Đánh giá chung về nguyên nhân những thành công và hạn chế của việc trồng cam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 63)

V iP K YL AY* L mE LO QJ WY Y

b) Đất chuyên dùng

2.4.1. Đánh giá chung về nguyên nhân những thành công và hạn chế của việc trồng cam

của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang.

2.4.1. Đánh giá chung về nguyên nhân những thành công và hạn chế của việctrồng cam trồng cam

Hàm Yên là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của cây cam sành. Cây cam sành là một trong những thế mạnh trong sản xuất nông lâm nghiệp ở huyện Hàm Yên. Hiện nay toàn huyện có 2.365 ha diện tích đất trồng cam, trong đó có 1.776 ha cam cho thu hoạch. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất trồng cam trên 05 ha; nhiều hộ có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, đại đa số hộ nông dân trồng cam trong vùng là người dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa được chú trọng, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Những năm qua, tại Hàm Yên tuy đã hình thành vùng sản xuất cam tập trung nhưng phần lớn vẫn trồng quảng canh, sản xuất còn trông chờ vào sự may rủi của thiên nhiên. Việc tiêu thụ sản phẩm còn mang tính tự phát, thiếu thông tin dẫn đến mạnh ai nấy bán, dễ bị ép giá dẫn đến thiệt hại về kinh tế. Qua kiểm tra, rà soát thực trạng tại 09 xã vùng cam, diện tích đất trồng cam có xu hướng ngày càng giảm. Diện tích đất đã trồng cam qua chu kỳ I rất lớn trong khi đó diện tích đất có khả năng trồng mới còn rất ít. Năng suất cam cũng có xu hướng giảm.

55

Nguyên nhân của tình trạng suy giảm diện tích và năng suất cam là:

- Chưa có những giải pháp, cơ chế chính sách đồng bộ, cụ thể để khuyến khích phát triển cây cam.

- Chưa có quy hoạch đầy đủ, chi tiết về phát triển cây cam.

- Công tác giống chưa được coi trọng, chưa tuyển chọn được những cây đầu dòng giống tốt của địa phương để nhân giống. Việc quản lý nhân giống chưa được chặt chẽ, nhiều hộ nông dân tự chiết cành nhân giống từ những cây không đủ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng cây cam bị bệnh ngay khi mới được nhân giống. Chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ sinh học trong lai tạo, nhân giống cam, quýt. Chưa đưa được các giống mới chất lượng cao vào sản xuất. Chưa có cơ cấu giống hợp lý để tạo tính thời vụ.

- Đầu tư chăm sóc còn hạn chế, đặc biệt việc đầu tư ban đầu cho trồng mới chưa đủ theo quy trình, nhất là lượng phân hữu cơ. Việc tưới nước cho cây cam hầu như chưa có. Giá phân bón, thuốc trừ sâu cao gấp từ 2 đến 2,5 lần so với năm 2000 nên việc chăm sóc cho vườn cam còn nhiều hạn chế.

- Công tác bảo vệ thực vật chưa được chú trọng, một số sâu bệnh nguy hiểm như nhện, sẹo, loét, greening…gây hại cây, huỷ quả, làm cho các vườn cam xuống cấp nhanh.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Hàm Yên lần thứ XVIII về phát triển nông lâm nghiệp, vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng bảo tồn, phục tráng giống cam sành Hàm Yên, xây dựng mô hình trồng mới cam trên đất đã trồng cam chu kỳ I. Lựa chọn giống mới và phương pháp hợp lý để nhân giống đưa ra sản xuất từ các cây đầu dòng, hạn chế các vườn cam thoái hoá, nhiễm sâu bệnh, quản lý tốt dịch hại đối với cây cam, quýt. Xây dựng vườn cam thâm canh theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và canh tác để nâng cao chất lượng cam, quýt, phù hợp với nhu cầu của thị trường. Tích cực quảng bá, xây dựng thương hiệu cam sành Hàm Yên để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh

56

tế, tạo thị trường tiêu thụ ổn định từ đó góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng trồng cam.

Trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2006- 2010, Uỷ ban nhân dân huyện Hàm Yên đã xây dựng chương trình phát triển cây cam đến năm 2010 với định hướng là:

- Bảo tồn giống cam sành Hàm Yên

- Mở rộng diện tích trồng cam phù hợp với điều kiện sinh thái, đến năm 2010 diện tích đất trồng cam đạt 2.777 ha trong đó diện tích cho thu hoạch đạt 2.042 ha, năng suất 100 tạ/ha, sản lượng 20.042 tấn quả/năm.

- Có thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của việc trồng cam và trồng rừng ở huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w