy, ―đi‖ cùng với những ―phẩm chất‖ cần có thì tuyên/diễn ngôn mỹ miều về Thiên tử/Đế Vương/Hoàng đế/Vua từ đời này qua đời khác, từ Trung Hoa tới Việt Nam đã đem đến, trang bị cho ―ông vua của một quốc gia hùng mạnh‖ một thứ ―siêu quyền lực‖ bất khả xâm phạm - vốn xuất phát từ một quan niệm được hình thành cũng từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế: Đại thiên/Thế thiên hành hóa. ―Hoàng đế‖ đóng vai trò gạch nối giữa ―cõi trời‖ và ―cõi người‖, ―thượng giới‖ và ―hạ giới‖… kẻ duy nhất trong thiên hạ được trời giao ―mệnh‖; con của ―ông xanh‖ (thiên tử) trị vì trăm họ…

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)