Giải pháp thực hiện trồng rừng bền vững

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 99)

II. Trên quan điểm Kinh tế

3.6.1. Giải pháp thực hiện trồng rừng bền vững

3.6.1.1. Về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Căn cứ tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ và tiêu chí phân cấp rừng đặc dụng cần tiến hành rà soát quy hoạch phân 3 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng) trên địa bàn huyện Hàm Yên, xác định ranh giới và đóng mốc chính xác ngoài thực địa đối với từng loại rừng để có biện pháp quản lý cho phù hợp.

3.6.1.2. Về tổ chức quản lý, bảo vệ, phát triển rừng

- Thực hiện giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình để trồng rừng. Huy động mọi nguồn lực để trồng rừng, thực hiện trồng rừng sản xuất bằng các loài cây có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị trường tiêu thụ và định hướng chế biến các sản phẩm từ rừng.

- Thực hiện trồng rừng liên doanh giữa lâm trường, dự án với các hộ gia đình, cá nhân. Trồng rừng liền khu, liền khoảnh nhằm thuận lợi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và vận chuyển cũng như tạo được vùng cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tại địa phương.

- Thực hiện khai thác rừng trồng nguyên liệu hợp lý theo các quy định của Nhà nước và của tỉnh trong khai thác, tiêu thụ lâm sản; khai thác xong phải tiến hành trồng rừng ngay bằng các loài cây có năng suất, chất lượng.

- Rà soát, quy hoạch hợp lý các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn huyện, đầu tư lắp đặt các dây chuyền thiết bị máy móc hiện đại, cải tiến công nghệ, nâng cao

90

hiệu suất sử dụng gỗ. Đào tạo tay nghề cho đội ngũ công nhân và người dân, tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị hiếu sử dụng của thị trường. Nâng cao chất lượng, đa dạng mẫu mã các mặt hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân và thị trường xuất khẩu.

- Thực hiện nông lâm kết hợp: Trên diện tích đất trồng rừng thuộc đối tượng rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, dựa vào điều kiện sinh thái của từng khu vực mà lựa chọn các mô hình trồng xen cây ngắn ngày như Đậu, Lạc, Đỗ tương dưới tán trong năm đầu khi rừng chưa khép tán. Hoặc phát triển chăn nuôi dưới tán rừng tạo thu nhập cho người trồng rừng hoặc các cư dân sống gần rừng như ong mật, các loại động vật ăn cỏ.

3.6.1.3. Các giải pháp về chính sách Về chính sách giao đất giao rừng

- Diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ áp dụng giao khoán trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình sở tại và các tổ chức tập thể có điều kiện. Theo hợp đồng kinh tế của Ban quản lý Dự án.

- Đối với diện tích rừng sản xuất: công tác giao đất khoán rừng cho hộ gia đình phải gắn liền với việc định canh, định cư tại chỗ, giúp nhân dân ổn định đời sống và tham gia xây dựng rừng.

Khi giao đất gắn trách nhiệm năng suất, sản lượng rừng trồng với hộ gia đình và các tổ chức được giao. Nếu sử dụng đất không có hiệu quả kinh tế theo chu kỳ khai thác và sử dụng không đúng mục đích có thể thu hồi.

Về chính sách đầu tư và tín dụng

- Đối với đầu tư rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước; thực hiện xác định đơn giá sản xuất các loài cây giống và xuất đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cụ thể cho từng loài cây trồng theo chế độ chính sách hiện hành. Xây dựng khu du lịch sinh thái để thu hút vốn đầu tư và khách thăm quan, du lịch.

91

- Đối với rừng sản xuất: sử dụng vốn của doanh nghiệp và vốn của nhân dân, bao gồm vốn tự có và vốn đi vay, ngoài ra để tăng nguồn vốn trồng rừng sản xuất có thể tổ chức trồng rừng liên doanh với các tổ chức, cá nhân hoặc cho thuê đất để trồng rừng.

+ Các lâm trường, dự án trồng rừng có các biện pháp huy động vay vốn từ công nhân, các hộ trồng rừng để có đủ vốn tự có thực hiện trồng rừng sản xuất.

- Về chế biến lâm sản: có chính sách ưu đãi và khuyến khích các nhà đầu tư, nhằm thu hút các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư lắp đặt dây chuyền công nghệ tiên tiến sản xuất ra các sản phẩm cao cấp, chất lượng để xuất khẩu sản phẩm trên địa bàn huyện.

Theo Quyết định số 174 QĐ-UBND ngày 18/4/2006 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc ban hành quy định tạm thời đơn giá suất đầu tư trồng rừng bằng nguồn vốn 5 triệu ha rừng năm 2006 thì Nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2006 – 2010: 116.257 triệu đồng, trong đó:

- Vốn Ngân sách: 28.635 triệu đồng (trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ).

- Vốn vay tín dụng: 55.763 triệu đồng của các đơn vị quốc doanh (trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng sản xuất).

- Vốn tự có: 31.860 triệu đồng (trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng sản xuất của nhân dân và các đơn vị quốc doanh).

Chính sách về phát triển nguồn nhân lực

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật từ cấp cơ sở để có đủ trình độ, khả năng quản lý và áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn.

- Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật chế biến lâm sản cho các cơ sở chế biến để tiêu thụ lâm sản cho người trồng rừng, đồng thời tạo công ăn việc làm cho người

92

lao động, tăng giá trị sản phẩm lâm nghiệp, làm giảm tình trạng xuất bán lâm sản thô như hiện nay.

Chính sách xúc tiến việc bán chứng chỉ giảm thải cho người trồng rừng

Hiện nay, các tổ chức cũng như các nước có nhu cầu mua CER lớn nhất là Ngân hàng Thế giới, các công ty của Nhật Bản, Hà Lan. Ngoài ra còn có một số nước châu Âu cũng đang trong quá trình xúc tiến các chương trình CDM trong những năm 2003-2004. Đây cũng là một trong những thị trường có nhu cầu lớn về CER. Kinh doanh buôn bán các sản phẩm CER là hính thức hoàn toàn mới trên thị trường.

Tuy nhiên vấn đề bán giấy phép giảm thải đối với người dân còn rất mới mẻ. Vì vậy, nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ cho người dân trong việc được cấp chứng chỉ giảm thải theo cơ chế CDM và tìm đối tác tiêu thụ giúp dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w