Giới thiệu chung về Thiền Tông

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 43)

Thiền tông là tông phái Phật giáo Đại Thừa xuất phát từ Trung Hoa. Thiền Tông sinh ra trong khoảng thế kỉ VI, VII khi Bồ Đề Đạt Ma đưa phép Thiên đạo Phật vào Trung Hoa. Thiền tông tuy cũng áp dụng pháp Thiền như các tông khác trong đạo Phật, nhưng đã phát triển theo một đường lối riêng nên trở thành một tông phái riêng biệt trong 10 tông phái của đạo Phật Có khi Thiền tông còn được gọi bằng những khái niệm khác như Thiền Như Lai tối thượng, Thiền Như Lai thanh tịnh, Thiền Tổ Sư, Thiền Đốn Ngộ, Thiền Đạt Ma, Thiền Tự Tính Thanh Tịnh, Tâm Không…Để chỉ về Thiền tông thì các tác giả Trung Hoa dùng từ ―Chan‖, các sách Anh ngữ dùng danh từ ―zen‖ (tiếng Nhật). Như vậy rất rõ ràng và phân biệt được với các tông phái thiền khác. Vậy đường lối, quan niệm về ngôn từ của Thiền tông như thế nào? Phương pháp tu luyện ra sao? Thiền tông ở Việt Nam có nét gì riêng? Có quan hệ với các tông phái khác không?...Đó là những vấn đề lớn mà chúng tôi không có tham vọng giải quyết được một cách thấu triệt, toàn diện. Trong khuôn khổ luận án và để phục vụ cho việc nghiên cứu nhân vật Huyền Quang, chúng tôi chỉ xin được trình bầy một cách vắn tắt những điều cơ bản nhất từ việc tiếp thu những kiến thức Thiền tông của các học giả đi trước.

2.1.2. Đƣờng lối Thiền Tông và quan niệm về ngôn từ của Thiền Tông

2.1.2.1. Đường lối Thiền Tông

Đặc điểm Thiền tông có thể được thâu gọn trong bốn câu thơ mà Bồ Đề Đạt Ma đã mang đến Trung Hoa vào năm 520 với thông điệp thù thắng:

Bất lập văn tự

Giáo ngoại biệt truyền Trực chỉ nhân tâm Kiên tính thành phật

(Không cần lập văn tự chữ nghĩa Trao truyền đặc biệt ngoài giáo lí

Chỉ thẳng vào tâm Thấy tính mà thành phật)

Đường lối tu hành của Thiền tông rất là độc đáo, tuy thật đơn giản nhưng cũng khó hiểu. Đơn giản vì phương pháp tu chỉ là ―thấy tính‖. Còn khó hiểu cũng xuất phát từ sự đơn giản ấy. Chúng ta có thể làm quen với những điều khó hiểu của Thiền tông qua câu chuyện nổi tiếng về Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

―Tăng Thần Quang hỏi Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

- Tâm con chưa an, xin thầy dạy cho pháp an tâm! - Ngươi đem tâm ra đây, ta an cho

- Con tìm tâm không được - Ta đã an tâm cho ngươi rồi (Theo Tổ Thiền Tông)

Ngay đó Thần Quang được khế ngộ. Sau này Tổ đổi tên ngài Thần Quang là Huệ Khả tức vị tổ thứ hai tại Trung Hoa‖.

Đó chính là áp dụng câu ―bất lập văn tự‖, tránh những lời nói nhiều. Đôi khi cũng phải dùng văn tự để giải hoá nhưng mục đích vẫn là làm cho người học hỏi không bị vướng mắc vào văn tự mà phải quan vào chính mình để làm cho ra chân lí. Cho nên khi Huệ Khả xin Bồ Đề Đạt Ma chỉ cho phương pháp ―an tâm‖ thì Tổ chỉ nói ―ngươi đem tâm ra đây, ta an cho‖ thay vì giảng rõ thế nào là tâm, tu hành thế nào để được an tâm. Đây cũng là áp dụng câu ―giáo ngoại biệt truyền‖. Câu đó khiến cho Huệ Khả phải đi tìm cái tâm đó ra sao, nó từ đâu mà có, biến chuyển ra sao và khi đã thấy rằng tâm được chỉ là cái tâm vọng, huyễn hoá, không có một thực thể nên mới trả lời rằng: ―con tìm tâm không được‖. Chính khi đã hiểu được thực tính cái tâm vọng đó là đã thấy được phương pháp an tâm rồi.

Theo Thiền tông, sự hiểu biết thực tự mình suy ra mới thật là của mình, mới có ảnh hưởng thâm sâu, còn nếu được nghe giảng giải hoặc đọc hiểu kinh điển làu làu thì tuy thuộc lòng đó nhưng rồi chẳng ảnh hưởng gì tới đời sống. Muốn ―kiến tính‖ chỉ có cách là phải tự mình thấy, nương theo lời chỉ dẫn và thực nghiệm cho đúng. Đó mới là ―kho báu‖ của mình. Và chính đường lối này của Thiền tông đã qui định quan niệm của tông phái này về ngôn từ, về sáng tác thơ ca cũng như chỉ ra tư tưởng căn bản là Tâm Tông.

2.1.2.2. Quan niệm về ngôn từ của Thiền Tông

Phật giáo, Thiền tông quan niệm thế nào về ngôn từ, về sáng tác thơ ca, về con người? Bốn câu thơ trong thông điệp của Bồ Đề Đạt Ma đã tóm lược tất cả yếu chỉ của pháp thiền. Dĩ nhiên, ta không nên quên rằng phải có một bối cảnh lịch sử thế nào mới có phản ứng lại bằng chủ trương mạnh bạo như trên. Theo D.T.Suzuki thì ―khi Thiền mới du nhập vào Trung Quốc, đa số các nhà học Phật ở đây đều sa đà trong những cuộc tranh luận siêu hình về giáo pháp vô thượng, hoặc chỉ phụng trì giới hạnh, hay suốt ngày ngầy ngật đắm say trong phép quán vô thường. ―Hiểu theo danh số, hành theo sự tướng‖, các ngài nắm hụt mất đại sự của nhân sinh, dòng luân lưu ấy hoàn toàn diễn ra ngoài tất cả trò luyện trí suông, hoặc mơ tưởng hão. Bồ Đề Đạt Ma và môn đồ của ông nhận thấy thế đạo bi đát ấy, nên tuyên xướng bốn danh ngôn Thiền trên. Mặt khác còn ngụ ý Thiền có xảo thủ riêng chỉ thẳng vào thể tính, và hễ thấy thể tính thì thành Phật…‖[115; tr.22-23]. Như vậy, Thiền nhằm chỉ thẳng, không bao giờ giải thích, không viện lối trình bầy quanh co, mà cũng không qui nạp. Luôn luôn Thiền tiếp xử với những cơ sự thực tế, cụ thể. Xét về mặt luận lí, có lẽ Thiền chứa đầy mâu thuẫn và trùng ngôn. Nhưng, siêu việt lên trên tất cả, Thiền cứ thẳng đường mà đi, thanh thản, nhẹ nhàng đúng như một thiền sư nói: ―Gậy mình mình vác, đường mình mình đi, giữa đồi núi trập trùng‖.

Chủ trương không dùng ngôn ngữ để diễn giảng nhưng lại sáng tác thơ. Vậy có mâu thuẫn chăng? Theo Phật giáo, bao nhiêu ngôn từ dùng để giảng giải cho con người hiểu được thấu đáo đạo lí của học phật, rốt cùng cũng chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích. Cái đích cuối cùng phải là tâm phật mà tâm phật thì không thể dùng ngôn từ mà diễn tả được vì ngôn từ là động, là sinh, là diệt mà Tâm Phật thì Tịnh (không động), không sinh, không diệt. Ví như câu chuyện ―ngón tay chỉ mặt trăng‖ hoặc ―chiếc bè pháp‖ thì cái đích cuối cùng phải nhìn thấy là mặt trăng chứ không phải ngón tay hay qua được sông thì phải để lại chiếc bè. Kinh Kim Cương cũng đã nói: ―Như Lai thường dạy các thầy tì kheo nên biết pháp ta nói ra ví như chiếc bè đưa qua sông: pháp còn nên bỏ huống nữa không phải là pháp‖[115; tr.235]. Nói tóm lại, cái nhìn của phật về thế giới, nhân sinh là cái nhìn thâm

sâu, không rõ ràng như nghĩa của ―giáo‖ nên dù có ‗nhận đến như xưa vẫn chẳng phải‖, càng truy tìm càng không được, càng diễn đạt càng lệch lạc. Bởi thế, cốt lõi trong quan niệm của phật giáo là vì con người, đặt niềm tin vào con người. Con người hoàn toàn có khả năng biết nhận thức, biết phán xét, biết yêu thương và vươn tới cái đẹp. Do đó, con người ai ai cũng có thể thành phật. Phật tại tâm. Chân lí chẳng hề thuộc vào ngôn từ hay văn tự nhưng cũng không tách rời ngôn từ, văn tự. Khi cần tìm đến chân lí thì cần dùng phương tiện ngôn ngữ, văn tự. Khi đã liễu ngộ rồi thì phải xa lìa ngay phương tiện.

2.1.3. Thiền Tông tại Việt Nam

2.1.3.1. Giới thiệu chung về Thiền Tông Việt Nam

Theo các tài liệu nghiên cứu về Phật giáo như Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo, Phật giáo sử lược, Thiền học Việt Nam, Việt Nam Phật giáo sử luận…thì đạo Phật du nhập vào Việt Nam (VN) rất sớm, khoảng thế kỉ II với tư tưởng Đại Thừa được phổ biến khá mạnh mẽ. Trong thời Lí- Trần, Phật giáo rất phát triển, thậm chí còn trở thành quốc giáo trong hai thế kỉ lớn tồn tại của nhà Lí. Phật giáo là nhân tố cơ bản, nòng cốt của đời sống tư tưởng và văn hóa Lí- Trần, thậm chí trở thành ―điển tịch tâm linh‖ của người Việt.

Phật giáo VN như đã nói có nhiều tông phái nhưng phát triển nhất là Thiền tông. Thiền Tông Trung Quốc được truyền sang VN lần đầu tiên bởi Thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi, vốn đắc pháp bởi Tam Tổ Tăng Xán. Thiền Tông VN thời Lí- Trần có ba tông phái lớn là Tì Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Trúc Lâm. Phái Tì Ni Đa Lưu Chi quan niệm Thiền giả có tinh thần không chấp chước, vô trú, không chấp có, không chấp không, không trú ở có, không trú ở không, không gán ghép cho thực tướng của một pháp tính nào. Cảnh giới của thiền định siêu việt ngôn ngữ, văn tự, tư duy khái niệm. Phái Vô Ngôn Thông thì cho rằng đạt tới cảnh giới được gọi là vô niệm, một cảnh giới nội tâm hoàn toàn vắng lặng, dòng suy nghĩ miên man, liên tục và lộn xộn của tâm thức được chấm dứt. Khi ấy, trí tuệ vốn có của con người bừng sáng, hiện tại hiển lộ rõ ràng trước mắt. Đó chính là sự giác ngộ, giải thoát, là Niết Bàn. Chân lí không ở đâu xa mà ngay ở hiện tiền, ở trong bản thân mỗi người nhưng chân lí đó chỉ có thể được tu chứng trực tiếp chứ không thể nào nắm bắt được qua ngôn ngữ, sách vở. Phái Trúc Lâm của ba vị sư tổ là Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập đã tiếp nối và kế thừa những tư tưởng của hai dòng thiền nói trên đồng thời chú giải, bổ sung, cấu trúc lại, làm mới lại cho tương thích, phù hợp với tình hình thực tại. Do đó những khái niệm vốn rất xa xôi, trừu tượng của Phật giáo như tâm phật, phật tính, pháp thân, vọng tâm, vọng niệm, kiến tính…đã trở nên ―gần gũi‖ và ―dễ hiểu‖ hơn…Thiền phái Trúc Lâm có thể xem là một đặc sắc của Phật giáo Việt Nam, thích hợp với tâm linh tôn giáo người Việt…

Trở lên, ngay trong quan niệm của mình Thiền tông VN cũng có những nét đặc sắc và tích cực. Với Thiền tông chân lí không ở đâu xa mà ở ngay chính trong ta, trước mắt chúng ta. Chân lí đó là phật tính, là bản giác, bản minh nghĩa là khả năng thành phật, đắc đạo đã có sẵn trong mỗi chúng ta. Chẳng thế dân gian có câu ― Phật trong nhà không cầu, đi cầu Thích Ca ngoài đường‖. Như vậy, Thiền hướng dẫn mọi người tu dưỡng và hoàn thiện nhân cách. Không những thế trong quá trình phát triển Thiền tông Việt Nam cũng có những sự giao thoa, ảnh hưởng với những tông phái Thiền khác như Mật tông, Tịnh độ tông; đồng thời kết hợp với tín ngưỡng tâm linh dân tộc tạo nên những nét độc đáo, khác biệt. Bởi thế, ở đây chúng tôi thấy cũng cần có đôi dòng giới thiệu về đặc điểm của hai tông phái Mật tông và Tịnh độ tông cùng ảnh hưởng qua lại với Thiền tông. (mặc dù trên thực tế, khó có thể tách bạch các tông này. Ông Nguyễn Đăng Thục đã lưu ý đến màu sắc Mật giáo đậm nét của Thiền Việt Nam).

2.1.3.2. Mối quan hệ giữa Thiền Tông với Mật Tông và Tịnh độ tông

Mật tông:

Là tên gọi một tông phái bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại Thừa, hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ thứ V, VI rồi sau đó truyền sang Trung Hoa, Nhật Bản…và đặc biệt phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Ở Tây Tạng Mật tông còn được gọi là Kim Cương Thừa. Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn và sử dụng Mạn đồ la cũng như các lần quán đỉnh. Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu quyết) và đó là lí do Mật tông không được truyền bá rộng rãi.

Mật tông khi truyền vào Việt Nam (từ rất lâu, tương truyền Pháp sư Tì Ni Đa Lưu Chi từ Ấn Độ sang Việt Nam năm 580, sư trụ trì ở chùa Pháp Vân- Hà Đông truyền dạy cả Thiền lẫn Mật. Hình ảnh Mật tông trong giai đoạn này có thể là kiến trúc của chùa Thầy?) đã nhanh chóng hoà vào tín ngưỡng dân gian, pha trộn với các truyền thống như chẩn tế, cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa, trị bệnh và tà ma. Các thiền sư dòng Tì Ni thường có hình thức tu tập ―Tổng trì tam muội‖ (Dharani Samadhi)-một hình thức tu tập phổ biến của Mật giáo (Tantrism) dùng chân ngôn khế hợp với ấn quyết trong trạng thái đại định để giữ tương ứng thân, khẩu, ý. Một số những ấn chú, linh phù đã phổ biến từ rất lâu trong quá khứ được coi như dấu vết của Mật tông trong Phật giáo VN. Phật tử VN rất quen thuộc với các thần chú như Ngũ bộ chú, Lục tự đại minh thần chú, chú Đại Bi…Trong suốt lịch sử Thiền tông VN, đặc biệt vào thế kỉ XI, xuất hiện những dị nhân mà sự tu luyện có liên quan đến các phép hành trì Đông Mật. Ví dụ huyền thoại về sư Vạn Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, Dương Không Lộ, Nguyễn Giác Hải, Nguyện Học…đều gắn liền với các phép Tổng trì tam muội, Đại Bi đà la ni, các phép trị

bệnh, thần thông biến hoá…Những thiền sư trong Thiền uyển tập anh hay Tam tổ thực lục cũng hành trì Mật giáo, do đó nhiều khi thiền sư lại mang dáng dấp của pháp sư như trường hợp Huyền Quang dùng pháp thuật để hô phong hoán vũ chẳng hạn. Ở phương diện này có thể nói, ở Việt Nam Thiền tông đã ―đồng hành‖ cùng Mật tông.

Tịnh độ tông:

Tịnh độ là một trong những pháp môn tu tập phổ biến đối với người Phật tử tại nhiều nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam. Đây là tông phái được sáng lập bởi Cao Tăng Trung Quốc Huệ Viễn (334-416) và được Pháp Nhiên phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm tái sinh tại Phương Tây Cực Lạc, Tịnh độ của Phật A Di Đà. Đặc tính của tông phái này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A Di Đà và sức mạnh cứu độ của vị Phật này-là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương của tông phái này có khi được gọi là ―tín tâm‖, thậm chí có người cho là dễ dãi vì chỉ trông cậy một lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A Di Đà. Phép tu của Tịnh đô tông chủ yếu là Niệm danh hiệu Phật A Di Đà và quán tưởng cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và hành trì trong đó có Thiền tông. Vì phương pháp tu hành đơn giản nên Tịnh độ cũng dễ được dân gian tiếp nhận. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh độ tông là: Vô Lượng Thọ Kinh, A Di Đà Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh.

Tại VN, pháp môn Tịnh độ đã sớm được truyền vào và phát triển mạnh mẽ. Trong thế kỉ XI, có thiền sư Tĩnh Lực (thuộc phái Vô Ngôn Thông) là vị đã chứng niệm Phật Tam Muội. Ông khuyên đệ tử là ―không nên cầu sự chứng ngộ từ bên ngoài‖ và ―nếu muốn diệt trừ các ác nghiệp thì nên áp dụng phương pháp niệm tụng bằng cả tâm lẫn miệng‖. Cũng thế kỉ này, một lang tướng của vua Lí Thánh Tông đã dựng một tượng Phật A Di Đà cao hai thước rưỡi tại núi Lan Kha, huyện Tiên Du, Bắc Ninh. Thiền sư Không Lộ đã từng dựng tượng Phật A Di Đà ở chùa Quỳnh Lâm. Thảo Đường quốc sư, vị khai tổ dòng Thiền thứ ba của Phật giáo VN đã khuyên đồ chúng nên tu tập Tịnh độ với bài pháp ngữ thị chúng tuyệt vời. Tôn giả Huyền Quang Tam Tổ thiền phái Trúc Lâm cũng lập tháp Cửu Phẩm Liên Đài tại chùa Bút Tháp để khích lệ tứ chúng cầu nguyện vãng sinh…Sự phối hợp giữa Thiền và Tịnh độ sau này sẽ trở nên quan trọng trong đời sống Phật giáo VN.

Tóm lại, Thiền tông VN thời Lí-Trần bên cạnh những nét chung được tiếp thu từ Trung Hoa, Ấn Độ vẫn có những nét riêng. Đó là Thiền đã được đưa vào cuộc sống, phục vụ nhân

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Văn học: Hệ thống nhân vật và thi pháp thể hiện chúng trong văn học trung đại Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)