Tổng quan về việc trồng rừng ở huyện Hàm Yên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 59)

V iP K YL AY* L mE LO QJ WY Y

b) Đất chuyên dùng

2.3.1. Tổng quan về việc trồng rừng ở huyện Hàm Yên

Hiện trạng tài nguyên rừng của huyện Hàm Yên

Hàm Yên là một tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn. Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005, diện tích đất lâm nghiệp là 66.253,65 ha, chiếm 73,6% diện tích tự nhiên của huyện, trong đó rừng phòng hộ 38.693,75 ha, rừng sản xuất 27.559,9 ha, độ che phủ của rừng đạt 57%. Cụ thể như sau:

- Đất có rừng: 51.197,62 ha, trong đó:

+ Rừng tự nhiên: 30.713,55 ha (rừng phòng hộ 26.489,52 ha; rừng sản xuất: 4.224,03 ha).

+ Rừng trồng 20.484,07 ha (rừng phòng hộ 4.760,91 ha; rừng sản xuất 15.723,16 ha).

- Đất chưa có rừng: 15.056,03 ha (đất rừng phòng hộ 7.443,32 ha; đất rừng sản xuất 7.612,71 ha).

Sau đây là bảng số liệu về hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các xã trên địa bàn huyện Hàm Yên:

49

Bảng 2-5: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của các xã tại huyện Hàm Yên năm 2005 Số TT Tổng diện tích tự nhiên (ha) Tổng diện tích đất lâm nghiệp (ha) Trong đó Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha) Tổng cộng 90.007 66.253,65 38.693,75 27.559,90 1 Yên Thuận 7.511 6.482,1 5.997,2 484,9 2 Bạch Xa 2.372 1.381,5 353,8 1.027,7 3 Minh Khương 2.861 1.928,2 859,2 1.069,0 4 Minh Dân 3.175 2.225,3 1.157,6 1.067,7 5 Phù Lưu 8.855 5.447,2 4.405,5 1.041,71 6 Tân Thành 5.063 3.242,3 1.159,5 2.082,8 7 Bình Xa 2.621 1.379,3 790,7 588,6 8 Minh Hương 6.450 5.019,2 4.360,4 658,8 9 Yên Lâm 13.039 11.330,2 8.549,63 2.780,57 10 Yên Phú 9.218 7.805,11 4.569,08 3.236,03 11 Thị Trấn Tân Yên 3.263 2.259,67 319,8 1.939,87 12 Nhân Mục 1.441 923,58 167,7 755,88 13 Bằng Cốc 2.868 2.143,65 746,79 1.396,86 14 Thành Long 5.282 4.633,86 2.552,7 2.081,16 15 Thái Sơn 4.107 2.412,93 428,6 1.984,33 16 Thái Hòa 3.353 1.416,2 295,3 1.120,90 17 Đức Ninh 2.138 1.177,3 32,5 1.144,80 18 Hùng Đức 6.390 5.046,04 1.947,75 3.098,29

Nguồn: Chương trình phát triển kinh tế Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010 của UBND huyện Hàm Yên

50

Tổ chức sản xuất lâm nghiệp

Trên địa bàn huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) hiện có ba lâm trường là Tân Phong, Tân Thành, Hàm Yên và một trạm thực nghiệm giống cây lâm nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy. Ba lâm trường có hơn 400 cán bộ công nhân viên, quản lý diện tích rừng hơn 20.000 ha. Xuất hiện tình trạng lấn đất rừng tới vài nghìn ha.

Những diện tích này, cũng được sử dụng để trồng rừng. Phó Giám đốc Lâm trường Tân Phong Nguyễn Duy Tính cho biết, lâm trường được giao đất rừng ở địa bàn sáu xã, trong đó năm xã thuộc huyện Hàm Yên và một xã thuộc huyện Yên Sơn. Qua số liệu rà soát chưa đầy đủ thì người dân các xã đã lấn chiếm tới gần 1.000ha. Xã Hùng Ðức có diện tích đất rừng bị lấn chiếm nhiều nhất. Chủ tịch UBND xã cho biết, người dân đang sử dụng hơn 500 ha đất lâm nghiệp đã được giao cho Lâm trường Tân Phong. Sở dĩ người dân phải lấn chiếm đất rừng như vậy là do toàn xã có 7.994 nhân khẩu, ở 23 thôn nên diện tích đất giao cho các hộ không đủ canh tác.

Qua rà soát xã có 4.197 ha rừng sản xuất, nhưng người dân thiếu đất để trồng rừng. Trong khi đó, Lâm trường Tân Phong có hai đội Hùng Ðức A và B đóng trên địa bàn với 21 công nhân, quản lý tới 2.400 ha1.

Lâm trường Tân Thành quản lý rừng trên địa bàn 8 xã miền thượng của huyện Hàm Yên với 4.092 ha, trong đó có 2.872 ha là rừng sản xuất nguyên liệu giấy, còn lại là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Năm 2006, công nhân lâm trường và các hộ liên doanh đã trồng mới trên 200 ha rừng liên doanh nguyên liệu giấy. Hiện nay, lâm trường có 179 công nhân viên chức, trong đó có 149 người trực tiếp tham gia trồng rừng, có việc làm ổn định, thu nhập của công nhân lâm trường đạt 1.500.000đồng /người/tháng2.

Kết quả sản xuất lâm nghiệp

1http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT2670566165

51

Theo Chương trình phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 của UBND huyện Hàm Yên cho thấy giá trị sản xuất lâm nghiệp năm 2005 đạt 76.450 triệu đồng, chiếm 22,83% trong tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và 13,18% trong tổng thu nhập của huyện. Kết quả sản xuất trên từng lĩnh vực như sau:

- Trồng rừng: Tổng diện tích rừng trồng có đến năm 2005 là 20.484,07ha, chiếm 40% diện tích đất có rừng. Bình quân mỗi năm trồng được 1.166 ha. Loài cây trồng chủ yếu: Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ, Lát, và các loài cây bản địa khác.

- Khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh phục hồi rừng: Chu kỳ 2001 - 2005 đã khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng với tổng diện tích 11.281,8 ha, trong đó 6.347,59 ha thành rừng.

- Quản lý bảo vệ rừng: Huyện qui định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất rừng trên địa bàn cho các đơn vị, Uỷ ban nhân dân các xã và các chủ rừng. Tổ chức huấn luyện phòng chống cháy rừng được 2.045 lượt người, ký cam kết bảo vệ rừng ở các thôn bản, 71,8 % số thôn bản đã xây dựng quy ước bảo vệ rừng, vận động 25.790 lượt hộ gia đình đăng ký tham gia bảo vệ rừng. Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn.

- Khai thác, tiêu thụ và chế biến lâm sản

Lượng gỗ khai thác hàng năm từ rừng trồng, vườn rừng của các đơn vị và hộ gia đình, cung cấp gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến và sản xuất đồ mộc trong và ngoài huyện. Từ năm 2001 đến năm 2005 đã khai thác 1.775 ha và tiêu thụ gỗ rừng trồng 133.033 m3.

Trên địa bàn huyện hiện nay có 36 cơ sở chế biến lâm sản, chủ yếu là các Doanh nghiệp tư nhân, các Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn và các hộ sản xuất kinh doanh. Sản phẩm chính là sản xuất đồ mộc gia dụng, gỗ xây dựng.

52

Đối với trồng rừng sản xuất: để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, huyện đã chỉ đạo 100% diện tích trồng rừng sản xuất phải trồng bằng giống cây lâm nghiệp có chất lượng cao như:

+ Các dòng cây keo lai được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận, giống cây con Keo lai phải được sản xuất bằng công nghệ giâm hom.

+ Đối với keo tai tượng chỉ được phép sử dụng cây con sản xuất từ nguồn hạt giống có xuất xứ từ rừng giống của Trạm thực nghiệm Hàm Yên đã được Bộ Nông nghiệp công nhận hoặc hạt giống nhập ngoại (từ úc).

+ Đối với trồng rừng phòng hộ: được trồng bằng các loài cây bản địa như: Lát, Trám, Sấu, Keo, Mỡ phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. cây sinh trưởng phát triển tốt, nhanh phát huy tác dụng của rừng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w